Trong xã hội hiện đại, nhịp sống của con người ngày càng nhanh hơn, nhưng có những việc càng vội vàng càng dễ gặp rủi ro và đánh mất may mắn của chính mình. Người ít họa nhiều phúc thường có “3 điều chậm rãi” dưới đây.

Người ít họa nhiều phúc thường có “3 điều chậm rãi”

1. Chậm rãi hưởng thụ

Tận hưởng từ tốn nghĩa là khi nhận được phúc lộc từ trời ban; con người cần hưởng thụ một cách chừng mực, không được phung phí hay xa hoa quá mức. Người xưa có câu: “Phúc bất tận hưởng”, nghĩa là người có phúc không nên hưởng hết phúc khí của mình mà phải luôn biết gìn giữ. Bởi khi hưởng hết phúc, tai họa sẽ đến.

Khi mọi chuyện đang diễn ra thuận lợi, ta cần học cách kiềm chế, đừng quá tự mãn; hãy tận hưởng phúc khí một cách chậm rãi để nó kéo dài. Những người sống điềm tĩnh, biết giữ mình khiêm nhường; thường tận hưởng phúc khí suốt đời mà không hay biết.

Câu cổ ngữ “Thiên dục kỳ vong, tất lệnh kỳ cuồng” có nghĩa là khi ông trời muốn hủy diệt ai đó; trước tiên sẽ làm cho họ trở nên kiêu ngạo. Những người giàu có nhanh chóng và tiêu xài phung phí thường không có kết cục tốt.

Một số người khi đắc ý dễ khoe khoang, và đây là cách nhanh nhất để đánh mất phúc khí. Khoe khoang kích thích lòng đố kỵ của người khác và dễ dàng gây ra tai họa hoặc rắc rối không đáng có. Người trí tuệ luôn biết cách hưởng thụ chậm rãi và sống khiêm nhường; từ đó tránh được tai họa và duy trì phúc khí lâu dài.

2. Chậm rãi suy xét

Câu nói “Tâm cấp cật bất liễu nhiệt đậu hũ”, có nghĩa là người nóng vội không thể ăn được đậu phụ nóng. Những người thành công thường trải qua quá trình rèn luyện và phải kiên nhẫn; dành nhiều thời gian và công sức để theo đuổi mục tiêu. Ngược lại, người nóng vội, không chín chắn thường làm việc hời hợt, không sâu sắc, dễ thất bại.

Sách “Đại học” có viết: người hiểu rõ bản thân sẽ kiên định mục tiêu, từ đó làm việc trầm tĩnh và đạt được sự yên bình trong tâm hồn. Sự yên tĩnh giúp họ suy xét thấu đáo và có được kết quả tốt.

Danh thần triều Thanh, Tăng Quốc Phiên từng nói: “Làm việc vội vã thường thất bại, còn suy nghĩ cẩn trọng sẽ đạt được thành công”. Do đó, người cần phải chậm rãi và vững vàng, đi từng bước một để đạt được kết quả tốt.

3. Chậm rãi nói năng

Người xưa có câu: “Nói nhiều tất lỡ lời, họa từ miệng mà ra”, vì vậy nên nói ít và nói chậm. Người khôn ngoan thường không phô trương bản thân; lời nói của họ luôn cẩn trọng, rõ ràng và không vội vã.

Trong cuộc sống, không phải ai cũng hiểu được điều này. Nhiều người có thói quen nói quá nhanh, cướp lời người khác, khiến người nghe khó chịu. Thực tế, nhiều việc hỏng chỉ vì không lắng nghe đối phương nói hết. Người xưa có câu: “Mười lời đúng chín chưa chắc là tài, nhưng một lời sai thì dễ gây hậu quả”. Biết điều nhưng không cần phải nói ra tất cả, có những điều không nên nói hoặc không cần nói.

Ngày nay, nhiều người trẻ thiếu kiên nhẫn thường nói lời kiêu ngạo, không suy xét kỹ, dễ gặp bất lợi. Ngược lại, những người trưởng thành, nói ít nhưng sâu sắc, khiến người nghe kính nể và ít gây ra tai họa.