Có lúc, người ta để lỡ thứ quý báu nhất bên mình. Nhưng cũng có người nhờ “ngộ Đạo”, biết trân trọng báu vật mà trở thành người may mắn.

Người đàn ông thích sưu tầm tranh

Xưa kia, có một người đàn ông thích sưu tầm tranh. Ông thường tiết kiệm tiền để mua rất nhiều tác phẩm của các danh họa. Năm nọ, quốc gia xảy ra chiến tranh. Người con trai duy nhất của ông đi lính tham gia chiến đấu. Không lâu sau, ông nhận được tin con trai đã hy sinh trên chiến trường. Trong lúc cõng chiến hữu bị thương về khu vực an toàn, viên đạn đã bắn trúng anh…

Sau khi người con trai chết, vào lễ Giáng sinh đầu tiên, chuông cửa nhà vang lên. Người cha mở cửa, nhìn thấy một chàng trai. Người thanh niên nói: “Thưa bác, có thể bác không biết cháu. Cháu chính là người thương binh được con trai bác cõng lúc hy sinh.”

Chiến tranh là một mức độ xung đột vũ trang giữa các quốc gia, chính phủ, xã hội hoặc các nhóm bán quân sự như lính đánh thuê, quân nổi dậy và dân quân. Nó thường được đặc trưng bởi bạo lực cực đoan, xâm lược, phá hủy và tử vong, sử dụng lực lượng quân sự thường xuyên hoặc không thường xuyên. Chiến tranh đề cập đến các hoạt động và đặc điểm chung của các loại chiến tranh, hoặc của các cuộc chiến nói chung.[1] Chiến tranh toàn diện là chiến tranh không bị giới hạn trong các mục tiêu quân sự hợp pháp, và có thể dẫn đến những đau khổ và thương vong dân sự không chiến đấu khác
Đúng lúc anh đang cõng một chiến hữu cuối cùng thì một viên đạn đã bắn trúng anh…(ảnh minh họa:pixabay)

Chàng trai mắt đỏ hoe nói: “Cháu rất nghèo. Cháu cũng không có thứ gì đáng giá.” Nhưng cháu biết bác yêu thích nghệ thuật. Con trai bác đã kể cho cháu nghe. Tuy không phải họa sỹ, nhưng cháu đã vẽ một bức chân dung con trai bác để cảm tạ ân cứu mạng. Cháu hy vọng bác sẽ nhận nó.

Người đàn ông xúc động nhận lấy bức tranh. Ông tháo bức tranh trên tường bên lò sưởi xuống, và đặt bức chân dung con trai lên. Nước mắt giàn giụa, ông nói: “Cháu à, đây là bức tranh quý giá nhất đối với bác. Nó giá trị hơn bất kỳ bức nào trong bộ sưu tầm của bác.”

Cuộc bán đấu giá đặc biệt

Năm sau, người cha qua đời. Tất cả bức tranh của ông được bán đấu giá vào Lễ giáng sinh năm đó. Trái với kỳ vọng của những người đến đấu giá, bức họa chân dung con trai ông được đấu giá đầu tiên.

Trong phòng, không ai ra giá cho bức tranh. Duy chỉ có một cụ già đứng lên nói: “Thưa ngài, 10 đô la có được không? Đây là toàn bộ số tiền mà tôi có trên người. Tôi biết cậu bé này. Cậu ấy hy sinh vì bảo vệ chiến hữu.

Người bán đấu giá nói: “Được”. Sau đó, người bán đấu giá đi vào “chủ đề chính” mà mọi người đang mong đợi. Ông nói: “Một lần nữa cảm ơn các vị đã đến dự. Buổi đấu giá hôm nay kết thúc ở đây.

Đấu giá là một quá trình mua và bán bằng cách đưa ra món hàng cần đấu giá, ra giá và sau đó bán món hàng cho người ra giá cao nhất.  Đấu giá tăng dần được cho là hình thức đấu giá phổ biến nhất được sử dụng hiện nay.[1] Người tham gia trả giá công khai với nhau, với mỗi giá đưa ra tiếp theo được yêu cầu cao hơn giá đưa ra trước đó.[2] Nhà đấu giá có thể thông báo giá, các nhà thầu có thể tự gọi giá thầu của họ (hoặc có ủy quyền gọi ra giá thầu thay cho họ) hoặc giá thầu có thể được gửi qua phương tiện điện tử với giá thầu hiện tại cao nhất được hiển thị công khai.[2] Trong một cuộc đấu giá kiểu Hà Lan, nhà đấu giá bắt đầu với giá chào bán cao nhất đối với một số lượng vật phẩm tương tự; giá được hạ xuống cho đến khi người tham gia sẵn sàng chấp nhận giá của người bán đấu giá cho một số lượng hàng hóa trong lô hoặc giá đã hạ đến mức giá thấp nhất có thể chấp nhận của người bán.[2] Trong khi đấu giá có liên quan nhiều nhất trong trí tưởng tượng của công chúng với việc bán đồ cổ, tranh vẽ, đồ sưu tầm quý hiếm và rượu vang đắt tiền, đấu giá cũng được sử dụng cho hàng hóa, gia súc, đồ âm thanh và ô tô đã qua sử dụng. Trong lý thuyết kinh tế, một cuộc đấu giá có thể đề cập đến bất kỳ cơ chế hoặc bộ quy tắc giao dịch nào để trao đổi.
Căn phòng yên lặng. Mọi người chờ phiên đấu giá bức chân dung con trai ông qua nhanh để thực hiện đấu giá các bức tranh của danh họa nổi tiếng khác.(ảnh minh họa:pixabay)

Tất cả những người bên dưới đều kinh ngạc ngây người. Các tác phẩm chính vẫn chưa bán bức nào, sao lại kết thúc?

Người bán đấu giá nghiêm trang nói: “Theo di chúc của người cha này, ai mua bức tranh chân dung con trai ông thì người đó được sở hữu tất cả những bức tranh mà ông sưu tầm…

Những nhà sưu tầm tranh đã không thể ngờ rằng bức tranh chân dung đáng giá 10 đô la kia mới là bức tranh đắt giá nhất.

Báu vật

Đôi khi, người ta thường mải mê tìm kiếm những điều xa xôi. Cho rằng báu vật phải là thứ gì đó cao sang, huyền diệu. Thực ra, chính những điều bình dị, tưởng chừng tầm thường lại là báu vật. Chỉ khi bạn biết trân quý, nó mới trở thành bảo bối.

Thần Phật từ bi, cứu giúp người niệm 9 chữ chân ngôn. 9 chữ chân ngôn là báu vật giúp vượt qua đại nạn.
Trong Phật gia, người ta cho rằng Chân ngôn chứa đựng sức mạnh đặc biệt của vũ trụ hoặc biểu hiện của một khía cạnh nào đó của Phật tính, có nguồn gốc xuất phát từ Phật là chỗ vô lượng vô biên, không thay đổi như 1 chân lý nên gọi là chân ngôn (ảnh: Pinterest).

Hàng ngày, luôn có những con người thiện lương không ngại gian khổ truyền “báu vật” để thoát khỏi dịch bệnh nguy nan. Đó là thành tâm niệm 9 chữ chân ngôn của Phật gia “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”. Cách tưởng chừng đơn giản ấy lại là cánh cửa thần kỳ thoát khỏi lưỡi hái tử thần của rất nhiều người.

Nếu hôm nay, ai đó gửi cho bạn tấm thẻ bình an có 9 chữ chân ngôn, xin bạn hãy trân quý. Bởi điều kỳ diệu chỉ xảy ra khi người ta tin vào nó.

Theo Minh Huệ