Liệu pháp cảm xúc của y học cổ đại đầy màu sắc và cũng rất thú vị, có rất nhiều giai thoại về chẩn đoán và điều trị được lưu truyền hàng nghìn năm.

Liệu pháp chọc giận

Tương truyền, Tề Mẫn Vương vào thời Chiến Quốc mắc bệnh ưu buồn, mời danh y nước Tống là Văn Chí đến chữa trị. Văn Chí sau khi cẩn thận chẩn đoán thì nói với thái tử: “Bệnh của Tề Vương chỉ có dùng phương pháp chọc giận để trị liệu thì mới có thể tốt được. Nếu như thần chọc giận Tề Vương, ngài nhất định sẽ mang thần đi giết chết”

Thái tử nghe vậy mới khẩn cầu: “Chỉ cần trị hết bệnh cho phụ vương, ta và mẫu hậu nhất định sẽ bảo đảm sinh mệnh cho ngươi”. Văn Chí từ chối không được, đành phải chấp nhận. Lúc này cùng với Tề Vương hẹn thời gian xem bệnh. Kết quả lần thứ nhất Văn Chí không đến; lại hẹn lần thứ hai, lần thứ hai không đến; lại hẹn lần thứ ba, lần thứ ba cũng lại lỡ hẹn. 

Tề Vương thấy Văn Chí được kính mời như thế mà không đến, vô cùng tức giận, mắng chửi không ngừng. Qua mấy ngày nữa Văn Chí đột nhiên đến, ngay cả hành lễ cũng không thấy; giày cũng không cởi ra, đi tới chỗ giường của Tề Vương để xem bệnh. Hơn nữa lại dùng những lời nói thô tục chọc giận Tề Vương. 

Liệu pháp cảm xúc; Y học cổ truyền; Y học cổ đại
Trung y tìm hiểu sâu về nguyên nhân của bệnh (ảnh minh họa Adobestock)

Tề Vương nhịn không được, đứng dậy mắng Văn Chí; giận dữ một trận, chứng buồn thương của Tề Vương nhờ vậy mà cũng khá hơn. Văn Chí căn cứ vào nguyên tắc “giận dữ thắng suy tư” trong Trung y; áp dụng phương pháp chữa trị chọc giận bệnh nhân, nhờ vậy mà chữa hết chứng ưu phiền cho Tề Vương.                                 

Liệu pháp chọc cười

Vào thời nhà Thanh có một vị Tuần án (chức quan), bị mắc chứng uất ức; cả ngày mặt mày ủ ê, buồn phiền không vui. Nhiều lần trị liệu mà không có hiệu quả, bệnh tình càng ngày càng nghiêm trọng hơn. 

Được người tiến cử, một lão trung y đã đến để khám bệnh cho ông. Lão trung y sau khi ‘nhìn, nghe, hỏi, sờ’, thì nói với vị tuần án: “Ông là do kinh nguyệt không đều, an dưỡng một chút là tốt thôi”. Tuần án nghe xong ôm bụng cười lăn; cảm thấy vị thầy thuốc này thực sự là quá hồ đồ, ngay cả nam nữ cũng không phân biệt được. 

Sau đó mỗi khi nhớ lại chuyện này, vẫn thường hay tự bật cười. Lâu ngày, chứng uất ức cũng đỡ hơn. Một năm sau, lão trung y lại cùng với vị tuần án gặp nhau. Lần này lão trung y nói rằng: “Chứng bệnh của ông ngày xưa là ‘uất ức do khí kết’, cũng không có thuốc hay. Nhưng nếu như tâm tình vui vẻ, miệng thường mỉm cười, khí tắc nghẽn có thể được khai thông. Như vậy có thể không trị mà khỏi. Bệnh của ông nhờ cứ thoải mái cười vui mà được trị hết rồi”. Tuần án lúc này mới hiểu ra, vội vàng cảm tạ.

Liệu pháp thống khổ

Vào thời nhà Minh, có một người con nhà nông dân tên là Lý Đại Gián, từ nhỏ chăm chỉ hiếu học. Đến một năm nọ đi thi thì đậu tú tài, năm sau lại đỗ cử nhân, năm thứ 3 lại đỗ tiến sĩ. Tin vui liên tiếp truyền đến, người cha nông dân cao hứng đến mức miệng lúc nào cũng cười; gặp người là lại khoe, mỗi lần khoe lại cười, mỗi lần cười lại cười to không ngừng. Lâu ngày không thể tự chủ, thành chứng cười như điên; chữa trị đủ cách không khỏi.

Lý Đại Gián bất đắc dĩ đành phải mời một vị ngự y nọ. Ngự y xem xét hồi lâu rồi nói: “Bệnh có thể chữa được, nhưng phải có chỗ thất kính, xin lượng thứ cho”. Lý Đại Gián nói: “Xin được tuân theo, không dám làm trái”

Trung y và đông y; Trung y là gì; Đông y là gì
Trung y huyền bí có nhiều phương pháp trị liệu rất thần kỳ (ảnh minh họa Adobestock)

Ngự y sau đó phái người về quê của Lý Đại Gián báo tang, nói với cha của ông: “Con trai của ông bởi vì bị bệnh cấp tính, chẳng may qua đời rồi”. Cha của Lý Đại Gián sau khi nghe xong tin dữ, lập tức khóc chết đi sống lại. Bởi vì đau buồn quá độ, chứng cười như điên cũng ngừng lại. 

Không lâu sau, ngự y lại phái người đến nói với cha của Lý Đại Gián rằng: “Con trai ông sau khi chết, may gặp được thái y tài giỏi, đã cải tử hoàn sinh được cứu sống lại rồi”. Cha của Lý Đại Gián nghe vậy thì thôi không đau buồn nữa. Chỉ cần như vậy mà chứng cười như điên trong 10 năm dài đã được chữa khỏi.

Liệu pháp vui vẻ

Tương truyền, Trương Tử Hòa là một danh y thời xưa, rất giỏi trị những chứng bệnh kỳ lạ, có uy tín cao trong quần chúng. Một ngày nọ, có một người tên là Hạng Quan đến cầu chữa bệnh, nói rằng vợ của ông bị một chứng bệnh quái lạ, chỉ thấy trong bụng đói, nhưng lại không muốn ăn gì hết; cả ngày kêu gào, tức giận vô cớ, uống rất nhiều thuốc cũng không có tác dụng.

Trương Tử Hòa sau khi nghe vậy, cho rằng bệnh này mà uống thuốc thì khó mà có hiệu quả; vậy nên nói với người nhà bệnh nhân, tìm hai người phụ nữ, hóa trang thành vai hề để diễn trò; cố làm ra nhiều động tác tức cười, tự nhiên sẽ khiến cho tâm tình bệnh nhân vui thích. Bệnh nhân một khi cao hứng thì bệnh sẽ giảm bớt. 

Đông y là thuốc gì; Đông y là như thế nào; Khám đông y là gì; liệu pháp cảm xúc
Những cảm xúc ‘vui, buồn, nóng giận’ được dùng như một loại ‘thuốc’ để trị liệu (ảnh minh họa Adobestock)

Sau đó Trưởng Tử Hòa lại nói người nhà bệnh nhân mời hai người phụ nữ đến ăn uống thật ngon miệng trước mặt bệnh nhân; bệnh nhân nhìn thấy thì cũng bất tri bất giác mà muốn ăn theo. Nhờ vào liệu pháp vui vẻ này mà bệnh tình ngày càng thuyên giảm, cuối cùng không thuốc mà bệnh tự khỏi.

Liệu pháp xấu hổ

Xấu hổ là bản năng của con người, Trung y lợi dụng bản năng này để trị liệu một số bệnh khó chữa, và đều thu được hiệu quả thần kỳ. Tương truyền thời xưa có một cô gái, bời vì ngáp dài, hai tay giơ lên lại không thể hạ xuống được, uống thuốc gì cũng vô hiệu. 

Thầy thuốc lợi dụng tâm lý xấu hổ của cô gái này; làm bộ muốn cởi bỏ đai lưng của cô, nói là sẽ châm cứu cho cô. Cô gái bị bất ngờ như vậy thì sợ đến ngây người; không tự chủ được, vội vàng dùng hai tay che thân lại. Vậy mà phát sinh biến cố, hai tay thuận thế lại tự nhiên hạ xuống được. 

Đây là áp dụng liệu pháp cảm xúc “vây Ngụy cứu Triệu” trong Trung y, thu được hiệu quả nhanh chóng.

Theo Vision Times