Không tham của người, tức thì đắc phúc báo
Đắc phúc báo trong kiếp này là nhờ phúc phận tích được ở kiếp trước. Tuy nhiên, cũng có người vừa tích đức được ở đời này thì phúc báo liền tới. Người Trung Hoa xưa tin vào nhân quả báo ứng: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Điều này được tương truyền lại qua những câu chuyện lịch sử.
Nội dung chính
Nén bạc bỏ quên của ông chủ cửa hàng gạo
Đứa bé mải chơi bỏ quên nén bạc trong đấu gạo
Năm Gia Tĩnh thứ mười bốn Tân Dậu (1561) thời nhà Minh tại Bắc Kinh xảy ra nạn đói lớn. Tại huyện Gia Định phủ Tô Châu có một cửa hàng gạo, ông chủ có cậu con trai bốn tuổi. Vì yêu thương cậu bé, ông chủ đưa cho con một thỏi bạc đem ra chơi đùa và kệ nó. Đứa trẻ vùi bạc vào trong gạo chơi đùa như vậy thật lâu. Khi đứa trẻ đã mệt thì để quên trong gạo và đi vào phòng.
Khi thằng bé vừa rời đi, thì có vị khách tên Giáp Mỗ tới mua gạo. Ông chủ bèn dùng đấu đong gạo bán cho khách không biết con trai đã vùi bạc vào đó. Sau khi về nhà, đổ gạo trong túi ra. Anh mới phát hiện trong đó có ba lượng bạc nên vô cùng vui mừng.
Vợ anh ta thấy vậy liền khuyên: “Bạc này nhất định là ông chủ tiệm gạo bỏ nhầm vào. Hôm nay anh được nó, sợ rằng sẽ hại một số người vô tội. Chi bằng nhanh chóng trả lại đi. Như vậy ông chủ nhất định sẽ tạ ơn anh và cả hai cùng có lợi”.
Cảm tạ bằng nửa lạng bạc
Ban đầu anh ta không nghe, vợ anh nói đi nói lại tới ba lần cuối cùng anh mới mang bạc tới tiệm gạo. Ông chủ tiệm vốn cho rằng bạc bị mất là do người hầu lấy, nên lấy roi đánh đập. Cả nhà đang trong trạng thái lo lắng, mệt mỏi. Vậy nên khi người khách hàng tới trả bạc. Ông chủ tiệm vừa cảm thấy xấu hổ vừa cảm kích. Ông liền lấy một lượng bạc ra cảm tạ.
Trên đường về nhà, Giáp Mỗ gặp phải một người bán lợn con, nên dùng ba đồng tiền mua một con. Vợ anh ta sau khi nghe rõ đầu đuôi câu chuyện liền bảo chồng thả con lợn nuôi ở sân sau nhà”. Mấy ngày sau, con lợn trong khi đào bới cỏ đất sau nhà, liền đào nổi lên một vò gốm. Vợ chồng Giáp Mỗ mang về và mở ra xem, trong đó đầy bạch kim phải tới mấy trăm lượng.
Không tham bạc rơi đắc phúc báo
Túi bạc của người nghèo làm mất
Tháng 3 năm Thuận Trị thứ mười triều Thanh, có lão nông tên Hoàng Trung sống tại làng Long Khê cùng con trai chèo thuyền tới Chương Châu mua phân và cập bến tại một bến cảng. Khi họ ăn cơm xong. Họ cùng đi tới nhà vệ sinh gánh phân thì phát hiện một túi tiền của ai đánh rơi liền mở ra xem và phát hiện bên trong có sáu thỏi bạc.
Ông cho rằng đây là túi bạc của một người nghèo đi vệ sinh làm mất. Nếu vậy số bạc này sẽ ảnh hưởng tới tính mệnh nên cắm sào đợi chủ nhân tới.Tuy nhiên, con trai ông lại không nghĩ vậy, vì cho rằng cha bảo thủ, cậu giận và cãi lời cha rồi bỏ về.
Chuyện rằng cha anh này bị cường đạo trên núi vu cáo nên bị nhốt trong nhà tụ Chương Châu. Hôm qua anh có đến nhờ một thân sĩ nổi tiếng nhờ cậy ông cầu xin quan phủ và hứa sẽ trả ơn một trăm hai mươi lượng bạc. Về nhà anh ta đã bán ruộng vườn, nhà cửa, vay mượn bạn bè người thân chỉ được một nửa tiền. Đợi thái thú cho nộp tiền bảo lãnh nên mang theo người. Không may tới đây thì muốn đi vệ sinh, liền cởi ra rồi quên.
Đắc phúc báo nhờ trả lại số vàng và từ chối nhận tạ ơn
Sau khi hỏi han tỉ mỉ biết chính xác đó là bạc của anh chàng này ông liền trả lại anh số bạc và từ chối nhận tạ ơn rồi lên thuyền đi về.
Đi nửa đường, thuyền ông lão gặp mưa to gió lớn nên ông chèo thuyền vào một ngôi làng vắng. Do bờ sông mưa lớn cuốn trôi nên bị sập xuống, trong đất bỗng xuất hiện một đàn thờ bịt kín bằng thiếc. Nghĩ rằng có thể dùng làm thùng chứa gạo, vì nặng nên phải dùng hết sức mãi mới kéo được vào thuyền. Tới nửa đêm mưa tạnh, ông mới nhẹ nhàng chèo thuyền về nhà.
Con trai ông sau khi tức giận bỏ về, liền kể lại câu chuyện cho mẹ nghe. Hai mẹ con vì tức giận ông lão nên không chiu mở cửa khiến ông đành nói dối họ trên thuyền có một đàn thờ kho báu ra khiêng vào nhà.
Sau khi đục ra, quả nhiên trong đó đều là bạc, tới hơn cả nghìn thỏi khiến lão nông và gia đình sững người không tin vào mắt mình.
Người hàng xóm xấu tính chịu trách phạt
Ông Hoàng có một người hàng xóm xấu tính, hay đố kỵ soi mói gia đình ông. Vì cách nhau một bức tường nên vô tình chị ta biết được sự tình trong gia đình ông và đi báo quan phủ, cáo trạng ông đào trộm tiền của người khác.
Huyện lệnh cho người bắt ông lão giải lên huyện đường thẩm vấn. Trên công đường, lão ông thành thật kể rõ đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, huyện lệnh khen ngợi lão nông và nói: “Làm việc thiện ắt được phúc báo. Đây chính là món quà trời ban cho ông, không người ngoài nào có thể can thiệp” và trách phạt người hàng xóm xấu tính.
Qua câu chuyện này có thể thấy, câu nói của người xưa “hành thiện tích đức” không phải hoang đường, ngược lại còn vô cùng hợp tình, hợp lý. Đây chính là đạo lý mà người thời nay cần theo đó học hỏi và nghiêm túc yêu cầu bản thân
Tiền bạc là do đắc phúc báo mà có
Cổ nhân có câu nói: “Tiền có tám chân nhưng người chỉ có hai chân”. Cổ nhân cho rằng tiền có thể từ bốn phương tám hướng mà đi, nên tiền có tám chân. Tuy nhiên, người chỉ có hai chân, muốn đuổi theo tiền thì khó khăn vô cùng.
Tại sao có nhiều người sống hành ác mà vẫn có được sự giàu sang phú quý? Điều này chẳng phải phản đảo lại với lí lẽ “thiện ác hữu báo” đó sao? Quả nhiên, những người này họ đang làm điều tổn đức nhưng lại đang được hưởng phúc.
Thật ra những thứ mà họ đang tận hưởng là do phúc phận từ đời trước tạo thành.Tương lai khi đã hưởng thụ hết cái phúc tự thân ấy sẽ chuyển sang hoàn trả nợ nghiệp. Phật gia giảng nhân quả luân hồi cũng lại là ý đó. Đời này tạo phúc không hưởng thì dành đời sau. Đời này tạo nghiệp thì đời sau quả báo.
Nếu một người đắc phúc báo sẽ ảnh hưởng tới phú quý của cả gia đình. Tiền bạc có thể bị người khác đoạt mất nhưng phúc báo thì người khác không cách nào có thể chiếm đoạt được.
Làm người nếu muốn sống được bình thản an lạc thì cần phải buông bỏ dục vọng truy cầu. Ngay cả như sức khoẻ cũng vậy, sống đơn giản thanh đạm ắt có được sức khoẻ bền lâu.
Theo Ntdtv