Làm việc tốt vô tư và vị tư dẫn đến những kết quả khác nhau
Vận mệnh dù được định trước nhưng hành thiện tích đức vẫn có thể cải biến được, tuy nhiên làm việc tốt vô tư và vị tư dẫn đến kết quả rất khác nhau.
- Hành thiện tích đức đắc phúc báo, gặp dữ hóa lành nhờ nhẫn chịu
- Tiền tài bất chính rồi cũng mất, hành thiện tích đức để phúc cho con cháu
Nội dung chính
Vô tư hành thiện
Liên quan đến vấn đề này thì có một câu chuyện về Lương Vũ Đế, vị hoàng đế khai quốc triều Lương, thời Nam-Bắc triều. Lương Vũ Đế là người rất yêu thích việc tu hành, ông đã phong hòa thượng Chí Công làm quốc sư. Một ngày nọ, Lương Vũ Đế hỏi hòa thượng Chí Công: “Ta nay có thể làm được hoàng đế, không biết kiếp trước đã làm được công đức gì? Xin sư xem giúp”.
Chí Công đáp: “Ngài kiếp trước là một tiều phu. Chỉ vì lên núi đốn củi, gặp phải ngôi miếu cổ có bàn thờ, am cỏ mục nát. Bên trong có một bức tượng Phật, phải chịu nắng chiếu mưa dội, không ai chăm nom. Ngài khởi thiện niệm, đem cái nón lá trên đầu mình, che cho tượng Phật. Đức Phật dùng thiên nhãn nhìn thấy ngài có thiện tâm như vậy, mới khen ngợi nói: ‘Thiện tai thiện tai! Ngươi nghèo khổ như vậy, còn không quên bố thí, thật là hiếm có. Ta sẽ để cho ngươi ở kiếp sau được là vua ở nhân gian một lần’. Cũng bởi duyên cớ này, mà nay mới có được phúc báo lớn như vậy”.
Hữu cầu mà làm, ngược lại còn tạo nghiệp
Lương Vũ Đế nghe xong thì rất vui mừng, thầm nghĩ: “Một cái nón là trên đầu là có thể được làm hoàng đế. Ta nay làm phúc lớn hơn cũng không khó”. Vì vậy hạ thánh chỉ, ban bố khắp thiên hạ: 5 dặm (1 dặm = 0,5 km) xây một am, 10 dặm xây một chùa. Không ngờ một thời gian sau Lương Vũ Đế bị mắc trọng bệnh. Ông lại đi hỏi hoà thượng Chí Công: “Quả nhân nay phát tâm làm việc thiện lớn, xây dựng am chùa khắp nơi, hăng hái hành thiện, vậy sao lại bị mắc trọng bệnh?”
Chí Công đáp: “Ngài kiếp trước dùng nón lá của mình che cho tượng Phật, chính là vô tư, chân thành bố thí; vậy nên mới tạo được đại phúc. Mà nay, xây dựng am chùa khắp nơi, huy động sức lực trong dân, vì vua mà xây am chùa, khiến nhiều người chịu khổ, vất vả không kể xiết; giày vò thế nhân không biết bao nhiêu mà nói. Cho nên quan dân thiên hạ đều oán than. Tuy là chân mệnh thiên tử, không chịu nổi vạn dân oán giận. Cho nên nói: Ngài lần này trên thực tế lại đang tạo nghiệp”. Lương Vũ Đế nghe vậy thì trong tâm cảm thấy rất xấu hổ.
Có thể thấy, hành thiện tích đức là có “hữu cầu mà làm” (làm mà có truy cầu) và “vô cầu tự đắc” (không mong cầu mà lại tự đắc), từ đây cũng dẫn đến những kết quả khác nhau.
Vô cầu tự đắc
Vào thời nhà Tống, trong kinh thành có một gia đình họ Thạch, mở một tiệm trà, và để cho cô con gái nhỏ của mình mang trà đến cho khách.
Lúc đó có một người ăn xin, bị mắc bệnh điên điên rồ rồ, quần áo bẩn thỉu rách nát, toàn thân dơ bẩn; cứ đi thẳng vào trong tiệm muốn uống trà. Thạch cô nương rất lễ phép mang trà đến cho ông mà không lấy tiền. Chuyện cứ tiếp diễn như vậy phải hơn 1 tháng. Mỗi sáng tiểu cô nương đều mang loại trà tốt nhất đến cho ông. Cha của cô thấy vậy thì rất tức giận, liền đuổi người ăn xin ra khỏi quán, còn đánh cho con gái một trận. Thạch cô nương vậy mà không chút oán giận trong lòng, lúc phục vụ trà lại càng cẩn thận hơn.
Lại qua mấy ngày, người ăn xin lại đến quán trà, người ăn xin nói với Thạch cô nương: “Cô có thể uống phần trà còn dư của tôi không?” Thạch cô nương ngại phần trà còn dư không được sạch, vì vậy hơi đổ xuống đất một chút, lập tức ngửi thấy một mùi hương lạ thường; vậy nên cô lập tức uống phần trà còn dư đó. Uống xong cô cảm thấy tinh thần chấn động, thân thể tràn đầy năng lượng.
Người ăn xin nói: “Ta là Lã Động Tân trong bát tiên! Ngươi mặc dù không có duyên phận uống hết toàn bộ ly trà còn dư, nhưng có thể thỏa mãn nguyện vọng của bản thân; hoặc là giàu sang phú quý, hoặc là trường thọ, đều có thể đạt được”.
Làm việc tốt một cách vô tư
Thạch cô nương sinh ra trong một gia đình bình dân, cô không biết giàu sang phú quý thì như thế nào; chỉ hy vọng trường thọ và không thiếu tiền tài. Lã Động Tân sau khi rời đi, Thạch cô nương đem chuyện này nói cho cha mẹ. Họ nghe xong thì kinh ngạc, lập tức đi tìm kiếm, nhưng không còn thấy bóng dáng Lã Động Tân đâu nữa.
Thạch cô nương sau khi trưởng thành, gả cho một Quản doanh chỉ huy sứ (quan thất phẩm). Sau đó làm nhũ mẫu của cháu gái Ngô Yên Vương, được phong làm Ấp phu nhân. Nhiều năm sau, cháu gái của Ngô Yên Vương được gả cho Cao Tuân Ước (danh tướng Bắc Tống); bà được phong làm Khang quốc Thái phu nhân. Bà cuối cùng đã sống đến 120 tuổi.
Vị cô nương này có thể thoát khỏi thiên kiến của thế tục, làm việc tốt một cách vô tư, nhờ vậy mà được Thần tiên cấp cho phúc báo và trường thọ.
Theo Epoch Times
Xem thêm video: