Ký ức về tiền kiếp được khai mở qua một giấc mộng
Nhiều người tự hỏi liệu có tồn tại tiền kiếp hay không? Dưới đây là câu chuyện luân hồi của Ngô Dưỡng Thần đã được lưu truyền lại.
- Hơn 100 trường hợp tái sinh tại một thôn làng nhớ được tiền kiếp của mình
- Tô Đông Pha tài chí hơn người, trong tiền kiếp ông là ai?
- Thái hậu Bhutan mơ thấy tiền kiếp, bồi hồi xúc động về thăm chốn xưa
Nội dung chính
Giấc mộng của Ngô Dưỡng Thần
Phật gia giảng, công danh lợi lộc kiếp này, đại đa số đều do lượng nhiều ít của chất đức tích lũy từ tiền kiếp. Nhiều người có địa vị, giàu sang; không ít người tiền kiếp từng là một người tu hành. Vì kiếp trước chịu rất nhiều khổ hạnh; nên kiếp này mới có thể làm quan, phát tài. Nếu phúc báo dùng hết, tạo nghiệp thì phải luân hồi và trả nợ.
Dưới đây là câu chuyện tiền kiếp về một người tên Ngô Dưỡng Thần. Câu chuyện tiền kiếp của ông lưu truyền khắp trong ngoài kinh thành.
Ngô Dưỡng Thần, tự Triệu Nguyên, là người Đan Đồ tỉnh Giang Tô. Theo lời của ông, từ khi ông còn nhỏ chỉ cần nghe tiếng tụng kinh niệm Phật; thì vui mừng khôn xiết, nhảy dựng lên. Ông từng có một giấc mộng, trong mộng ông tới một đại điện, trên đó có một người mặc áo bào xanh, mặt đỏ, râu quai nón, hai bên có ba người hầu mặc áo xanh đứng cạnh.
Ngô Dưỡng Thần nhìn thấy người này, bất giác cúi đầu hành lễ. Người đàn ông mặt đỏ nói với ông những lời động viên. Tuy nhiên đáng tiếc sau khi tỉnh mộng, ông đều quên hết, chỉ nhớ câu cuối cùng là “Vô thiểm sở sinh” (nghĩa là: Đừng phụ lòng, không hổ thẹn với cha mẹ). Sau đó, ông được đưa ngoài sân và thưởng thức những món ăn ngon; những món này giống như khoai môn, hương vị vô cùng thơm ngon.
Trong mộng nhìn thấy nơi bản thân từng sống từ tiền kiếp
Sau khi Ngô Dưỡng Thần ăn xong, ông được một vị tăng nhân đưa tới một tịnh thất. Khi nhìn thấy một chiếc bàn và một chiếc giường trong phòng; ông cảm thấy rất quen thuộc, chợt ngộ ra đây là nơi ở trong tiền kiếp của mình. Từ tịnh thất đi ra, đi qua một cổng lớn, những con ngõ bằng đá cao sừng sững. Người dẫn đường nói với ông đây là Thiết Tháp lăng kim tự và chỉ về phía trước. Ông nhìn thấy một tháp sắt sừng sững cao ngất ở bờ bên kia dòng suối, bên cạnh có một lầu gác, phong cảnh vô cùng yên tĩnh và tươi đẹp.
Người dẫn đường đưa ông băng qua cây cầu nhỏ bắc qua suối, lúc này chỉ thấy những đình đài lầu gác. Ngô Dưỡng Thần hỏi: “Đây là nơi nào?”. Người dẫn đường trả lời: “Ở phía trên Vũ Hán”.
Thấy bên sườn núi có một ngôi đền thờ Đại Đế, hai bên trái phải có những hoành phi bằng đá trắng, và chữ “Nhàn Canh”. Ông vừa định nhìn về bên trái thì chợt tỉnh giấc. Ông cảm thấy vô cùng ngạc nhiên với những điều nhìn thấy trong mơ. Sau đó, ông tìm được “Minh thánh kinh” từ Hán Cao Xử, lời tựa nói về chùa Ngọc Tuyền (còn được gọi là “Thiết Tháp lăng kim tự “), nhưng ông không biết chính xác chùa Ngọc Tuyền ở đâu.
Nhớ ra tiền kiếp khi đi thăm địa điểm đã từng đến trong giấc mộng
Hai mươi năm sau, khi đi qua nước Thục và ra Nghi Xương; ông nghe có người nói về cảnh đẹp của núi Ngọc Tuyền ở Đương Dương, ông chợt nhớ lại giấc mộng 20 năm trước và quyết định đi thăm.
Khi vào núi Ngọc Tuyền, điện thờ thần của ngôi chùa bằng đá trắng, có hoành phi trước mặt giống hệt như những gì ông đã thấy trong mơ; chỉ khác là không có lầu gác bên cạnh tháp sắt, và cũng không có miếu Đại Đế ở bên sườn núi. Ngô Dưỡng Thần hỏi sư trụ trì mới được biết rằng từng có một Hóa trang lầu của thái hậu Lưu của triều đại nhà Tống. Nhưng nó đã bị phá hủy trong một trận hỏa hoạn cách đây rất lâu. Một nhà sư 85 tuổi khác trong ngôi chùa đã trải qua 5 triều đại kể lại rằng, nơi đây từng có miếu Đại Đế nhưng nó đã bị phá hủy trong cuộc chiến giữa triều đình và Thái Bình Thiên quốc.
Ngô Dưỡng Thần nói với nhà sư về giấc mơ của mình 20 năm trước. Sau đó nhà sư đưa ông đến một căn phòng yên tĩnh, nói rằng đây là nơi sư phụ của ông là hòa thượng Đại Căn từng sống. Ngô Dưỡng Thần nhìn thấy chiếc bàn và chiếc giường giống như trong mơ. Ông hỏi về thời gian viên tịch của hòa thượng; phát hiện trùng hợp đó là thời điểm ông sinh ra. Ngô Dưỡng Thần chợt khai ngộ và nhớ lại ở kiếp trước ông là hòa thượng Đại Căn, nên đã ghi lại câu chuyện luân hồi này.
Vậy vì sao con người phải luân hồi
Nếu duyên phận tại thế gian chưa hết; cho dù là Phật cũng phải luân hồi chuyển sinh chứ không chỉ là một tăng nhân tu hành. Mặc dù tên tuổi của Ngô Dưỡng Thần không nổi bật; nhưng ông đã đắc phúc báo, sống an nhiên đến trên bảy mươi tuổi.
Người ta thường nói: Thân người khó được, Phật pháp khó đắc. Nghĩa là luân hồi chuyển sinh xác thực có tồn tại. Nguyên nhân của luân hồi là do sự sinh ra của nghiệp; và mỗi lần luân hồi là căn cứ vào lượng đức và nghiệp để chuyển sinh. Khi Phật còn tại thế, có người đã từng hỏi Đức Phật: “Thân người có dễ đắc được không?”. Đức Phật liền nắm một nắm cát trên mặt đất và nói: “Kẻ đắc được thân người giống như số cát trong bàn tay này; còn kẻ không đắc được thân người giống như đất trên mặt đất”.
Vậy, luân hồi là hình thức tồn tại cơ bản của sinh mệnh, và cũng là một biểu hiện từ bi của vũ trụ đối với sinh mệnh. Sự từ bi này nằm ở chỗ: sinh mệnh được ban cho cơ hội để sửa lại mình; để học hỏi; làm phong phú và hoàn thiện bản thân hết lần này đến lần khác.
Nên cũng nói, mục đích đắc được thân người là để con người tu luyện. Còn những sự việc nhiều người chuyển sinh còn lưu lại ký ức tiền kiếp là để nhắc nhở con người về sự tồn tại của luân hồi vậy.
Theo Visiontimes