Rồng trong truyền thuyết thực sự tồn tại, ‘bà ngoại tôi đã tận mắt nhìn thấy’
Trong quan niệm của người hiện đại thì rồng, kỳ lân, phượng hoàng của phương Đông và nhân ngư, độc giác mã của phương Tây là loài không có thực; chỉ là sinh vật huyền ảo tưởng tượng. Tuy nhiên, ngược dòng lịch sử, vào thời mà người dân còn rất tôn kính Thần Phật thì rồng vẫn thường xuyên xuất hiện và hiển lộ kỳ tích.
- Bái Phật không thành tâm ngược lại chiêu mời ma quỷ
- Ông chủ trung thực được Thần cho thấy sự sắp đặt của thảm họa, và lý do vì sao ông thoát nạn
Nội dung chính
Rồng được ghi chép trong lịch sử
Trong “Hoa dương quốc chí” ghi chép lịch sử từ thời Hán đến thời Tấn có viết rằng, vào năm Kiến An thứ 24 thuộc triều Đông Hán, một con rồng vàng xuất hiện ở Xích Thủy, Vũ Dương. Nó đã ở đó trong suốt 9 ngày rồi mới rời đi. Về sau, một đền thờ và một bia đá được dựng lên trong đền thờ để ghi lại sự xuất hiện của con rồng này.
Trong “Tấn thư”, phần “Tái ký đệ cửu” có ghi: Vào tháng 4, năm Vĩnh Hòa thứ nhất, triều Đông Tấn, hai con rồng, một trắng và một đen, xuất hiện ở núi Long Sơn. Hoàng đế nước Yên là Mộ Dung Hoảng khi nghe được tin này đã dẫn các quan trong triều lên ngọn núi này và tổ chức một lễ tế cách chỗ hai con rồng khoảng 200 thước. Hai con rồng này cuộn vào nhau trên không trung. Chúng vờn nhau và bay lượn trên không trung một khoảng thời gian rất lâu rồi mới bay đi.
Hoàng đế Mộ Dung Hoảng sau khi xem xong cảnh ấy, cho rằng đây là Trời báo điềm lành nên trong lòng vô cùng vui sướng; vì thế đã lập tức ban lệnh đại xá. Đồng thời ông còn đặt tên cho cung điện mới xây là Long cung. Về sau, ông còn cho xây dựng ngôi chùa Long Tường (rồng bay lượn) trên núi Long Sơn để ghi nhớ sự việc này.
Còn trong câu chuyện có thật thời vào thời Dân quốc ở dưới đây, rồng thực sự là Thần bảo hộ cho người dân:
Người địa phương thực sự đã nhìn thấy rồng
Tại phía Tây Nam thành phố Liêu Nguyên, nơi tiếp giáp huyện Tây Phong tỉnh Liêu Ninh có một ngọn núi lớn kéo dài hơn 10km; trên núi có thung lũng với những lùm cây rậm. Người già trong vùng kể lại, nơi đây vốn là một cái hồ sâu, trong đó có một con rồng dài mấy trượng; mắt giống như đèn lồng, vẩy và móng đen kịt sáng bóng.
Rồng thường bay lượn xung quanh núi, quan sát tình hình dân tình, tạo phúc cho bách tính. Khi trời có hạn hán, ông liền hút nước trong hồ cho chảy tràn xuống núi, giúp tưới tiêu cho ruộng đồng; khi nơi đây có ngập lụt, ông liền mở miệng hút nước, ngăn dòng nước lũ, không để hoa màu bị cuốn trôi. Vào mùa hè, khi khí hậu nóng nực, ông sẽ kêu lên những tiếng “u, u” báo hiệu cho mọi người sắp có giông bão, cuồng phong. Bách tính trong vùng đều rất tôn kính ông, nên đặt tên ngọn núi này là Ô Long sơn.
Bà ngoại tôi họ Trương, là người huyện Đông Phong, thành phố Liêu Nguyên tỉnh Cát Lâm, nếu còn sống năm này bà đã hơn 100 tuổi. Từ nhỏ bà đã đọc nhiều sách, thuộc lòng Tứ thư Ngũ Kinh; trí nhớ rất tốt, đầu óc tinh thông linh hoạt. 90 tuổi thi thoảng vẫn có thể đọc thuộc cổ văn và lấy ra giải thích, giáo huấn con cháu. Vì vậy những điều bà nói không thể là sai lệch.
Bên trên không chính thì bên dưới sẽ loạn
Lần đầu tiên tôi được nghe bà ngoại kể về rồng, có lẽ là khi tôi học năm thứ hai tiểu học. Đó là vào buổi chiều thứ 4 khi được nghỉ học, tôi sang nhà bà chơi và được bà làm món mì kéo sợi. Vừa dùng chày cán bột mì bà vừa nói: “Trời ngày nay không còn thực sự là trời; Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không làm chuyện nghiêm chỉnh; chỉ chuyên đi hại người. Chân long Thiên tử không tại vị; rồng cũng không ở dưới hạ giới bảo hộ bách tính”.
Từ nhỏ tôi đã tò mò với những câu chuyện này, nên hỏi: “Bà ơi, thế nào gọi là Chân long thiên tử không tại vị ạ?”. Bà ngoại đáp: “Các hoàng đế trong lịch sử các triều đại đều được gọi là Chân long thiên tử. ĐCSTQ, lão Mao đầu (Mao Trạch Đông), đám người đó đều không phải thực sự là hoàng đế do thiên thượng chỉ định; vì vậy không vào được Tử Cấm Thành, không vào được Kim Loan Điện, không khẳng định được vị trí. Các hoàng đế chính thống không tại vị, chính là Chân long thiên tử không tại vị”.
Tôi hỏi: “Vậy Chân long Thiên tử là ai ạ? Tại sao rồng không còn trên trái đất này nữa bà?”. Bà nhẹ nhàng trả lời: “Chân long Thiên tử chính là hoàng đế chân chính; hoàng đế đi rồi, rồng trên trái đất cũng không thấy nữa”.
Rồng thực sự có tồn tại
Tôi lại hỏi: “Bà ơi, thật sự có rồng không ạ?” Bà nói “À, có có chứ”. Tôi lại tiếp: “Bà đã từng nhìn thấy chưa ạ?” Bà nói; “Nhìn thấy rồi, đều thấy rồi, rồng phun nước, rất đẹp”.
Nghe thấy vậy tôi càng tò mò, nên cố hỏi tường tận ngọn nguồn, “Thế rồng từ đâu tới ạ?” Bà nói: “Ông sống trong đầm”. Tôi lại hỏi: “Bà ơi, thế nào gọi là đầm nước ạ?” Bà nói: “Là hồ nước sâu”.
Tôi năn nỉ mãi bà mới kể cho tôi tường tận: “Đó là vào thời Dân quốc, trong ngọn núi bên kia có một đầm nước đen; Rồng đen chính là sống ở đó”. Tôi hỏi: “Bà có tận mắt nhìn thấy không ạ?” Bà nói: “Nhìn thấy rồi, chính là ở phía kia”. Bà lấy cây gậy dùng cán bột của mình chỉ về phía Tây Nam, chính là trùng hợp với vị trí núi Ô Long đã nói ở trên. Huyện Đông Phong thuộc thành phố Liêu Nguyên tỉnh Cát Lâm; phía Tây là thuộc huyện Tây Phong tỉnh Liêu Ninh; hai huyện tiếp giáp, núi non nối liền.
Tôi càng tò mò, mong muốn nhanh chóng đi xem: “Ở đâu vậy bà, xa không ạ? Bà đã từng tới đó chưa? đưa cháu đi với.” Bà nói: “Chính là ở kia, không gần, cũng không quá xa, không nhìn thấy nữa rồi! Không còn nữa! ĐCSTQ cường đạo đến và rồng đi rồi, không còn ở đó. Rồng bỏ đi, đầm nước cũng không thấy nữa; nước không còn, đất trở thành bằng phẳng rồi”.
ĐCSTQ làm nhiều việc thương thiên hại lý khiến rồng bỏ đi
Tôi hỏi: “Rồng đi đâu rồi ạ? Đất sao lại bằng ạ? Nước sao lại không có ạ?” Bà nói: “Bà không biết, chính là từ khi đám thổ phỉ ĐCSTQ đến thì không nhìn thấy rồng nữa; nơi hồ nước đó cũng trở nên bằng phẳng. Có thể rồng đã mang nước đi rồi, hoặc ông trời thu lại rồi”.
Tôi lại hỏi: “Hôm đó sao bà nhìn thấy rồng ạ?” Bà nói: “Ông bay trên bầu trời, sau đó xuất hiện, ước chừng vẫn còn trẻ?” Bà ngoại tính tình thẳng thắn, dùng chày cán bột chỉ vào vị trí khu vực phố cổ phồn hoa ở khu vực huyện Đông Phong cũ. Bà luôn cảm thấy đó là một con rồng đen nhỏ, nói ông ra ngoài chơi; mỗi lần đề cập tới bà đều cười ha ha.
Sau lần đó, tôi lại hỏi những câu chuyện về rồng, bà kể: “Rồng có thể phun nước, khi trời hạn hán, người dân cầu mưa, thì Ông liền hiện ra, ban mưa xuống, giải hạn”. Tôi hỏi: “Cầu ông có thể xuất hiện sao?” Bà nói: “Có xuất hiện. Lúc đó người dân đều tín Thần Phật; khi khua chiêng gõ trống, khẩn cầu Thiên Thượng giáng mưa ban phúc, ông liền xuất hiện. Có lúc không cầu ông cũng tới. Khi trời nóng như lửa đốt, ông cũng xuất hiện”.
Rồng lấy nước từ hồ giúp dân chống hạn
Tôi lại hỏi: “Bà ơi, rồng xuất hiện như thế nào ạ?” Bà nói: “Ông cưỡi mây mà tới”. Tôi thắc mắc: “Nhưng mây nhiều như vậy, sao bà biết là ông tới ạ!”
Bà nói: “Có thể nhìn thấy chứ, Ông nhe nanh múa vuốt; khi phun nước không giống như mưa bình thường, có những giọt nước to bằng quả trứng gà. Nghìn dặm gần đó không có mây, nhưng khi ông bay tới đầm Ô Long phía Tây Nam thì sẽ thấy chút mây đen. Đợi khi gần tới sẽ thành một cục mây đen, nhưng không phải cả bầu trời đều như vậy; chỉ có đám mây đó là màu đen, chính là nước từ hồ. Nước trong hồ dù có mưa to hay hạn hán tới đâu thì vẫn đầy và sâu như vậy. Kỳ lạ, không biết đáy của nó thông đi đâu, nước có bao nhiêu đều do Long thần quyết định”.
Tôi hỏi: “Giọt nước to như vậy đã từng rơi trúng người bà chưa ạ?” Bà nói: “Rồi chứ! Tránh đi một chút; nhưng có rơi trúng thì cũng không đau. Hơn nữa, nhìn thì thấy nước màu đen, nhưng rơi vào tay thì lại là nước sạch; rơi vào quần áo cũng không bẩn, rất kỳ lạ. Ông đáp mây xuống thấp, chính là đang chơi đùa, kêu lên rất lớn”.
Quay về truyền thống là lối thoát cho nhân loại ngày nay
Bà tôi mỗi lần nhắc đến rồng đen thì đều rất vui vẻ. Bà nói thời đó mọi người đều tin Thần Phật, thấy rồng là chuyện bình thường. Ai cũng thích bảo vệ nơi rồng ở, nước rồng phun ra đều từ đầm đó; vì vậy có vẻ như nó không phải là loại sấm sét, mây mưa bình thường; rồng đen chỉ đến để bảo vệ đất và nước của chúng ta.
Câu chuyện này đã minh chứng cho sự tồn tại của rồng. Rồng thực sự có tồn tại, người xưa tin Thần nên Thần hiển linh cho bách tính thấy; thần tích cũng rất nhiều. Nhân loại hiện đại càng không tin Thần càng không thể thấy được Thần tích; chỉ có thể trách bản thân lựa chọn sai lầm. Vì vậy, quay trở về truyền thống và tin vào sự tồn tại của Thần mới là lối thoát cho nhân loại ngày nay.
Theo Secret China