Người bệnh hồi sinh thần kỳ là do đâu?
Dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành trên toàn cầu, số người bị nhiễm bệnh và tử vong liên tục tăng lên. Trong số những người nhiễm bệnh thì có người không qua khỏi mà mất đi tính mạng; có người thì bình an vô sự và phục hồi nhanh chóng; trong sách xưa cũng ghi lại nhiều trường hợp như vậy, có thể là một gợi ý cho thế nhân.
- Không cần cách ly hay tiêm phòng, người xưa chống dịch bệnh bằng cách nào?
- Ôn dịch hoành hành, làm sao để bảo toàn tính mạng?
- Ôn dịch tránh xa bậc chính nhân quân tử
Nội dung chính
Nhờ âm đức tổ tiên mà thoát nạn
Vào triều đại nhà Minh, có một tú tài tên là Lưu Vĩnh Thanh, năm 60 tuổi bị nhiễm dịch bệnh và qua đời; 9 ngày sau khi chết thì ông sống lại. Ông nói rằng, sau khi ông chết thì nhìn thấy quan sai âm phủ cầm một cái thiệp và đến bắt ông. Sau khi đưa đến quan nha thì để cho ông quỳ gối dưới bậc thềm. Ông lén nhìn thì thấy trên công đường có một vị quan đầu đội mũ miện với chuỗi ngọc vô cùng oai phong; đại khái đây chính là Diêm vương mà người đời hay nói đến.
Một lúc sau, có một vị quan dựa theo danh sách mà gọi tên. Lúc gọi đến tên Lưu Vĩnh Thanh thì nói người này không có tội ác gì lớn, có thể đưa đến sở dịch bệnh chờ xử lý. Sau đó, sai dịch áp giải ông đến một quan nha khác.
Tại đây, hai vị quan trên công đường sau khi xem qua sổ ghi chép của âm phủ, vị quan bên trái nói: “Ngươi mặc dù không làm điều gì quá ác, nhưng thường tạo khẩu nghiệp, phạt ngươi phải sinh mụn độc trong 3 năm”. Vị quan bên phải nói: “Xử phạt quá nhẹ”. Vị quan bên trái giải thích: “Nghĩ đến âm đức của tổ tiên ông ta; lần này tạm tha cho ông ta”.
Sau khi bị tuyên phạt, Lưu Vĩnh Thanh bị hai sai dịch của âm phủ áp giải ra khỏi nha môn; ở nhân gian ông cũng vừa tỉnh lại, cảm giác như vừa trải qua một giấc mộng. Về sau ông quả nhiên trải qua 3 năm bị mụn độc.
Nhờ hành thiện mà người bệnh có thể phục sinh
Vào thời nhà Minh, ở huyện Ngô (nay là một vùng ở Tô Châu) có một thư sinh tên là Hoàng Gia Ngọc bị nhiễm dịch bệnh và qua đời. Nhưng không lâu sau thì anh sống lại. Sau khi tỉnh dậy thì anh đã kể lại những gì mà bản thân đã trải qua.
Sau khi Hoàng Gia Ngọc chết, anh đi đến một thành phố, sự phồn hoa của nó không khác gì ở nhân gian; chỉ có điều ở đây bao trùm bởi bóng tối và không có ánh sáng. Trong lúc anh đang kinh ngạc thì bỗng thấy một quan viên đi tới, đi theo ông ta còn có một đội ngũ nghi lễ oai phong lẫm liệt. Hoàng Gia Ngọc nhìn kỹ thì đó là Cố Văn Khang – một người đã qua đời. Cố Văn Khang vốn tên là Cố Đỉnh Thần, đỗ trạng nguyên năm Hoằng Trị thứ 18, Văn Khang là thụy hiệu của ông. Ông cùng với cha của Hoàng Gia Ngọc là bạn cũ của nhau. Hoàng Gia Ngọc từng gặp ông khi còn nhỏ nên bây giờ mới nhận ra.
Hành thiện đắc phúc báo
Nhìn thấy người quen, Hoàng Gia Ngọc gọi to lên; Cố Văn Khang vì vậy mà để cho anh ta đi theo cỗ kiệu. Một lát sau, họ đi tới một quan nha, cung điện tráng lệ. Sau đó Cố Đỉnh Thần và một vị quan khác cũng ngồi ở trên công đường. Hoàng Gia Ngọc nhìn thấy ở dưới điện có không ít người đang quỳ khóc cầu xin tha tội.
Vị quan âm phủ thẩm duyệt những việc bọn họ gây ra khi còn sống, cứ dựa theo đó mà định tội. Ngay lúc vị quan nói người nào đó phải làm súc sinh trâu chó, sai dịch sẽ mang bộ da của trâu chó đến và trùm lên những người này; chỉ trong chốc lát là bọn họ sẽ biến thành súc vật. Hoàng Gia Ngọc khẽ hỏi sai dịch là bọn họ phạm phải tội gì, sai dịch nói là bọn họ tạo nghiệp chướng nên bị báo ứng đọa đường súc sinh.
Lúc này vị quan âm phủ đột nhiên hỏi: “Ở dưới kia sao lại thấy có người lạ?” Lập tức lệnh cho sai dịch đưa Hoàng Gia Ngọc ra ngoài. Cố Đỉnh Thần nói với Hoàng Gia Ngọc: “Ta tra sổ sinh tử của ngươi, tuổi thọ của ngươi mặc dù đã hết, nhưng gần đây đã làm việc thiện nên có thể cho người trở về dương gian”. Lúc đó tại nhân gian thì Hoàng Gia Ngọc đổ mồ hôi lạnh như tắm, sau đó thì tỉnh lại.
Nhờ phát cháo cứu trợ mà được Thần bảo hộ
Vào thời nhà Minh, ở Côn Sơn có một tú tài tên là Giáp Đỉnh. Lúc ở Côn Sơn phát sinh thiên tai, anh từng phát cháo miễn phí cứu trợ; giúp được cho rất nhiều người trong cơn thiên tai.
Mùa hè năm kia, ở Côn Sơn phát sinh dịch bệnh, Giáp Đỉnh cũng không may bị nhiễm bệnh qua đời. Sau khi chết, hồn phách của Giáp Đỉnh cảm giác như là quay cuồng trong sóng lớn, không ngừng rơi xuống; khiến anh rất sợ hãi. Bỗng nhiên anh nghe thấy mưa gió sấm chớp, hơn vạn thiên binh thiên tướng vây quanh một vị Thần nhân hiện ra; Thần nhân là đầu người mình rồng.
Giáp Đỉnh trong lúc sợ hãi đã cầu xin Thần nhân cứu giúp. Thần nhân nói: “Ngươi khi sống không có làm việc ác gì lớn, không phải sợ. Ta sẽ cứu ngươi” Thần nhân liền rung động vẩy rồng, thế nước lập tức yếu đi; Giáp Đỉnh cũng cảm thấy thanh tỉnh lại một chút, liền kể lại chuyện phát cháo ngày trước.
Thần nhân nói với anh rằng: “Việc này đã được ghi lại trong hồ sơ; hiện tại đã dâng lên Thiên đế”.
Nhờ thiện tâm mà được Thiên đế xá tội, người bệnh sống lại thần kỳ
Một lúc sau, một tùy tùng của Thần nhân mở hồ sơ ra xem xét và nói: “Tên của người ở trên đây rồi”. Điều này có nghĩa là Giáp Đỉnh đã được Thiên đế đặc xá. Giáp Đỉnh được người tùy tùng của Thần nhân đưa đến một nơi gọi là Tân Đại Thạch Kiều; cũng nói với anh là có thể trở về nhà rồi.
Đợi một lát sau thì Giáp Đỉnh tỉnh dậy, nghe thấy người nhà đang khóc lóc thảm thiết; vốn là anh ở nhân gian đã tắt thở một ngày một đêm. Sau một thời gian thì dịch bệnh của Giáp Đỉnh khỏi hẳn. Không những thế, vợ và con của anh bị nhiễm bệnh sắp chết cũng tự nhiên mà khỏi.
Hành thiện tích đức, người bệnh được Thần tiên cứu trợ
Vào những năm đầu triều đại nhà Minh, ở huyện Hưu Ninh, tỉnh An Huy (nay là huyện Hạ Hạt, Hoàng Sơn) có một doanh nhân giàu có tên là Triệu Triều Phụng. Có một năm, ông vượt biển trở về quê hương, trên đường đi bỗng nhiên bị bệnh và qua đời. Những người trên thuyền liền mang ông bỏ ở trên bờ biển và cứ thế đi về nhà.
Qua một thời gian, Triệu Triều Phụng bị gió biển vùi dập, không ngờ lại có thể tỉnh lại. Ông thấy biển trời mênh mông, không có bóng người, chỉ có một thân một mình cùng với cỏ cây. Ông liền đi theo một con đường đi lên đỉnh núi; nhìn thấy trên đỉnh núi có một ngôi chùa rất lớn.
Triệu Triều Phụng vui mừng đi vào trong chùa, khẩn cầu chúng tăng cứu giúp ông. Ông cứ ở chùa vậy đã được vài tháng. Ngày nọ ông hỏi chúng tăng rằng: “Kỳ lạ, chỉ thấy các vị vào buổi sáng; đến trưa lại không thấy người đâu, vì sao vậy?” Có nhà sư trả lời: “Là đến đưa đồ ăn cho thí chú rồi đi”.
Triệu Triều Phụng tò mò mới xin nhà sư cho mình đi theo. Nhà sư dùng thần thông mang ông bỏ vào trong tay áo, lập tức bay lên trời. Chỉ trong giây lát Triệu Triều Phụng đã nghe thấy tiếng chó gà và người nhà huyên náo. Thì ra là người nhà Triệu Triều Phụng tưởng rằng ông đã qua đời nên mới lập đạo tràng và mời các nhà sư về làm pháp sự cho ông.
Con người sinh một niệm, trời đất đã tỏ tường
Trong lòng Triệu Triều Phụng sinh ra một niệm, muốn truyền tin cho người nhà; nói cho họ biết rằng ông vẫn còn sống. Suy nghĩ của ông thì nhà sư đã biết từ trước, mới nói với ông rằng: “Chúng tôi đều là La Hán; bởi vì ông xưa này đều hành thiện tích phúc, cho nên mới mang ông cùng đi”. Vừa dứt lời thì mang Triệu Triều Phụng ở trong tay áo ra và để cho ông ngồi yên vị ở trên mái nhà. Sau đó các nhà sư đều biến mất.
Người nhà Triệu Triều Phụng nhìn thấy ở trên mái nhà có người, liền bắc thang lên xem xét, thì thấy đó chính là Triệu Triều Phụng. Cả nhà vui mừng khôn xiết, cảm giác vô cùng kinh ngạc. Triệu Triều Phụng kể lại đầu đuôi câu chuyện. Về sau, Triệu Triều Phụng dựa vào quy mô của ngôi chùa trên núi mà ông từng ở, xây dựng tại Hưu Ninh một ngôi chùa lớn, đặt tên là “Kiến Sơ Tự”.
Trong mắt của khoa học hiện đại ngày nay thì việc bị nhiễm bệnh chết rồi mà còn có thể sống lại thì thật không thể tưởng tượng được; nhưng những câu chuyện ở trên được lưu lại trong sử sách cũng không phải là hư cấu.
Có thể thấy rằng, Thần Phật, âm phủ, luân hồi, nhân quả báo ứng là điều tồn tại chân thực. Hơn nữa “Trên đầu ba thước có Thần linh”, những gì con người làm thì trời đất đều tỏ tường; người hành thiện tích đức thì sẽ được Thần Phật bảo hộ; người hành ác thì rồi cũng sẽ bị trừng phạt vì tội ác của mình.
Theo Chánh Kiến