Kết cục của dịch bệnh hiện nay qua dự ngôn của Lưu Bá Ôn
Trong những dự ngôn mà cổ nhân lưu lại cho nhân loại, dự ngôn của Lưu Bá Ôn được coi là một trong những tiên đoán chuẩn xác nhất. “Cứu kiếp bia văn” của ông chính là lời dự ngôn về đại dịch hiện nay, cũng nêu lên lối thoát cho nhân loại. Vậy kết cục dịch bệnh sẽ như thế nào?
- Ngẫm lại lời dự ngôn của mẹ và người bạn về cuộc đào thải người xấu
- Đức Phật dự ngôn về thời mạt Pháp: Sư giả mặc áo cà sa, phá hủy giới cấm
- Người tu Đạo có thể nhìn thấy ‘kịch bản’ của Thần, đưa ra dự ngôn chính xác
Nội dung chính
“Thiêu bính ca” của Lưu Bá Ôn đã dự đoán chính xác về kết cục của triều đại nhà Minh
Khi một triều đại được gây dựng, có Hoàng đế nào không quan tâm “Triều đại của mình có thể tồn tại được bao lâu?”
Sau khi khai quốc lập ra triều Minh, Chu Nguyên Chương từng hỏi Trợ quốc Đại sư Lưu Bá Ôn về tương lai: “Những việc của thiên hạ sau này sẽ như thế nào?”. Trong “Thiêu Bính Ca” Lưu Bá Ôn đã triển hiện trí huệ của mình.
Chuyện rằng, một ngày nọ khi Minh Thái Tổ đang ăn bánh nướng, Lưu Bá Ôn vào yết kiến. Trong lúc vua tôi đối đáp, Lưu Bá Ôn đã lưu lại dự ngôn chuẩn xác “Thiêu bính ca”.
Hoàng đế hỏi: “Việc trong thiên hạ sẽ ra sao? Thiên hạ nhà Chu có được lâu dài hay không?”
Lưu Cơ đáp: “Số Trời mênh mông, ngài là chủ vạn con vạn cháu, hà tất phải hỏi”.
Hoàng đế hỏi: “Tuy nhiên, tự cổ hưng vong vốn có định số; huống chi thiên hạ đâu phải thiên hạ của một người, chỉ người có đức mới có thể hưởng. Ngại gì nói ra, nói qua thử xem”.
Hoàng đế hỏi thẳng: “Thiên hạ của trẫm có ai tới làm loạn?”
Lưu Bá Ôn dùng văn tự để nói về huyền cơ Thiên định
Lưu Bá Ôn trả lời bằng cách “đoán chữ”: “Bát thiên nữ quỷ loạn triều cương”. Ngụy Trung Hiền là người “sát hại trung lương làm giang sơn sụp đổ”. Vương triều nhà Minh quả thật sụp đổ trong tay ông ta.
Lưu Bá Ôn cũng lý giải sự kết thúc của triều Minh bằng câu “树上挂曲尺, 遇顺则正” âm Hán Việt là “Thụ thượng quải khúc xích, ngộ thuận tắc chính”.
Từ chiết tự chữ Hán có thể lý giải như sau: “Thụ thượng quải khúc xích” tức là chữ “”朱” Chu” là họ Chu, chỉ Chu Nguyên Chương. “Khúc xích” nghĩa là thước cuộn, khi gặp thuận lợi có thể trở thành thẳng, chữ “朱” Chu” sẽ trở thành chữ “末” Mạt nghĩa là cuối cùng. Chính là dự đoán, khi Thuận Trị Đế triều Mãn Thanh tiến vào, là kết thúc thời nhà Minh.
Vậy Hoàng đế cuối cùng là ai? Lưu Bá Ôn cũng đã dự ngôn: “Vạn tử vạn tôn tằng điệp tằng, tổ tông sơn thượng bối y hành” (Ở đây là chỉ Sùng Trinh Đế), và nói rõ hơn nữa kết cục của vị Hoàng đế này bằng câu: “Bôn tẩu mai hoa thượng cửu trọng” Sùng Trinh Đế treo cổ tự tử tại Môi Sơn.
Sau đó là thời kỳ chế độ Nam Minh của nhà Minh nỗ lực nổi dậy chống lại nhà Thanh và khôi phục nhà Minh.
“Cứu kiếp bia văn” của Lưu Bá Ôn dự ngôn về thảm họa ngày nay
Từ “Thiêu Bính Ca” của Lưu Bá Ôn, chúng ta đã thấy lời tiên đoán chính xác của ông về sự kết thúc của triều đại nhà Minh. Trận đại dịch virus Covid toàn cầu lần này, kết cục ra sao cũng là tâm điểm chú ý của thế nhân. Vậy, ông đã dự đoán như thế nào về thảm họa toàn cầu – virus Đảng Cộng Sản Trung Quốc hiện nay? Điều này được thể hiện đầy đủ trong “Cứu kiếp bia văn”.
Trong một dự ngôn khác có tên: “Thiểm Tây Thái Bạch Sơn Lưu Bá Ôn bia văn” gọi tắt là “Cứu kiếp bia văn”, có lưu lại dự ngôn về đại dịch hiện nay. Đây liệu có phải là lời cảnh tỉnh thần diệu với nhân loại? Những sự việc lớn đề cập trong đó đã đang xảy ra, có đang đợi chúng ta kiểm chứng thêm.
Mùa đông năm 2019, bệnh viêm phổi ở Vũ Hán bùng phát và lan rộng ra toàn thế giới; đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của toàn nhân loại. Gần như cùng lúc đó, “Cứu kiếp bia văn” của Lưu Bá Ôn khiến nhiều người chú ý; nội dung trên bia văn tiên đoán về các loại bệnh dịch, lúc này mọi người đều vô cùng sửng sốt. Kể từ đó, đã có những làn sóng thay đổi của dịch bệnh; nhiều sự thật hơn đã xuất hiện về bí ẩn của lời tiên tri trong bia văn này.
Hãy cùng thử ngắn gọn lý giải nội dung bia văn này. “Cứu kiếp bia văn” tổng cộng phân thành sáu đoạn:
Đoạn đầu tiên
“Thiên có nhãn, Địa có nhãn, Người người cũng có một đôi mắt
Thiên cũng lật, Địa cũng lật, Tiêu dao tự lại lạc vô biên
Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, Kẻ giàu một vạn lưu hai ba
Giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, Nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”
Đoạn đầu “Thiên có nhãn, Địa có nhãn”, hàm ý nói đến thiên lý của vũ trụ “Thiện ác hữu báo”; chỉ ra nguyên nhân cơ bản nhất của bệnh dịch. Đôi mắt thiên địa này chính là tiêu chuẩn đạo đức bất biến trong vũ trụ. Tiêu chuẩn này là thước đo quyết định sinh tử của nhân loại; người thế gian cũng có thể nhìn thấy báo ứng triển hiện của việc hành thiện và hành ác.
Vậy tại sao “Người nghèo một vạn lưu một ngàn, người giàu một vạn lưu hai ba?” Hãy nghĩ xem, trong quá trình theo đuổi tiền tài danh vọng, nếu bạn bất chấp đạo đức tìm mọi cách tính toán để có được; chính là đang tạo nghiệp. Trong quá trình tìm kiếm nguồn vui, nếu phá hoại luân thường đạo lý và vi phạm đạo đức, sẽ làm đảo lộn thế giới; nghiệp tạo ra cũng sẽ phải theo đó mà hoàn trả.
Còn câu “Thiên cũng lật, địa cũng lật” là cách nói khác của “Đấu với trời, đấu với đất”. Những người đi theo và ủng hộ cho ĐCSTQ là nhóm nguy hiểm nhất trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán này. Kể từ khi đại dịch bùng phát, dữ liệu nội bộ của ĐCSTQ cho thấy: Tỷ lệ tử vong của các thành viên ĐCSTQ rất cao, những ai thân cận với ĐCSTQ cũng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Đoạn thứ hai
“Bình địa không có ngũ cốc trồng, Cẩn phòng tứ phương tuyệt khói người
Nếu hỏi ôn dịch thời nào hiện, Nên xem giữa cửu Đông tháng Mười
Người làm việc thiện thì được thấy, Kẻ làm việc ác không được xem
Trên đời có người hành Đại Thiện, Mau chóng viết ra truyền bốn phương”
Đoạn thứ hai dự đoán sự xuất hiện của dịch bệnh, khái quát về dịch bệnh và có một thông điệp rất quan trọng – làm thế nào để được miễn dịch?
“Nếu hỏi ôn dịch thời nào hiện, Nên xem giữa cửu Đông tháng Mười” câu này đã nói rõ thời gian dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán khởi đầu vào tháng 10. Ca bệnh viêm phổi Vũ Hán đầu tiên được xác nhận phát bệnh vào ngày 1 tháng 12 năm 2019; thời gian ủ bệnh từ 7 đến 14 ngày thậm chí lên đến 24 ngày, tức là mắc bệnh vào tháng 11, tức tháng 10 âm lịch.
Ở đây có một gợi ý rất quan trọng – làm thế nào để tránh được dịch bệnh? “Trên đời có người hành Đại Thiện, mau chóng viết ra truyền bốn phương” có nghĩa là: Trong cơn đại dịch này trên thế giới có những người đang làm việc thiện; giúp người khác có thể bình an qua kiếp nạn. Đối với những người này, dịch bệnh sẽ không tìm tới họ; ngược lại những “người làm việc ác” sẽ không thể nhìn thấy những cảnh tượng sau đại dịch.
Đoạn thứ ba
“Gặp phải kiếp này chưa phải hết, vẫn còn mười nỗi lo ở trước mặt
Nỗi lo thứ nhất thiên hạ loạn khắp nơi, nỗi lo thứ hai khắp Đông Tây người đói chết
Nỗi lo thứ ba hồ rộng gặp đại nạn, nỗi lo thứ tư các tỉnh có giặc giã
Nỗi lo thứ năm nhân dân không yên ổn, nỗi lo thứ sáu thời gian giữa tháng Chín và tháng Mười mùa Đông
Nỗi lo thứ bảy có cơm không có người ăn, nỗi lo thứ tám có áo không có người mặc
Nỗi lo thứ chín thi thể không người niệm, nỗi lo thứ mười khó qua năm Hợi Tý
Nếu như qua được đại kiếp số, mới được tính là thần tiên trong thế gian
Những người không minh tỏ thiên lý, không tin nhân quả sẽ tiếp tục chịu nạn”
Đoạn thứ ba nói về “mười nỗi lo” của bệnh dịch. Trung Quốc đại lục (vì lời tiên tri nhắm vào Trung Quốc) từ Vũ Hán bùng đại dịch; sau đó dịch bệnh lan ra cả nước. Virus vẫn đang trong quá trình đột biến nguy hiểm, và những thảm họa dịch bệnh này vẫn chưa kết thúc.
Trận kiếp nạn này còn khiến người ta gặp 10 việc sầu lớn: Thiên hạ đại loạn, mất mùa, “hồ rộng gặp đại nạn” (khả năng chỉ thủy tai, hoặc vỡ đập thủy điện), các tỉnh khả năng đều gặp sự loạn, bách tính kinh hoàng không chịu nổi. Còn có đại ôn dịch phát sinh vào tháng 9 tháng 10; ôn dịch khiến người chết nhiều đến mức “có cơm không người ăn”, “thi thể không người niệm”.
Đoạn thứ tư
“Nếu được qua khỏi đại kiếp Niên, Mới tính là thế gian bất lão tiên
Cho dù là thiết La Hán làm bằng đồng, Khó qua ngày mười ba tháng Bảy
Cho dù bạn là Kim Cang thiết La Hán, Trừ phi thiện mới được bảo toàn
Cẩn phòng người người gian nan qua, Giữ qua tới ngày năm Rồng Rắn”
Đoạn văn này chỉ cho nhân loại phương thức làm thế nào để vượt qua đại dịch. Cho dù bạn là thế gian phàm nhân hay Kim Cang La Hán, chỉ có tự mình thu xếp làm theo Chân Thiện, qua ngày 13 tháng 7 một năm nào đó tới “năm Rồng Rắn”, thì mới chân chính thoát khỏi nạn này. Vì sao qua “năm Rồng Rắn” thì mới chân chính thoát khỏi nạn này?
Chúng ta hãy xem lại lịch sử của đất nước ĐCSTQ nơi đại dịch bùng phát. “Ngày 1 tháng 7” là ngày thành lập ĐCSTQ. Vậy có thể được hiểu như thế này: “Dù là một vị La Hán, nhưng nếu có liên quan đến ĐCSTQ, thì đều không thể sống sót qua kiếp nạn”.
Đại kiếp nạn này chỉ là khởi đầu của sự tịnh hóa toàn diện Địa cầu, ví như nói bạn không phản đối Đại Pháp vũ trụ, lại thoát ly khỏi ĐCSTQ tà ác, xóa đi dấu vết con thú trên thân thể, thì sẽ may mắn được tồn tại giữa trận đại kiếp nạn.
Đoạn thứ năm
“Trẻ nhỏ giống như Chu Hồng Võ
Tứ Xuyên còn khổ hơn Hán Trung
Mãnh sư gầm như Lôi, Hơn hẳn trăm cọp hung
Tê giác hiện ra đuôi, Bình địa gặp mãnh nhược
Nếu hỏi năm thái bình, Dựng cầu nghênh tân chủ
Thượng Nguyên Giáp Tử đến, Người người cười ha ha
Hỏi bạn cười cái gì? Nghênh tiếp tân địa chủ”
Đây là những sự tình phát sinh sau đại kiếp nạn. Đại kiếp nạn này quyết không phải là “ngày tận thế” hay đia cầu hủy diệt. Mà là sau đó nhân loại nghênh đón thái bình thịnh thế; bắt đầu lịch sử mới của tân kỷ nguyên, ấy chính là “Thượng Nguyên Giáp Tử”. Chúng sinh từ nội tâm tán tụng vị Giác Giả cứu độ họ là “Chân Chủ”.
“Tê giác hiện ra đuôi, Bình địa gặp mãnh nhược”. Bạn hiểu thế nào về điều này? Tê giác chỉ đuôi, trích dẫn ý nghĩa phương ngôn. Người miền Nam Trung Quốc gọi ngà voi là bạch ám, tê giác là hắc ám. Vì vậy, câu này chỉ hiện tượng “Bình địa gặp mãnh nhược” dịch bệnh sẽ kết thúc.
Đoạn thứ sáu
“Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu
Ba chấm cộng một câu, Bát Vương nhị thập khẩu
Người người đều hỷ cười, Ai ai cũng bình an
Người người đều khả quan, Ai ai cũng khả truyền
Có người đem tặng ấn, Chớ có lấy kim tiền
Người hành thiện được bảo, Kẻ hành ác khó đào
Kính trọng Trời Đất thần linh phụ mẫu, Quý tiếc giấy chữ ngũ cốc
Xin hãy nhớ lấy”.
Trong đoạn kết trên bia đá, Lưu Bá Ôn dùng cách chiết tự như một câu đố, nói với con người về ba chữ trân quý nhất: “Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu. Ba chấm cộng một câu, Bát Vương nhị thập khẩu”.
Văn tự Trung Quốc ẩn chứa trí huệ vô cùng bác đại tinh thâm; lưu lại cho đời sau những manh mối huyền cơ của Thiên đạo. Nếu thế nhân có duyên hiểu được “chân ngôn” được viết ra trên bia đá; thì “Người người đều hỷ cười, Ai ai cũng bình an.
Kết cục của dịch bệnh được dự ngôn bằng văn tự trí huệ bác đại tinh thâm
“Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu”: chính là chữ “Chân” (眞), viết theo tả pháp cổ đại. Chữ “Chân (眞) có thượng bộ là chữ “thất” (七), nghĩa là “bảy”; hạ bộ là “nhân” (人) và “nhất” (一) tổ hợp mà thành, nghĩa là “một đường chạy”; đem phần “cung” (弓) của chữ “dẫn” (引) xếp đan xen vào chữ “khẩu” (口) thì tạo thành chữ “mục” (目), đây chính là phần giữa của chữ “Chân” (眞).
“Ba chấm cộng một câu” nghĩa là chữ “Nhẫn” (忍). Trong ba chấm này, đem một chấm đan vào bộ “đao” (刀) ở nửa trên của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “nhẫn” (刃); rồi lại đem hai chấm đặt lên nửa dưới “厶” của chữ “câu” (勾) tạo thành chữ “tâm” (心); chữ “nhẫn – mũi dao” (刃) đặt trên chữ “tâm” (心) chính là chữ “Nhẫn – nhẫn nại” (忍).
“Bát Vương nhị thập khẩu“ chính là chữ “Thiện” (善). Chữ “Thiện” (善) từ trên xuống dưới là do “bát” (八) (lật ngược), “Vương” (王), “niệm” (廿) (nghĩa là 20), và “khẩu” (口) tổ hợp thành.
Vậy nên “Bảy người một đường tẩu, Dẫn dụ đã vào khẩu. Ba chấm cộng một câu, Bát Vương nhị thập khẩu” liên kết lại tạo thành “Chân, Thiện, Nhẫn” (眞善忍). Đây chính là con đường giải thoát cho nhân loại “Người người đều hỷ cười, Ai ai cũng bình an”.
Vậy tìm “Chân, Thiện, Nhẫn” ở đâu?
Vào tháng 5 năm 1992, Pháp Luân Đại Pháp (Còn gọi là Pháp Luân Công) do ngài Lý Hồng Chí sáng lập đã được khai truyền tại Trung Quốc Đại Lục. Đây là Pháp môn tu luyện thượng thừa của Phật Gia, lấy Chân – Thiện – Nhẫn làm nguyên lý chỉ đạo. Pháp Luân Công không chỉ đem lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà còn cải biến tinh thần của người học; giúp họ loại bỏ được các thói hư tật xấu, tu tâm, hướng thiện và đi trên con đường trở thành người tốt.
Văn hóa truyền thống luôn nhấn mạnh hành động thiện và ác sẽ nhận quả báo tương ứng. Nếu hành vi của con người được cải thiện thành tốt; năng lượng tốt đó có thể trì hoãn hoặc thay đổi kết cục xấu; nếu năng lượng tốt cực lớn có thể đảo ngược kết cục xấu. Mối quan hệ nhân quả giữa thiện và ác đã được lịch sử và khoa học chứng minh. Đại dịch vẫn chưa có hồi kết; giữa nghịch cảnh phải thuận theo mệnh trời, đề cao “Chân – Thiện – Nhẫn” làm người và làm việc nghĩa.
“Cứu kiếp bia văn” của Lưu Bá Ôn đã miêu tả tường tận tình huống của các loại tai nạn ngày nay. Những lời dự ngôn cũng chính là lời nhắn nhủ cho hậu thế con đường cứu khổ, cứu nạn trước những nguy nan. Cầu chúc mọi người đều được an lành!
Theo The Epochtimes