Cá sống thì ngược dòng tiến tới, cá chết thì xuôi theo dòng mà trôi. Con người cũng vậy, khi gặp khó khăn nghịch cảnh cũng chính là lúc phải rẽ sóng mà tiến lên.

Đường dễ đi là đường xuống dốc, nhưng đường khó đi mới là con đường giúp bạn tiến lên. Có người nói: “Bạn thấy mệt mỏi quá phải không? Mệt mới là cuộc sống, còn dễ chịu là khi đã yên nghỉ nghìn thu”, câu nói này đã phản ảnh rất đúng thực tế cuộc sống, đa phần toàn là những việc không như ý, nhưng muốn thành công thì bạn phải ngược dòng vượt qua tất cả.

Con đường thành công không thể trải toàn hoa hồng. Nếu cứ ngồi cầu may mắn thì chỉ là mong ước viển vông mà thôi. 

Có người khi đối diện với nghịch cảnh thì sợ hãi không dám tiến tới; hoặc khi gặp thất bại thì chán nản tuyệt vọng không muốn đứng lên. Thực ra là họ đã suy nghĩ quá nhiều rồi, nếu họ biết đến câu chuyện của ông chủ gà rán KFC thì có lẽ đã không thất vọng đến vậy.

Trước khi trở thành ‘ông tổ’ của món gà rán KFC nổi tiếng khắp thế giới, thì ông Harland Sanders đã phải trải qua muôn vàn khó khăn và thất bại; ông chỉ bắt đầu thành công khi tuổi đã già. 

Tuổi thơ gian khổ

cá lội ngược dòng; cá hồi lội ngược dòng; đàn cá lội ngược dòng
Ông Sanders đang đứng trước một cửa hàng gà rán KFC (ảnh Twitter)

Sanders sinh năm 1890 ở Henryville, bang Indiana, Mỹ. Khi ông vừa mới lên 5 tuổi thì cha ông đột ngột qua đời; mẹ ông đành phải ra đồng làm việc để kiếm tiền nuôi cả nhà. Sanders tuy còn nhỏ tuổi nhưng phải học cách nấu ăn và chăm các em. Một năm sau thì Sanders cũng thành thạo việc bếp núc và có thể nấu được một vài món đặc sản trong vùng.

Năm Sanders 12 tuổi thì mẹ ông tái hôn. Người cha dượng nghiêm khắc và thường đánh đập Sanders. Vì vậy Sanders và một người em quyết định chuyển ra ngoài. Em cậu đến sống với dì ở bang Alabama, còn Sanders tự tìm cho mình công việc ở nông trại.

Sanders vừa đi học và đi làm, công việc ở nông trại giúp cậu kiếm được 15 đô la/tháng. Đến năm 14 tuổi thì cậu bỏ học và dành toàn thời gian ở nông trại. Năm 16 tuổi, cậu nói dối tuổi để được nhập ngũ. Sau một năm thì Sanders bị gửi trở về gia đình.

Công việc bấp bênh và hôn nhân tan vỡ

Những năm tiếp theo, Sanders làm đủ các việc khác nhau như lính cứu hỏa, bán bảo hiểm, công nhân đường sắt, lái phà, và cả làm luật sư (sau khi bị sa thải ở công ty đường sắt thì ông quyết định học để hành nghề luật sư)…

Tuy nhiên các công việc đều không ổn định, ông chỉ làm được một thời gian ngắn rồi lại phải nghỉ. Ông cũng từng mở công ty sản xuất đèn acetylene cho nông dân. Nhưng sự phát triển của đèn điện sau đó đã khiến công việc kinh doanh của ông thua lỗ và phải phá sản.

Năm 1908, Sanders kết hôn với người vợ đầu tiên và có 3 con. Nhưng vì trong một thời gian dài mà ông không có công việc ổn định nên vợ ông đã ly dị sau gần 30 năm chung sống.

Chưa dừng ở đó, con trai ông qua đời ở tuổi 20 do biến chứng sau phẫu thuật cắt amidan. Việc này đã khiến cho ông trầm cảm trong một thời gian dài.

Đến năm 1949, ông lại kết hôn với Claudia Leddington, người vợ thứ hai cùng ông chung sống cho đến cuối đời.

Những thành công đầu tiên

Sau đó ông mở một cửa hàng xăng ở Kentucky. Lúc này ông nấu và bán những món ăn cho hành khách ghé qua trạm xăng. Vài năm sau đó thì ông mở nhà hàng đầu tiên cho mình.

cá chép lội ngược dòng; cá gì lội ngược dòng; hình ảnh cá lội ngược dòng
Ông Sanders đã tự mày mò tìm ra công thức gà rán KFC nổi tiếng (ảnh Twitter)

Lúc này Sanders đã bắt đầu hoàn thiện công thức cho món gà rán KFC nổi tiếng. Vào năm 1939, ông còn thành công hơn khi phát triển thành công phương pháp rán gà bằng nồi áp suất giúp giảm dầu mỡ và giữ được hương vị, độ ẩm, kết cấu mà vẫn tiết kiệm được thời gian.

Món ăn của ông nhanh chóng trở thành đặc sản của bang Kentucky. Năm 1935 ông được thống đốc bang phong tặng tước hiệu “Kentucky Colonel” (Đại tá Kentucky).

Nhà hàng của Sanders đã phát triển thịnh vượng trong một thập kỷ, nhưng bi kịch cuộc đời ông còn chưa chấm dứt.

Lại phải lội ngược dòng một lần nữa!

Vào thập kỷ 50, sự thay đổi dự án đường cao tốc liên bang khiến nhà hàng của Sanders trở nên cô lập; các phương tiện giao thông không còn qua lại đông đúc nữa. Việc kinh doanh của ông đứng trước nguy cơ phá sản.

Đến năm 1956 ông buộc phải bán đấu giá nhà hàng. Không có thu nhập nào khác, ông đành sống dựa vào tiền tiết kiệm, tiền bán đấu giá nhà hàng và trợ cấp xã hội 105 đô la/tháng.

Sau khi đóng nhà hàng, Sanders tìm ra một phương án kinh doanh khác. Ông đi dọc nước Mỹ và bán công thức chiên gà của mình cho các nhà hàng, ông thu về 4 cent/con gà. Cửa hàng nhượng quyền đầu tiên là của ông Pete Harman, một người bạn của Sanders. Sau khi áp dụng công thức gà rán của Sanders, nhà hàng đã chứng kiến sự bùng nổ về doanh số.

tại sao cá lội ngược dòng; cá sống khi lội ngược dòng; gà rán kfc
Một khẩu phần bình thường của gà rán KFC (ảnh Wiki)

Tuy nhiên hành trình tìm nhà hàng để nhượng quyền cũng không hề đơn giản. Nếu tìm được một nhà hàng phù hợp thì ông phải thuyết phục chủ nhà hàng cho ông nấu thử món gà cho nhân viên. Nếu được chấp thuận thì ông tiếp tục đề nghị nấu món gà rán cho khách hàng thử nghiệm trong vài ngày.

Trong quá trình đi tìm kiếm đối tác này, ông và vợ nhiều khi còn bị người ta sỉ nhục và khinh bỉ. Nhưng cuối cùng món gà rán KFC của ông cũng được công chúng yêu thích; người ta bắt đầu tìm đến ông để đăng ký nhượng quyền. 

Ông đã ngược dòng thành công

Tới năm 1964, ông đã nhượng quyền cho 600 nhà hàng, mặc dù lúc đó ông chưa có một nhà hàng KFC chính thức cho riêng mình.

Năm 74 tuổi, ông sở hữu một công ty với 17 nhân viên, thu nhập tương đối lớn. Sau đó, một luật sư ở Kentucky, anh John Y. Brown và triệu phú Jack Massey đã thuyết phục Sanders bán lại công ty cho họ. Ban đầu ông lưỡng lự nhưng cuối cùng đồng ý với mức giá 2 triệu đô. Họ lập nên lập nên Kentucky Fried Chicken Corporation (KFC Corp) và mời Sanders làm đại sứ thương hiệu.

Về sau ông đi lưu diễn khắp đất nước để quảng bá cho gà rán KFC với hình ảnh mang tính biểu tượng: Một ông già tóc bạc trắng, mặc bộ quần áo trắng và nụ cười hiền hậu. 

gà rán kfc cách làm; gà rán kfc tại nhà; gà rán kfc bao nhiêu calo
Ông Sanders đã ngược dòng thành công với chuỗi nhà hàng rộng khắp thế giới (ảnh Wiki)

Những năm cuối đời ông tìm đến tôn giáo. Ông đã quyên góp phần lớn tài sản của mình cho các tổ chức từ thiện. Ông qua đời vì bệnh bạch cầu ở tuổi 90.

Ngày nay, KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất với với tổng cộng hơn 23.000 nhà hàng tại 140 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ông Sanders còn được coi là tấm gương khởi nghiệp, khi gần 70 tuổi ông mới bắt đầu thành công và không ngừng tìm tòi những cái mới. Ông đã ngược dòng thành công và vượt qua số phận đầy trắc trở của mình.

Tổng hợp