Ký ức thai nhi của em bé khi ở trong bụng mẹ
Trong cuốn sách “Ký ức thai nhi” có từng nói đến: “Khi đứa bé ở trên trời nó sẽ chọn cho mình những thành viên ưa thích trong gia đình của nó. Sau đó đầu thai vào trong bụng của chủ nhà”. Thai nhi lúc còn trong bụng mẹ, hoàn toàn có khả năng cảm thụ được tâm tư của người mẹ. Vì vậy, mọi cảm xúc tức giận hay yêu thương khi người mẹ mang thai có thể luôn tồn tại trong tiềm ý thức của đứa bé.
- Ký ức tiền kiếp hé mở sự thật về luân hồi
- Kiếp trước bạn là ai? Cùng xem 11 mối nhân duyên của đời người
Một người mẹ kể rằng một lần cô đã hỏi con của mình về những gì đã diễn ra trong bụng mẹ. Cô đã rất kinh ngạc khi nghe con nói rằng có một em bé nhỏ chơi với mình lúc còn trong bụng mẹ. Cô bật khóc nghẹn ngào bởi vì thật sự bé có một người chị song sinh nhưng chẳng may đã mất ngay sau khi chào đời. Người mẹ đã không tin nổi về điều mà con gái cô nói nhưng đó là sự thật.
Nội dung chính
Ký ức của cậu bé Masahiro
Chúng ta có thực sự không nhớ? Hãy cùng tìm hiểu câu chuyện của một cậu bé năm tuổi và mẹ mình dưới đây:
“Mẹ: Trước khi Masahiro vào trong bụng mẹ thì ở đâu nhỉ?
Masahiro: Ở trên đám mây ạ. Phía trước là một thảo nguyên rộng lớn.
Mẹ: Là con tự lựa chọn cha mẹ cho mình phải không?
Masahiro: Không phải. Là một ông quan giống như ông chủ quán quyết định cho con.
Mẹ: Không phải chỉ có trẻ con, trên mây còn có cả người lớn phải không?
Masahiro: Đúng ạ. Có ông, bà, và những người giống như bố, mẹ… Vì đều là là mây và bông trộn lẫn, nên có thể làm thành các món ăn rất ngon.
Mẹ: Khi ở trong bụng mẹ thì con làm gì?
Masahiro: Uốn cong tay, cuộn cơ thể thành vòng tròn và ngủ. Uống nước và lại đi tiểu. Khi ở trong bụng mẹ, mẹ thường ho khan và cho rằng như vậy không tốt. Vì vậy ở trong bụng con luôn ra sức dọn dẹp. Vì vậy tới giờ con vẫn thích dọn dẹp. Vì muốn dạy mẹ dọn dẹp mà con ra đời”.
Đoạn hội thoại này được chọn biên tập vào cuốn sách “Tôi nhớ kỹ thời gian ở trong bụng mẹ” của bác sĩ y khoa Akira Ikegawa. Những ký ức của cậu bé Masahiro được gọi là ký ức trong bào thai.Đây chính là ký ức của thai nhi trong bụng mẹ. Tiếng Anh gọi là Prenatal Memories hay Fetal Memory。
Nghiên cứu của bác sĩ Akira
Bác sĩ Akira sinh năm 1954 tại Tokyo Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp trường Teikyo University School of Medicine, ông công tác với chức vụ là trưởng khoa sản tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Ageo. Ông mở phòng mạch tư Ikegawa vào năm 1989. Ông nổi tiếng với những nghiên cứu về kí ức trước khi sinh và trong thời kỳ thụ thai.
Ông hiện đang làm việc với tư cách là cố vấn người Nhật cho Hiệp hội về Tâm lý và Sức khỏe trước khi sinh và trong thời kỳ thai nghén. Sau khi đọc lượng lớn các tài liệu liên quan, ông hỏi nhân viên y tá và được biết những em bé sơ sinh có ký ức khi sinh ra và ở trong bào thai.
Ký ức của thai nhi thời khắc chào đời
Có một em bé trong gia đình ông Gosuke không những nhớ kỹ những việc khi mình ra đời mà còn có thể viết thành bài báo.Trong đó có đoạn miêu tả: “Ở trong bụng mẹ con nhìn thấy có một con dao đâm vào, chân của con bị kéo ra ngoài. Con sợ hãi khóc lên, sau đó có một cái ống xuyên qua lỗ mũi con, khiến con cảm thấy rất đau đớn”.
Những lời miêu tả của em bé sống động như thật khiến bác sĩ Akira cảm thấy vô cùng ngạc nhiên. Vì vậy, ông bèn tìm lại video ghi lại khi đỡ đẻ cho cậu bé và được biết vì khi đó vì ngôi thai không thuận, nên phải mổ đẻ. Đây là bằng chứng cho thấy thai nhi là có chủ ý thức của mình.
Nội dung những ký ức thai nhi rất phong phú
Bác sĩ Akira đã thực hiện lượng lớn các cuộc điều tra xã hội từ năm 2000 tới năm 2003. Ông hỏi những đứa trẻ về ký ức trong bụng mẹ và khi sinh ra của chúng. Nội dung rất phong phú bao gồm như sau:
“Khi con đang ở trên mây, tất cả trẻ con và thần đều ở cùng một chỗ. Bên cạnh còn có các thiên sứ và yêu tinh giúp đỡ. Sau khi tự quyết định mẹ của mình sẽ báo với Thần. Thần đều không nói là không thể”.
“Khi Thần nói với con có thể được sinh ra, sau lưng con sẽ được lắp thêm đôi cánh. Khi con bay lên trời, con phát hiện một cánh cửa. Vì xung quanh đều là những bức tường trong suốt; con không thể xuyên qua từ cửa bên cạnh mà phải đợi cửa mở mới có thể đi qua. Còn ở đó tìm thấy mẹ mình liền chui vào trong bụng. Thiên sứ sẽ đi vào trong bụng cùng con, sau đó lấy đi đôi cánh”.
“Dường như có một thứ gì đó (u xơ tử cung) trong bụng của Mẹ. Mẹ ơi, mẹ có biết không? Con biết rằng nếu thứ đó to ra thì con sẽ chết. Con cảm ơn mẹ đã sinh ra cho con một cách suôn sẻ“.
Ký ức thai nhi của con trai nghệ sĩ Tùy Đường
Năm 2000, nghệ sĩ Tùy Đường đã chia sẻ trên Facebook cá nhân của mình ký ức bào thai của con trai lớn Max. Khi cậu bé lên 2 tuổi, cô từng hiếu kỳ và hỏi: “Con trai, con có nhớ trước đây con ở trong bụng mẹ không?”. Lúc đó cậu bé không trả lời.
Hai năm sau vào một buổi sáng, Max nói: “Mẹ ơi, con mơ thấy mình vẫn đang trong bụng mẹ”. Cô thích thú hỏi: “Vậy con có còn nhớ những việc trước đây khi con ở trong bụng mẹ không? Dù bất kể sự việc nào?”
Max trả lời: “Con có nhớ. Con cứ bơi bơi, còn ngủ, thật nhàm chán… sau đó con nhìn thấy một cái lỗ! rất nhiều rất nhiều nước từ đó phun ra, sau đó rất nhiều máu phun ra, con… con cũng chui ra từ cái lỗ đó”.
Nghe tới đây cô Tùy ngẩn người không nói lên lời. Cô tiếp tục hỏi một số vấn đề trọng tâm: “Vậy sao con lại chọn ta là mẹ?”
Max đột nhiên mở to mắt nhìn cô trong ánh mắt lóe lên sự kiên định và đáp: “Con không lựa chọn”. “Trên kia xa quá, con không nhìn rõ… là lão gia gia chọn cho con. Ông nói mẹ rất xinh đẹp. Ông liền ôm con bay xuống, đặt con vào trong bụng mẹ” .
Nếu thực sự có thiên đường, tại sao chúng ta lại muốn lựa chọn rời đi?
Quay lại câu hỏi mà chúng ta đã đề cập ở phần đầu “Tôi đến từ đâu?”. Bạn có nhớ mình bắt đầu hỏi câu này bao nhiêu tuổi không? Bạn hoàn toàn không nhớ gì cả.
Đây cũng là lý do tại sao dù ký ức thai nhi có tồn tại một cách phổ biến. Tuy nhiên nó lại chưa được công nhận phổ biến. Vì nó chưa được chứng thực phổ biến như ký ức của người lớn. Lời trẻ nói dù rằng là thật nhưng giới y học cho rằng trí nhớ của trẻ sơ sinh và thai nhi chưa phát triển toàn diện. Vì thế, nó chỉ có quan hệ ngắn ngủi tới ký ức của trẻ nhỏ.
Một con chó được yêu mến lâu dài suốt đời sẽ không bao giờ quên gia đình ấy. Tại sao con người lại chọn cách lãng quên? Sự rạng rỡ của thiên đường, sự ấm áp trong bụng mẹ hay sự chăm sóc khi còn bé thơ non nớt?
Nó dần bị quên lãng và không thể phục hồi sau khi chúng ta bắt đầu học các quy tắc của thế giới. Khi đến thời khắc gọi là “hiểu chuyện” thì quên lãng. Điều này xảy ra với bất kể chủng tộc nào, khu vực hoặc bối cảnh văn hóa nào.
Ký ức thai nhi có thể tác động đến tính cách đứa trẻ tương lai
Những năm trở lại đây, giáo dục thai nhi ngày càng được mọi người coi trọng. Tại bang California của Mỹ đã thành lập một trường đại học dành cho thai nhi. Giảng viên ở đây là các bác sĩ sản khoa, các nhà tâm lý học và nhà giáo dục học gia đình.
Hay tại tỉnh Zaragoza thuộc Tây Ban Nha đã thành lập Sở Nghiên cứu. Tại đây, họ tập trung nghiên cứu vấn đề trọng điểm: Có cách nào khiến bộ não thai nhi trong bụng mẹ phát triển tốt hơn?
Những cảm nhận của thai nhi đối với hành động yêu thương từ cha mẹ sẽ được lưu giữ lại trong ký ức thai nhi. Hơn nữa, chính điều này tác động tới việc hình thành tính cách thai nhi trong tương lai.
Tất cả các loài động vật khi sinh ra đều im lặng và hiền lành. Chỉ có con người là không ngừng kêu khóc, chân đạp, tay vùng vẫy. Phải chăng là Thiên sứ khi lạc xuống cõi hồng trần muốn cố gắng nắm lấy tia sáng cuối cùng của thiên quốc?
Cũng có thể là linh hồn đang bị giam giữ muốn dốc sức thoát ra để tạm làm bạn một thời gian sinh lão bệnh tử của kiếp nhân sinh. Mọi thứ còn được lưu lại trong ký ức thai nhi của em bé ngay cả khi còn đang trong bụng mẹ.
Theo Epochtimes