Làm sao để sống một đời bình an? Học 3 câu nói của Lưu Bá Ôn
Khi sống đến một độ tuổi nhất định, trải qua những giông bão của cuộc đời, thứ người ta mong muốn chỉ là hai chữ bình an.
- Kết cục của dịch bệnh hiện nay qua dự ngôn của Lưu Bá Ôn
- Người trên tuổi 60 không nên tới 2 nơi này để tránh tai họa – câu chuyện của Lưu Bá Ôn
Lưu Bá Ôn – một trong những khai quốc công thần nhà Minh, được người đời ca ngợi là có tài sánh ngang với Gia Cát Lượng. Ông đã viết cuốn sách “Úc Li tử”, trong cuốn sách này có 3 câu nói để đời như sau:
1. Sống một cuộc đời ít ham muốn
“Thất phu tham dĩ vong kỳ thân, khanh đại phu tham dĩ vong kỳ gia, bang quân tham dĩ vong kỳ quốc dữ thiên hạ.” – Lưu Bá Ôn.
Nghĩa là: Người bình thường mà tham lam thì dễ mất mạng; người hưởng chức cao, lương bổng hậu hĩnh mà tham lam thì sẽ làm hại gia đình mình; quân vương một nước mà tham lam thì đánh mất thiên hạ và lòng dân.
Vào thời cổ đại, lê dân bách tính bình thường tôn trọng và tuân thủ luật pháp, nhưng đạo đức luôn là tiêu chuẩn được coi trọng. Đối với những người trị vì đất nước thì tiêu chuẩn này còn yêu cầu cao hơn. Bởi một người có lòng tham vô đáy không chỉ bản thân mình chịu tội mà còn liên lụy đến gia tộc. Bởi thế, thời xưa có hình phạt “tru di cửu tộc” cho những tội nghiêm trọng. Nếu quân vương tham lam sẽ dẫn đến thiên hạ đại loạn, như vậy ắt sẽ phải đối mặt với tình cảnh mất nước, thay đổi triều đại.
Người xưa có câu: “Nhân tâm bất túc xà thôn tượng”, có nghĩa là người tham lam sẽ muốn ngày càng nhiều, giống như con rắn muốn nuốt lấy cả con voi. Trong lịch sử, Hòa Thân là đại quan lớn trong triều đại nhà Thanh, ông đã nhận hối lộ nhiều vô kể và sống một cuộc sống giàu có không ai sánh bằng. Nhưng cuối cùng ông không chỉ bị tống vào tù mà còn liên lụy đến cả gia đình của mình.
Chính vì vậy, khi con người sống ít ham muốn và dục vọng thì tâm sẽ tự an, từ đó mà ít tai họa.
2. Bảo trì được tâm thái thản nhiên trước sự sống và cái chết
“Nhược sử hữu sinh nhi vô tử, tắc tẫn thiên địa chi gian bất túc dĩ dung nhân hĩ, cố nhân bất khả dĩ bất tử giả, thế dã.” — Lưu Bá Ôn.
Câu này có ý tứ là: Nếu con người trên đời có sống mà không có chết thì trên trái đất sẽ không còn chỗ cho nhiều người nữa. Bởi vì sinh, lão, bệnh, tử vốn dĩ là quy luật tự nhiên của thế gian này.
Nhiều người thích bàn luận về cách “sống”, nhưng khi nói đến cái “chết” thì lại cảm thấy kiêng kỵ. Đặc biệt là một số người già hoặc những người bị bệnh, khi nói đến cái chết, họ cảm thấy bất an và rất lo lắng.
Lưu Bá Ôn tin rằng cái chết của một người giống như việc đổ nước trong cốc xuống biển. Vốn dĩ nước bắt nguồn từ biển, bất quá chỉ là quay trở lại biển mà thôi.
Nhân sinh chính là một hành trình trở về, ai cũng đều như vậy. Nếu bạn có thể thản nhiên đối mặt với sự sống và cái chết, tư tưởng của bạn sẽ trở nên thông suốt. Khi về già, bạn có thể chủ động sắp xếp cuộc sống của con cháu trong tương lai và tự lựa chọn vận mệnh của mình.
Hãy trân trọng mỗi ngày bạn còn sống và giữ thái độ sống lạc quan. Nếu theo cách này thì mỗi ngày bạn sẽ sống tràn đầy ý nghĩa và không có gì phải hối hận. So với những người luôn thở ngắn than dài, bạn sẽ sống lâu hơn và chất lượng hơn.
3. Cả đời hành thiện tích đức
“Phúc thiện họa dâm, thiên chi đạo dã.” — Lưu Bá Ôn.
Câu này có ý tứ là: Sinh tử của con người đều có định số, ông Trời sẽ ban thưởng cho người thiện phúc báo và trừng phạt kẻ tà dâm độc ác, đây là Đạo Trời.
Có một câu chuyện như sau: Có một người đàn ông nuôi một con chó trong thành phố, số tiền nuôi chó mỗi tháng lên đến hơn 2000 nhân dân tệ (NDT). Nếu con chó không được khỏe anh sẽ rất lo lắng và gọi điện cho bác sĩ thú y, thậm chí cả nửa đêm anh cũng lái xe đưa nó đến bệnh viện.
Nhưng mẹ của anh lại sống một cuộc sống khó khăn ở nông thôn. Anh chỉ đưa cho mẹ mình 300 NDT mỗi tháng, anh còn nghĩ số tiền này là quá nhiều. Anh thường nói: “Tôi là con cả trong nhà, khi còn nhỏ, tôi làm việc nhiều nhất và bị mẹ phạt nhiều nhất. Các em tôi luôn được mẹ yêu thương, theo lý mà nói, đạo hiếu là chuyện của các em nên làm”.
Có phải bạn cảm thấy “anh ấy” rất đáng giận phải không? Có những người như vậy xung quanh bạn không?
Người xưa có câu: “Bách thiện hiếu vi tiên” – trong trăm điều thiện thì hiếu đứng đầu. Nếu một người đánh mất tất cả thiện tâm và nhìn thế giới bằng con mắt tà ác, thì trái tim của họ sẽ rất đau khổ. Điều đó sẽ hủy hoại cuộc sống tốt đẹp của họ, thậm chí làm tổn thương cơ thể chính người đó vì họ luôn chất chứa quá nhiều điều xấu trong lòng.
Nếu một người làm quá nhiều điều ác thì sẽ bị pháp luật trừng phạt, lâm vào cảnh tù tội, thậm chí, tính mạng của họ có thể gặp nguy hiểm.
Ngoài ra, những thứ dâm loạn cũng có thể làm tổn hại đến tính mạng con người. Ví dụ, Trụ Vương của nhà Thương chỉ vì dâm loạn vô độ mà bị người dân oán hận, cuối cùng phải nhận một cái chết bi thảm.
Một người chỉ cần tích đức làm việc thiện, Trời sẽ ban phúc báo an khang cho người đó. Còn nếu làm nhiều việc ác sẽ bị Trời trừng phạt, thậm chí còn mang đến tai họa cho con cháu đời sau.
Tướng tự tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển, mọi thứ trong cuộc sống đều do tâm thái của bạn quyết định. Nếu bạn có thể sống một cuộc đời ít ham muốn, bảo trì sự thản nhiên và tích đức hành thiện thì cuộc sống tự nhiên sẽ trở nên tốt đẹp, bình bình an an sống trọn kiếp nhân sinh.
Theo Vision Times