Cổ nhân có câu ‘thiện ác hữu báo’. Các vị Thần an bài số mệnh cho từng người đều dựa trên nghiệp thiện, nghiệp ác mà họ mang trên thân. Muốn tránh xa những điều bất hạnh thì cần tránh xa ác nghiệp, tu dưỡng bản thân, gieo mầm thiện duyên để được thiện báo; đây chính là con đường ‘tu luyện’.

An nhiên tĩnh tại xuất phát từ bên trong

Ông bà ta thường dặn ‘hãy sống cho phải Đạo’, sống cho phải Đạo ấy cũng là tu luyện. Dù là pháp môn tu luyện nào thì cũng đều yêu cầu con người coi trọng đạo đức, từ bỏ tham sân si; từ đó có thể quẳng hết gánh nặng nội tâm, tự mình tìm thấy an nhiên tĩnh lặng.

Để có được sự an nhiên, mỗi người phải tự mình tìm ở nội tâm; nó không đến từ ngoại cảnh, cũng không thể được ban phát nhờ cầu cúng.

Thần Phật độ nhân là cấp cho con người phương pháp tu luyện để tự tìm con đường giải thoát của chính mình. Bản thân một người nếu không muốn tu, vẫn luôn truy cầu danh lợi thì Thần Phật dẫu có cấp cho họ sự an nhiên, họ cũng không thể giữ lại được.

Mỗi người chúng ta ai cũng đã từng sống thật an nhiên. Khi cất tiếng khóc chào đời và suốt quãng đời tuổi thơ, sự an nhiên như người bạn vô hình luôn kề vai sát cánh bên mỗi chúng ta. Chỉ là khi lớn lên, thuận theo sự tranh đua để thiết lập chỗ đứng trong xã hội, sự an nhiên đã rời đi và nhường chỗ cho lo toan, phiền muộn. Muốn tìm về chân ngã, tìm lại sự hồn nhiên thời thơ ấu thì chúng ta phải bước đi trên con đường tu luyện.

Nói đến người tu luyện, chúng ta thường cảm thấy họ có đôi chút đặc biệt, dường như tu luyện chỉ dành cho những người thất chí, hoặc những người quá giàu có và muốn tìm một điều gì đó khác biệt trong cuộc sống. Nhưng sự thực có phải là như vậy không?

3 nhóm người nên bước vào con đường tu luyện

Ai cũng có thể tu luyện, chỉ cần nhân tâm, không cần điều kiện
Ai cũng có thể tu luyện, chỉ cần nhân tâm, không cần điều kiện (ảnh tác giả cung cấp)

Có 3 nhóm người nên tu: Người nghèo, người giàu, và người không nghèo cũng không giàu.

Người nghèo

Người nghèo nên tu để sau này không phải khổ nữa. Khổ nạn của đời người là do nghiệp mà ra. Tu là quá trình liên tục tống khứ những tâm không tốt của bản thân; đồng thời chịu khổ để hoàn trả nghiệp. Khi không còn những tâm không tốt, người ta sẽ không tạo thêm nghiệp mới. Đồng thời chịu khổ sẽ có thể hoàn trả nghiệp cũ, chuyển hóa nghiệp thành đức. Người tu tốt sẽ dần không còn nghiệp nữa; sẽ không phải khổ nữa.

Người giàu

Người giàu càng nên tu, vì phúc báo chẳng những để hưởng thụ mà còn là khảo nghiệm. Người giàu có thường dễ đánh mất bản thân, sa đà vào những thú vui truỵ lạc. Nếu chỉ hưởng thụ mà không tu dưỡng, phúc báo rồi sẽ hết. 

Đáng sợ hơn nữa là trong quá trình hưởng thụ, người ta cũng đồng thời gây nên ác nghiệp. Ví dụ: làm ăn gian dối, tham ô, nhận hối lộ, tình ái lăng nhăng, phá thai, đồng tính luyến ái, hút hít ma tuý, cờ bạc, v.v… đều đi ngược lại với đạo đức con người. Nếu không tu dưỡng thì người ta rất khó tránh khỏi cám dỗ. Vì thế người giàu càng nên tu, để gìn giữ phúc báo mà hưởng cho lâu dài.

Người không nghèo không giàu

Người không nghèo không giàu là người không thiếu ăn, không thiếu mặc, cũng không thiếu nhà ở, tất cả đều có đủ nhưng vẫn chưa hài lòng với những gì mình có. Họ thường đứng núi này trông núi nọ, có một muốn hai, có hai rồi lại muốn ba… Dù bản thân cặm cụi làm việc đến không có thời gian ngơi nghỉ và hưởng thụ, tiền đã chất đầy kho chẳng hề tiêu đến mà họ vẫn muốn kiếm thêm. 

Người này cũng nên tu, để biết trân quý và gìn giữ những gì thuộc về mình. Chẳng những vật chất, mà còn sức khoẻ, thời gian và cuộc sống tinh thần; cũng chính là trân quý hiện tại thì mới có thể có tương lai.

Con đường tu luyện nào dành cho xã hội hiện đại?

Dành chút thời gian tĩnh lặng giữa cuộc sống bộn bề, cuộc sống như vậy mới thật có ý nghĩa
Dành chút thời gian tĩnh lặng giữa cuộc sống bộn bề, cuộc sống như vậy mới thật có ý nghĩa (ảnh tác giả cung cấp)

Ai ai cũng tu thì trị an được đảm bảo, thiên hạ thái bình, cuộc sống con người nhất định no ấm, an vui.

Có nhiều người nhầm lẫn giữa ‘tu‘ và ‘chuyên tu’, nên chẳng bao giờ nghĩ bản thân mình sẽ tu. Phật Pháp vô biên, ai có tâm tu thì người ấy có thể tu. Vì thế mới có câu khó nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa. Người có tâm tu thì ở đâu cũng có thể tu. Trên đầu ba thước có Thần linh, Thần Phật ở khắp mọi nơi, chỉ nhìn nhân tâm chứ không nhìn hình thức.

Hiện nay rất nhiều người trên thế giới đang cùng thực hành một Pháp tu giữa đời thường và đạt được hiệu quả tốt cho cả tâm lẫn thân. Đó là Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công), với 3 nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Hàng trăm triệu người trên khắp thế giới đã nhận được lợi ích từ Pháp tu giữa đời thường này.

Tu giữa đời thường, thời gian đâu mà tu?

Dưới đây là chia sẻ của bạn Mỹ Ngọc, một nữ học viên Pháp Luân Đại Pháp 30 tuổi, có chồng và 2 con nhỏ:

“Tôi và chồng đều là học viên Pháp Luân Đại Pháp. Từ ngày cùng nhau tu luyện, cuộc sống của chúng tôi thật sự nhẹ nhàng và hạnh phúc hơn.

Trước đó, từ mẹ chồng tôi, chúng tôi đã biết về lợi ích của môn tu luyện này. Nhưng vì cơ duyên chưa đến, chúng tôi cứ cho rằng khi nào có thời gian thì mới tìm hiểu. Cũng bởi tư tưởng bảo thủ, cho rằng ở giữa đời thường mà tu thật khó. Mãi một năm sau khi nhận được lời khuyên của mẹ, chúng tôi mới bắt đầu tìm hiểu và tu luyện.

Từ tháng đầu tiên chúng tôi đã nhận được lợi ích về sức khỏe và tinh thần nên một số thói quen vô ích tự khắc bị thay đổi. Mỗi ngày chúng tôi dành thời gian rảnh rỗi để đọc sách Chuyển Pháp Luân; giờ đọc sách thường không cố định. Chúng tôi thường cùng nhau luyện công buổi tối trước khi đi ngủ; những bài tập nhẹ nhàng luôn mang lại giấc ngủ thật sâu”.

Chuyển Pháp Luân - cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Công
Chuyển Pháp Luân – cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Công (ảnh Nguyện Ước)

Thường hằng tu tâm tính, con đường tìm về nơi chân ngã

“Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp gồm có học Pháp, luyện công và tu tâm tính. Tu tâm tính là quan trọng nhất. Tâm phải luôn nhớ mình là người tu luyện; chiểu theo Chân – Thiện – Nhẫn mà hành xử để luôn là người tốt. Học Pháp, luyện công nhiều hay ít thì tuỳ vào điều kiện thời gian cho phép, nhưng tu tâm tính thì phải tu suốt 24 giờ.

Nói là suốt 24 giờ, nhưng kỳ thực cũng như không mất tí thời giờ nào cả; chỉ đơn giản là sống theo cách của người tu luyện. Từ ngày tu luyện, cuộc sống vẫn ban cho tôi trọn vẹn 24 giờ trong ngày để làm việc và làm điều mình thích. 

Chỉ khác là ‘thú vui’ trong ngày của tôi nay gói gọn lại chỉ còn học Pháp, luyện công. Thời gian dành để tu luyện khiến cho cuộc sống tôi càng thêm ý nghĩa chứ chẳng hề mất đi; không như trước đây tôi nghĩ phải dành riêng thời gian để tu và bỏ bê những việc khác”.

Phật Pháp vô biên, ai có tâm tu thì người ấy có thể tu và xứng đáng được đón nhận những điều tốt đẹp mà tu luyện mang lại. Hãy thử tìm hiểu về tu luyện, biết đâu bạn sẽ tìm thấy ý nghĩa nhân sinh mà từ lâu nay vẫn mãi kiếm tìm.