Bài học lịch sử: Dịch bệnh ập đến như cơn sóng thần
Nhiều lần đại dịch xảy ra trong lịch sử thường rơi vào những lúc con người lơ là cảnh giác; bệnh dịch ập đến giống như sóng thần khiến cho con người không kịp trở tay.
- Ôn dịch có mắt, những người sau đây sẽ không bị mắc bệnh
- Ôn dịch hoành hành, làm sao để bảo toàn tính mạng?
Nội dung chính
Đại dịch Luân Đôn: Bệnh dịch thình lình xảy đến rồi lại bất ngờ biến mất
Vào một buổi tối tháng 3 năm 1832, bên trong phòng khiêu vũ ở thành phố Paris nước Pháp; ngay lúc mọi người đang vui chơi thỏa thích, thi nhân người Đức Heine sinh sống ở Paris đã tận mắt chứng kiến thảm kịch như sau:
“Ngày 29 tháng 3, khi thành phố Paris tuyên bố xuất hiện bệnh dịch tả đã có rất nhiều người xem thường nó. Họ cười nhạo những người lo sợ bệnh tật; và càng không quan tâm đến sự xuất hiện của dịch tả.”
“Một chú hề pha trò trong phòng khiêu vũ đột nhiên ngã lăn ra đất. Sau khi cởi mặt nạ xuống, người ta bất ngờ phát hiện sắc mặt của anh ta đã chuyển sang màu xanh tím. Tiếng cười bỗng biến mất. Xe ngựa mau chóng chở những người đang say sưa vui chơi trong phòng khiêu vũ đưa đến bệnh viện. Nhưng không lâu sau đó, họ đã lần lượt ngã rạp xuống đất; trên người vẫn còn mặc nguyên bộ trang phục lúc đi chơi…”
Bệnh dịch thình lình ập đến giống như cơn sóng thần khiến người ta trở tay không kịp.
Dịch bệnh xuất hiện ở Luân Đôn vào một năm trước, nhưng con người không biết coi trọng từ đầu. Lúc sơ khởi, người Anh đã phán đoán sai rằng dịch tả chỉ nhắm vào những người nghèo.
Các biện pháp phòng dịch hà khắc cũng không mang lại hiệu quả
Cách mạng công nghiệp Anh vào cuối thế kỷ 18 đã đem đến sự phồn vinh cho toàn châu Âu; con người đắm chìm trong những kỳ tích và của cải vô tận do công nghiệp hóa mang lại. Chữa trị y tế cộng đồng cũng phát triển chưa từng có.
Do châu Âu đã từng xảy ra đại dịch “Cái Chết Đen” nên vào đầu năm 1518, chính phủ Anh đã cho ban bố luật ôn dịch lần đầu tiên trong lịch sử; và nó dần được hoàn thiện vào những năm sau đó. Những người nhiễm bệnh bị cấm đi ra ngoài. Nếu ai không làm theo thì bị xử trọng tội, thậm chí là bị tử hình. Những người trong các gia đình không bị nhiễm bệnh nếu đi lung tung ra ngoài thì bị xem là những kẻ lang thang; sẽ bị đánh và bỏ tù.
Tuy nhiên, sự phồn vinh và điều lệnh phòng dịch hà khắc mà cách mạng công nghiệp mang lại cũng không thể ngăn trở bệnh dịch. Năm 1831, Luân Đôn xuất hiện trận dịch tả lớn. Không lâu sau đó, người ta mới phát hiện ra dịch tả không nhắm vào người nghèo. Sự xuất hiện, lây lan và kiểm soát dịch bệnh giống như một ẩn đố khiến cho người Anh hết sức đau đầu. Người ta nhanh chóng rời khỏi thành phố về nông thôn tránh dịch. Nhưng mà ở nông thôn cũng biến thành nơi đáng sợ như ở thành phố; không có chỗ nào để chạy thoát.
Đại dịch thần tốc, vụt đến vụt đi
Lúc dịch tả hoành hành khắp châu Âu, nó đã lấy đi mạng sống của nhà triết học người Đức Friedrich Hegel ở Berlin vào năm 1831. Thế nhưng, đại dịch Luân Đôn thần bí đã bất ngờ dừng lại và biến mất vào năm 1832.
Có người từng hoài nghi lẽ nào vận tải đường biển và giao thông do cách mạng công nghiệp mang lại vào thế kỷ 18 đã khiến cho virus dễ dàng lây lan hơn? Nếu nhìn lại đại dịch La Mã vào thế kỷ thứ 6 thì chúng ta thấy cách lý giải này không thể đứng vững được. Thời đó bất kể Đông phương hay Tây phương đều là xã hội phong kiến; tuy chưa có bất cứ công cụ giao thông hay vận tải hàng hải tân tiến nào nhưng dịch bệnh vẫn có thể lây lan rất nhanh đến một phạm vi rộng lớn.
Dịch cúm Tây Ban Nha: Đợt bùng phát thứ hai vào mùa thu càng dữ dội hơn
Mở đầu thế kỷ 20, dịch cúm Tây Ban Nha (Spanish Flu) được gọi là “mẹ của hết thảy các đại dịch” đã càn quét toàn thế giới. Căn cứ vào số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), từ năm 1918 đến năm 1920, trên toàn cầu đã có 40 triệu đến 50 triệu người tử vong vì dịch cúm Tây Ban Nha. Nhiều nhà khoa học và nhà lịch sử học cho rằng một phần ba nhân khẩu toàn thế giới thời đó (khoảng 1,8 tỷ người) đã từng bị nhiễm chủng virus này.
Trong tháng 3 năm 1918, khi thế chiến thứ nhất vẫn còn chưa kết thúc, một chủng virus đã phát tán dọc theo đường bờ biển rồi bắt đầu lây lan ra khắp nơi. Tây Ban Nha là nơi hứng chịu đầu tiên; và cũng ngay tại vùng đất này, dịch bệnh đã giành được danh hiệu “cô nàng Tây Ban Nha”.
Mặc dù mùa xuân là thời điểm dịch cúm lên cao trào; nhưng bệnh nhân vẫn có thể hồi phục nhanh chóng và tỷ lệ tử vong cũng không cao so với mức bình thường. Thời đó, tin tức về thế chiến thứ nhất tràn lan trên các trang báo toàn thế giới; cho nên dịch cúm hầu như đã bị quên lãng.
Dịch bệnh thoát ẩn thoát hiện, gây ra vô số thương vong
Thế nhưng, khi mùa thu đến thì tất cả đều đã thay đổi. Chủng virus hiếm thấy trước đây lại xuất hiện với độc tính mạnh hơn; tàn phá châu Âu và Bắc Mỹ.
Bệnh nhân thường hay tử vong trong vòng vài giờ cho đến vài ngày. Trong vòng bốn tháng, dịch cúm Tây Ban Nha đã lây lan ra toàn thế giới; thậm chí là những vùng xa xôi nhất cũng không bị bỏ sót. Vào mùa xuân năm tiếp theo, dịch bệnh bình ổn lại; tổng cộng đã có 50 triệu đến 100 triệu người tử vong.
Đến tháng 3 năm 1919, dịch bệnh đột nhiên biến mất. Đại dịch cúm Tây Ban Nha nhanh đến nhanh đi, thình lình xảy ra và đột nhiên dừng lại; nó dẫn đến số người tử vong nhiều đến đáng sợ.
Lời cảnh báo từ các nhà khoa học: “Dịch bệnh như cơn sóng thần dâng trào”
Sau khi virus Vũ Hán (COVID-19) đột biến, nó đã tiến một bước lan rộng ra toàn thế giới. Dữ liệu cho thấy hiện nay trên thế giới đã có hơn 100 triệu người nhiễm bệnh; và hơn 2,15 triệu người tử vong. Điều đáng sợ hơn là tỷ lệ lây lan của biến thể virus ở Anh cao hơn chủng virus cũ đến 70%.
Theo báo cáo ngày 22 tháng 1 của tờ The Washington Post, một khoa học gia người Đan Mạch cho biết, sau khi virus Vũ Hán phát hiện lần đầu tại Anh đột biến, nó đang lây lan với tốc độ kinh người; các biện pháp làm giảm tốc độ lây lan dịch bệnh hiện nay đều không có hiệu quả đối với chủng virus này.
Ông Kraus, một khoa học gia người Đan Mạch cho biết biến thể virus có tốc độ lây lan kinh người; đến đầu tháng 4, bệnh dịch sẽ càng tệ hơn. Ông nói: “Đoạn thời gian này có chút giống như sóng thần đánh vào bờ biển; trong tích tắc bạn sẽ nhìn thấy toàn bộ nước biển rút đi. Sau đó sóng thần lại dâng trào, thậm chí còn nặng nề hơn.”
Theo như báo cáo, mặc dù Đan Mạch đã áp dụng biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt nhưng các ca nhiễm biến thể virus mới vẫn đang tăng nhanh với tốc độ 70% mỗi tuần ở nước này. Các cơ quan chính phủ Đan Mạch dự đoán biến thể virus sẽ trở thành chủng virus chủ yếu của nước này vào trung tuần tháng 2.
Dịch bệnh ập đến bất ngờ như sóng thần khiến mọi người trở tay không kịp
Thủ tướng Đan Mạch Frederiksen phát biểu trong một bài chia sẻ, bà hình dung về tình hình dịch bệnh với chủng biến thể có tốc độ lây lan đến kinh người như sau: “Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi trên tầng cao nhất của sân vận động Parken ở Copenhagen; sân này có sức chứa là 38.000 người. Chúng ta dùng vòi rồng để xịt nước cho đầy; phút thứ nhất là một giọt, phút thứ hai là hai giọt, phút thứ ba là bốn giọt.”
Bà Frederiksen cho biết cứ theo tốc độ này mà xịt thì nước sẽ lấp đầy sân vận động trong vòng 44 phút. Thế nhưng trong 42 phút đầu tiên, sân vận động lại gần như trống rỗng, không ai nhìn thấy nước. Bà nói: “Điều quan trọng là đến khi bạn nhận biết mực nước đang dâng lên thì đã quá muộn rồi.”
Bằng chứng cho thấy chủng biến thể virus Vũ Hán đã phát tán ra hơn 70 quốc gia; ngoại trừ tốc độ lây lan nhanh hơn thì tỷ lệ tử vong cũng có thể cao hơn so với chủng virus cũ. Ông Patrick Vallance từng giữ chức Cố vấn khoa học cho chính phủ Anh cho biết, biến thể virus ở quận Kent trước mắt được cho là có tốc độ lây lan nhanh hơn chủng virus cũ; hơn nữa nó không phân biệt nhóm chủng tộc; tất cả người ở mọi lứa tuổi đều bị lây nhiễm.
Các biện pháp phong tỏa và xét nghiệm hàng loạt cũng không phát huy hiệu quả
Báo cáo mới nhất của nhân viên nghiên cứu khoa học Trung Quốc trên tạp chí Disease Surveillance cho biết, dịch bệnh tấn công vào năm 2021 sẽ dữ dội hơn. Dự đoán đến đầu tháng 3 có ít nhất 3 triệu người tử vong. Tình hình gay go hơn là trên toàn thế giới sẽ có tổng cộng 5 triệu người tử vong.
Một học giả ở Viện Pasteur trực thuộc Viện Khoa học Trung Quốc bình luận như sau: Điều này sẽ khiến cho hệ thống y tế toàn cầu sụp đổ; cũng là thuận theo đột biến của virus, biến thể có thể tiềm ẩn bên trong một nhóm người, cứ đến mùa liền phát tác ra.
Dưới tình huống này, các nhân viên nghiên cứu cho rằng việc phong tỏa trên diện rộng, xét nghiệm hàng loạt; biện pháp hạn chế y tế chấp hành nghiêm ngặt để ngăn cản dịch bệnh lây lan theo mô típ phòng dịch của Trung Quốc cũng chẳng giúp được gì.
Trước khi ôn dịch đến, đạo đức xã hội dường như sụp đổ
Nhìn lại lịch sử có thể thấy, đại dịch thường phát sinh khi đạo đức xã hội đã xuống dốc trầm trọng và không còn tín ngưỡng để câu thúc; vua quan bá tánh đều thỏa sức phóng túng bản thân; các hành vi vô nhân tính đã được coi là việc thường tình…
Trong khoảng thời gian năm 64, 65, hoàng đế La Mã cổ đại Nero đã phát động bức hại tín đồ Cơ Đốc; đốt phá giá họa, tra tấn hành hạ, cho thú dữ cắn người, thiêu người… Trước sự bức hại cực kỳ bi thảm đối với tín đồ Cơ Đốc, hầu hết dân chúng La Mã cổ đại đều vỗ tay hoan nghênh. Năm 65, ôn dịch lặng lẽ đến. Qua nhiều thế kỷ, 10 vị hoàng đế của Đế chế La Mã đã tham gia bức hại ghê gớm đối với tín đồ Cơ Đốc. Trước khi bị hủy diệt triệt để, La Mã cổ đại đã phải hứng chịu 4 trận dịch lớn từ trên trời rơi xuống.
Nhân tâm ma biến là nguồn gốc của thảm họa
Thời Trung Cổ trước khi Cái Chết Đen tấn công, mặc dù đa số các quốc gia ở châu Âu có vẻ là toàn dân đều có niềm tin tôn giáo; nhưng tôn giáo vào thời điểm đó đã đi đến mạt pháp. Việc rất nhiều chức sắc tôn giáo sa đọa chính là chất xúc tác trực tiếp nhất cho sự xuống dốc nhanh chóng của đạo đức toàn xã hội. Các giám mục và linh mục đã vi phạm lời thề của họ; ngang nhiên có tình nhân; các nữ tu có con ngoài giá thú đã là sự thường; chức sắc tôn giáo tranh đấu vì danh vì lợi, hủ bại đọa lạc. Dân thường hầu hết là lạnh lùng thờ ơ, phóng túng, buông thả…
Vào thế kỷ 17, trước khi ôn dịch Milan xuất hiện, những người Ý đã trải qua thời kỳ Phục hưng; họ sinh sống thoải mái; an dật hưởng lạc và truy cầu giải phóng nhân tính. Đồng tính luyến ái thịnh hành ở Ý vào thời điểm đó; gái mại dâm được hoan nghênh trở thành thượng khách của các nghệ thuật gia và con em nhà giàu. Toàn bộ xã hội từ trên xuống dưới đầy rẫy tội ác như bội tín bội nghĩa; cho vay nặng lãi, loạn luân, dâm loạn, cướp của, giết người v.v…
Bài học lịch sử vẫn còn đó nhưng con người thế gian phải sớm thức tỉnh; đừng tự đánh lừa bản thân thêm nữa. Các biện pháp khoa học có xuất sắc đến đâu cũng không thể cải biến nhân tâm; mà đó mới chính là nguồn cơn của hiểm họa.
Theo Minh Huệ Net