Nên duyên vợ chồng vì nợ nhau mà đến
Con người gặp nhau là bởi chữ duyên, sống và yêu nhau là bởi chữ nợ; nên duyên vợ chồng cũng là để trả nợ lẫn nhau.
- Nhân duyên vợ chồng: Cuộc hôn nhân kiếp này bắt nguồn từ một nụ cười
- Nhân duyên vợ chồng: Giấc mơ nhiều năm trước đã ứng nghiệm
Nhiều cặp vợ chồng đôi lứa đang sống với nhau mà một trong hai người bỗng có tình cảm với người khác, dẫn đến chuyện chia tay… Những người không hiểu duyên nợ sẽ nói rằng người kia trăng hoa, sở khanh nhưng. Thật ra có thể người đó đã trả xong nợ nên buộc phải ra đi…
Nội dung chính
Phật gia giảng về nên duyên vợ chồng do đâu?
Phật gia cho rằng, ở kiếp này, người với người gặp nhau là do duyên nợ từ kiếp trước; vợ chồng và con cái gặp nhau cũng là như vậy. Có câu chuyện kể rằng:
Trước đây, có một thư sinh và một cô gái xinh đẹp đã hẹn ước ngày kết hôn. Nhưng đúng vào ngày mà hai người hẹn ước thì cô gái lại đi lấy người đàn ông khác.
Thư sinh vì chuyện này mà bị tổn thương ghê gớm; đau khổ ngày ngày rồi mắc bệnh nằm liệt giường.
Lúc đó, một vị hòa thượng đi vân du ngang qua gặp hoàn cảnh của thư sinh này. Vị hòa thượng lấy một chiếc gương và bảo thư sinh kia hãy nhìn vào trong đó.
Thư sinh này lập tức nhìn vào trong gương và thấy: Đầu tiên là một vùng biển rộng mênh mông mờ mịt hiện ra trước mắt anh ta.
Tiếp đến, trên bờ biển có một cô gái bị chết trong tình cảnh không mảnh vải che thân. Ngay lúc đó, là một người đi ngang qua, liếc mắt nhìn, lắc đầu và bỏ đi. Sau đó, lại có một người nữa đi qua; cởi bộ quần áo ngoài ra và đắp lên thân cô gái và lại đi. Một lát sau lại có một người nữa đi qua, người này thương cảm với tình cảnh của cô gái nên lập tức đào một cái hố rồi cẩn thận đem thi thể cô gái chôn xuống dưới.
Người vợ ở kiếp này là người mà bạn chôn ở kiếp trước, đến để trả ơn cho bạn.
Vị hòa thượng lúc này nói: “Cô gái nằm chết ở trên bờ biển kia chính là vị hôn thê ở kiếp này của cậu. Cậu là người đàn ông thứ hai đi qua thi thể cô ấy và cởi bộ quần áo đắp lên thân thể cô ấy. Cô ấy kiếp này yêu thương cậu là để trả lại ân tình đó. Còn người mà cô ấy muốn báo đáp cả đời này chính là người mà đã mang thi thể cô ấy đi chôn. Người đó là người chồng hiện tại của cô ấy!”
Thư sinh nghe xong những lời này của vị hòa thượng liền hiểu ra mối nhân duyên của hai người, không còn trách cứ hay oán giận ai. Anh ta nhẹ nhàng buông bỏ nên bệnh tật qua mấy ngày sau cũng đã khỏi.
“Người vợ ở kiếp này là người mà bạn chôn ở kiếp trước, đến để trả ơn cho bạn.” Có biết bao người không chịu buông tay khi tình yêu mất đi; thống khổ tột cùng, sống hờ hững qua ngày. Hãy buông bỏ giải thoát cho chính mình, bước tiếp về con đường phía trước!
Vì sao có một số phụ nữ thường phàn nàn về người chồng của mình?
Người phụ nữ từ thời khắc được gả làm vợ của một người đàn ông thì sẽ đem toàn tâm thân giao phó cho người đàn ông này. Sau khi kết hôn, họ một mực yêu thương gia đình và chăm sóc chồng con. Nhưng có những người cả đời không nhận được một câu động viên khích lệ của người chồng. Thậm chí có người còn bị chồng không quan tâm, coi trọng. Thế là họ sinh ra bực bội, than vãn và phàn nàn về người chồng của mình.
Nhưng xét về nhân quả thì đây là do kiếp trước người vợ đã thiếu nợ người chồng ở kiếp này của mình. Người vợ đã bao giờ từng nghĩ: “Tại sao mình không lấy người này, người kia mà lại lấy chồng mình bây giờ?”. Đó là bởi vì người vợ thiếu nợ người chồng nên kiếp này được gả cho người chồng hiện tại để trả nợ. Nếu như không thiếu nợ thì sẽ không đến, không có duyên thì sẽ không tụ.
Người phụ nữ được gả cho người đàn ông nào thì đều là mệnh của mình. Người mà hôm nay mình gặp đều là đã có trong mệnh rồi, đều là nhân gieo trồng từ kiếp trước nên ngày hôm nay mới nhận được quả như vậy. Đàn ông cũng vậy, không nợ sẽ không đến.
Cho nên, trong gia đình, vợ chồng đừng nên trách mắng nhau bởi vì như vậy, nợ kiếp trước chưa giải quyết xong lại tăng thêm nợ ở kiếp này, tức là “nghiệp cũ chưa hết lại thêm nghiệp mới.”
Nên duyên vợ chồng do thiếu nợ lẫn nhau
Loại duyên thiếu nợ lẫn nhau này, tức là nợ qua nợ lại nhưng là nợ tiền tài và tình cảm là phần nhiều. Nói cách khác, nếu đôi bên khi tìm hiểu, đã nợ nhau các khoản tiền tài và tình cảm như trên. Họ kiếp này gặp lại kết thành vợ chồng, vừa vặn dễ dàng giúp nhau trả nợ.
Lúc này cũng có thể nói, vợ chồng kết thành chính là vì cân bằng nhân quả. Chính vì có nhân quả nên quan hệ giữa con người với nhau liên tục được cân bằng, không tồn tại bất công.
Vì vậy, bất kì ai khi đã nên duyên vợ chồng, cần phải quý trọng nhau mà chung sống. Vì khoản nợ này sẽ còn thay đổi. Không được oán giận người kia, không được oán trời trách đất; vì oán thán sẽ khiến món nợ kia trả hoài không hết! Hoặc món nợ đã mắc càng ngày càng nặng hơn!
Tuy nhiên, hai bên chỉ cần thay đổi suy nghĩ; dùng thái độ cam tâm tình nguyện mà đối đãi với người kia. Họ cần hiểu rằng vì nợ nghiệp mà nên duyên vợ chồng.