Trong cuộc sống, có những người thích đùa giỡn một chút, mọi người ai cũng đều vui vẻ. Nhưng nếu đùa giỡn quá trớn thì có thể gây ra bi kịch. 

Trong cuộc sống của chúng ta, có những người thích đùa giỡn một chút; mọi người ai cũng đều vui vẻ. Nó không chỉ có thể giải tỏa áp lực trong công việc, mà còn giúp bầu không khí trở nên sôi nổi hơn. Điều này quả thực là nhất cử lưỡng tiện. Nhưng nếu trò đùa đi quá xa, nó có thể dẫn đến bi kịch. Quách Tắc Vân là một quan viên và học giả trong thời Trung Hoa Dân Quốc; Ông đã ghi chép lại hai câu chuyện có thật trong cuốn sách “Động linh tục chí” nói về tai hoạ của việc đùa giỡn. Bởi vì vui đùa quá trớn, khi niềm vui lên đến tột cùng thì chuyện buồn xảy ra. 

Đùa giỡn quá trớn gây hậu quả nghiêm trọng

Tào Binh Chương (tự là Lý Trai) cho biết ông đã từng sống ở Biện Lương. Đây cũng là nơi nương náu của người anh họ Liêm phóng (chức quan) Châu Miễn Dân. Châu Miễn Dân và những người cùng nghề sống ở Biện Lương đã thành lập một ẩm xã. Phàm là những nhân tài có sở trường đặc biệt về thư pháp, hội họa, ca hát, chơi đàn, cờ vua và uống rượu mới được mời tham gia vào ẩm xã. Ẩm xã như vậy còn được gọi là Mê cục. Triệu Tấn Khanh đại nhân cũng là một người trong Mê cục. 

Khi còn trẻ, Tào Lý Trai đã gặp Triệu Tấn Khanh đại nhân nhiều lần. Triệu Tấn Khanh đã từng khuyên nhủ ông rằng: “Đùa giỡn là vô dụng” .

Triệu Tấn Khanh cho biết, khi còn nhỏ ông đã phụng dưỡng những bậc trưởng bối. Quan xá – nơi ở của những bậc trưởng bối, đã mời một người thầy đến dạy dỗ những đứa trẻ của mỗi gia đình. Người thầy đã đưa một trong những cháu trai của mình đến để nghe giảng bài. Cháu ông lớn tuổi nhất trong các bạn cùng lớp, về trí thông minh thì không ai có thể so được với cậu ấy. Hơn nữa, tính tình của cậu thẳng thắn, bộc trực, dễ gần, ai cũng quý mến.

đùa giỡn quá trớn; nghịch dại; nghịch dại nhất quả đất
Quan xá đã mời một người thầy giáo đến dạy những đứa trẻ (ảnh minh họa: Tranh của Đổng Cáo thời nhà Thanh)

Vào một ngày đúng dịp Tết, người thầy định về quê đón Tết nhưng các bạn trong lớp ép cháu của ông ở lại, vì vậy người cháu đã ở lại.

Sau khi người thầy rời đi, tất cả đã uống rượu với nhau. Cháu trai của người thầy có tửu lượng rất cao. Vì vậy mọi người đã dùng kế để làm cho cậu ấy say. Cuối cùng cậu cũng say khướt và phải nằm xuống. Những người còn lại không có gì để làm, bèn chuẩn bị một trò chơi khăm. Thế là, họ trang trí cho cậu như thể đã chết: Đem chiếc bàn đến bên giường, mua nến xanh điểm lên, lại còn thắp hương và đốt tiền âm phủ, cùng nhau khóc lóc. Sau đó, họ lo lắng rằng cậu sẽ tức giận sau khi tỉnh dậy. Vì vậy, mọi người đã ra ngoài trốn và lén lút kiểm tra động tĩnh. 

Một lúc lâu sau, chỉ thấy người cháu trai của vị thầy ngồi dậy sau khi tỉnh táo, cậu mở mắt nhìn xung quanh thì tỏ vẻ vô cùng ngạc nhiên. Một lúc sau thì nghe thấy tiếng thở dài, hai hàng nước mắt của cậu lập tức tuôn rơi như mưa. Tiếp đó, cậu nằm lăn ra gối một lần nữa. Sau một thời gian dài cũng không có tiếng động gì. Khi mọi người đến gần hơn, cậu đã tắt thở. Người thầy sau khi nghe xong liền vội vàng chạy tới, mắng nhiếc những học sinh này, thậm chí còn kiện lên quan phủ. Kết quả ông cũng chỉ có thể nhận thêm tiền trợ cấp mai táng mà thôi.

Đùa giỡn quá trớn có thể gây ra bi kịch (ảnh từ “Nghiên cứu tín ngưỡng dân gian Trung Quốc”)

Tấn Khanh lúc đó không hề hối hận cho đến khi nhớ lại điều đó vào những năm cuối đời của mình. Vì vậy, ông ấy thường sử dụng điều này để khuyên bảo thế nhân.

Tinh thần có thể dẫn đến cái chết của một người

Quách Tắc Vân cũng nghe Nguyễn Lan Thúc nói rằng tại một ngôi trường nào đó ở An Huy có một người học trò rất hay ngủ; đôi khi còn ngáy rất to khi ngồi giữa ban ngày. Các bạn trong lớp đã cười nhạo cậu ấy và nói: “Nếu ham ngủ như vậy thì chắc chắn sẽ chết vì ngủ” .

Một hôm, cậu ấy lại ngủ vào giữa ban ngày, nên mọi người thắp nến, đốt tiền, trêu đùa cậu ta. Kết quả là khi tỉnh dậy, cậu ta nhìn đồ đạc xung quanh mình; lại nhìn quanh phòng rồi thở dài nói  “Quả nhiên ta đã chết rồi!”. Sau đó, cậu ta nằm lăn ra chết.

Nguyễn Lan Thúc cũng nói rằng: Tại sao thôi miên có thể dẫn đến cái chết? Chính là tinh thần của con người dẫn đến cái chết của người ấy. Người phương Tây cũng dùng tử tù để kiểm tra điều này.

Họ nói với tử tù rằng: “Ngươi tội đáng hành quyết. Bây giờ, ta sẽ thi hành một phương thức nhân từ; dùng một phương pháp mới. Ta sẽ để ngươi nằm xuống rồi mới cắt ngón tay của ngươi; để máu chảy nhỏ giọt xuống; ngươi sẽ chết vì mất máu.” Người tử tù cũng bằng lòng tuân theo, sau đó cắt ngón tay của anh ta. Mặt khác, dùng một cái bình có tiếng nước nhỏ giọt; bịt mắt người tử tù để anh ta nghe tiếng chảy. Anh ta tưởng máu chảy ra từ ngón tay của mình; một lúc sau thì người tử tù ra đi thanh thản. Đây được gọi là hiệu ứng kỳ diệu của thuật thôi miên và sự thật đã chứng minh điều này.

Có thể thấy đùa giỡn quá trớn có thể mang đến hậu quả khôn lường; do đó khi đùa cũng phải biết chừng mực.


Theo Sound of Hope