Mẹ của bác Duyên và người chị kết nghĩa của bác đều đưa ra những lời dự ngôn về một cuộc đào thải những người xấu trong tương lai… 

Câu chuyện được ghi chép lại theo lời kể của bác Nguyễn Thị Duyên, sinh năm 1960, quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Trong câu chuyện bác kể về cuộc đời của mình, có hai chi tiết làm tôi chú ý. Đó là những lời tiên đoán của người mẹ không biết chữ của mình và người chị kết nghĩa, cả hai đều đột nhiên đưa ra những lời dự ngôn cho một sự kiện to lớn sẽ xuất hiện trong tương lai. Xin viết ra đây để các bạn đọc tham khảo và suy ngẫm.

Người mẹ không biết chữ và sự bất thường sau trận ốm

Mẹ của bác Duyên không biết chữ. Bà hiểu không biết chữ là khổ nên quyết tâm cho tất cả các con được ăn học tử tế. Do vậy, 7 người con của bà đều được học hành đầy đủ. Người học chuyên nghiệp, người hết cấp ba, làm cán bộ xã hoặc đi bộ đội chuyên nghiệp… Vào những năm 1980 kinh tế còn khó khăn, thiếu thốn, xã hội cũng chưa có coi trọng việc học hành như hiện nay, một gia đình thuần nông mà các con đều được ăn học là một sự cố gắng rất lớn của cha mẹ bác.

Bác Duyên nhớ lúc đó bác tầm 10 tuổi, mẹ của bác bị một trận ốm nặng. Mồm miệng lở loét, đi chữa khắp các bệnh viện không khỏi. Về sau, cúng bái bệnh lại khỏi. Nhưng từ đó, bà nói những lời người thường không lý giải được. Hành vi của bà cũng bất thường, lúc khóc, lúc cười. Bà tự trói chân tay mình và bảo rằng Mẫu trói. Lúc thì bà xưng là Mẫu thiên, lúc thì kêu là quan lớn Tuần Chanh…

Ban ngày bà vẫn làm việc bình thường, nhưng thỉnh thoảng tối đến bà lại bị như vậy. Mỗi lần bị, gia đình phải chạy sang tìm cô đồng có điện thờ bên cạnh thắp hương khẩn cầu thì lại khỏi. Mọi người đều cho rằng, bà căn cao số nặng, bị hành nên khuyên gia đình lập điện thờ. Tuy nhiên, gia đình bà không lập điện hay thờ cúng gì cả. Tình trạng của bà cứ kéo dài như vậy cho đến khi bà về già thì đỡ hơn, bà thọ hơn 90 tuổi.

Lời dự ngôn của người mẹ, có lời đã ứng nghiệm

Bác Duyên nhớ rất rõ những lời mẹ mình thường xuyên lặp lại, nghe như một lời dự ngôn. Bà hay nói:

“Nếu biết người ra thì thuyền nan chở lá
Không biết người ra thì thuyền lá chở sắt”

Bà thường căn dặn các con: “Mai sau trên Mẫu thiên sẽ sàng lọc, sàng đi sàng lại, sàng nước lấy cái, con làm tốt thì được ở lại, lúc đó của không có mà ăn, đường không có người đi”.

Lời dự ngôn của mẹ; Dự ngôn lưu bá ôn; Dự ngôn thôi bối đồ; Dự ngôn là gì; Tiên tri 2022
Tương lai dường như sẽ có một cuộc đào thải những người xấu (ảnh minh họa Adobestock)

Bà còn làm những bài thơ họa về khu công nghiệp, đường xe, nhà máy như thế nào, sau sự thực đúng như thế. Bà cũng hay đọc câu thơ:

“Một mình một cảnh chùa riêng
Đèn trăng, quạt gió chẳng phiền đến ai”

Như thể bà nói về cuộc đời của bà, rằng bà có duyên với cửa chùa nhưng không thực hiện được.

Vì những lời bà nói về sau này đa phần đều đúng, nên người nhà cũng dần để ý và cho rằng những lời nói của bà không phải là linh tinh mà có thể là lời dự ngôn cho sự việc trong tương lai.

Chị kết nghĩa đột nhiên kỳ lạ và cũng nói những lời bí ẩn

Bản thân bác Duyên cũng luôn có mong muốn đi tu, tìm con đường tu hành, đắc đạo. Khi thi đại học không đỗ, bác muốn đi bộ đội nhưng không trúng. Bác định đi tu nhưng sợ gia đình mang tiếng nên cố thi vào trường chuyên nghiệp. Bác thi đỗ trường cao đẳng công nhân cơ địa mỏ tại Hưng Yên.

Học tại trường, bác quen biết rồi chơi thân, sau kết nghĩa chị em với một chị quê ở Sao Đỏ, Chí Linh, Hải Dương. Chị ấy là thanh niên xung phong, xong rồi thi được vào trường. Hai chị em ở cùng phòng nên khá thân thiết. Năm học thứ ba, đột nhiên chị kết nghĩa có những biểu hiện lạ. Chị bắt đầu làm thơ và nói những lời tiên đoán cho tương lai.

Chị nói rằng chị được Thần Phật dạy chữ nổi trên mặt bàn và dạy chị làm thơ. Bác Duyên không còn nhớ chính xác những câu nói đó là gì. Đại khái là nói về tương lai sẽ xuất hiện một sự kiện trọng đại. Một sự đào thải của những người xấu, không chỉ ở mặt đất mà cả trên thiên thượng. Tương tự như những lời mẹ bác vẫn nói.

Điều kỳ diệu đến với cuộc đời bác Duyên

Về phần bác Duyên, sau bao nỗi vất vả lo toan cho gia đình, con cái, tâm nguyện đi tu của bác vẫn ấp ủ. Bác nói với các con: “Khi nào mẹ lo xong cho các con, mẹ sẽ đi đến một ngôi chùa thật xa để tu”. Về hưu, bác lên Hà Nội tìm hiểu môn thiền của Phật giáo. Sau ba tháng tu thiền bên Phật giáo, bác được một chị bạn giới thiệu môn tu luyện Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Nghe qua bác thấy môn này hay và phù hợp với mình vì mọi sự tiện lợi của môn. Như: không mất tiền, không phải đi đâu xa, có thể tự tập ở nhà, trọng điểm là đọc sách và tu tâm tính, hơn nữa cũng là pháp môn của Phật gia.

Tu luyện Pháp Luân Công tại nhà; Tu luyện Pháp Luân Công là gì; Tu luyện Pháp Luân Công như thế nào
Bác Duyên cảm thấy môn tu luyện Pháp Luân Công phù hợp với mình nên đã theo tập (ảnh nhân vật cung cấp)

Ngay hôm sau, bác rủ chị bạn ra điểm luyện công gần đó tập thử. Bác dậy từ rất sớm, nhưng tự nhiên bác đau bụng dữ dội và đi ngoài nhiều. Tưởng rằng không thể đi nổi, nhưng sau mỗi lần đi bác lại thấy người khỏe ra. Cuối cùng bác vẫn ra kịp giờ luyện công. Tập xong 5 bài tập, bác thấy môn này hay quá. Bác nhờ người mua sách, đài và về nhà tự tu luyện.

Thấy cuốn sách tỏa ánh sáng bạc, các chữ nổi viền sáng

Mỗi lần mở cuốn Chuyển Pháp Luân – cuốn sách chính của Pháp Luân Công, bác toàn bị buồn ngủ, người thì bồn chồn nên bác không đọc nữa. Sau vài tháng, bác chợt nghĩ: “Sư Phụ cấp cho mình nhiều thế mà sao mình không chịu học”. Bác quyết tâm lấy sách ra đọc. Vừa giở sách ra, bác thấy tất cả các trang sách nổi ánh bạc; xung quanh các chữ đều nổi lên viền sáng, cuốn sách tỏa ánh sáng bạc nhìn đẹp vô cùng. Bác không khỏi bất ngờ và vui mừng vì biết rằng Sư Phụ đang khích lệ bác. Từ đó trở đi bác tu luyện tinh tấn không ngừng.

Tu luyện pháp Luân Công; Tu luyện Pháp Luân Công để làm gì; Sách tu luyện Pháp Luân Công; Môn tu luyện Pháp Luân Công
Sách Chuyển Pháp Luân (ảnh: Facebook)

Bác chiểu theo Pháp, theo lời dạy của Sư Phụ tu bỏ những tâm và thói quen xấu. Bác lắng nghe, quan tâm và biết nghĩ cho chồng, cho con,… Hàng ngày, bác kiên trì tập 5 bài công pháp. Sức khỏe của bác ngày một cải thiện, bệnh tật khỏi, người trẻ ra so với độ tuổi.

Thấy Pháp tốt quá, bác giới thiệu cho mọi người và có 4 – 5 người gần nhà theo tập. Con gái bác cũng bước vào tu luyện. Mọi chuyện trong gia đình bác đều tốt đẹp…

Nhờ tu luyện bác đã hiểu những lời mẹ nói thực sự là dự ngôn

Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, bác Duyên ngẫm lại những lời mà mẹ và người chị kết nghĩa đã nói thì cho rằng đó là những lời dự ngôn. Ví dụ như đoạn: “Mai sau trên Mẫu thiên sẽ sàng lọc, sàng đi sàng lại, sàng nước lấy cái, con làm tốt thì được ở lại, lúc đó của không có mà ăn, đường không có người đi”, thì cách đây rất lâu, Lưu Bá Ôn – tể tướng khai quốc triều Minh – đã từng đưa ra dự ngôn cho thời mạt kiếp rằng: “Kẻ nghèo một vạn lưu một ngàn, kẻ giàu một vạn lưu hai ba; giàu nghèo nếu không hồi tâm chuyển, nhìn xem ngày chết ở nhãn tiền”.

Hay như dự ngôn nổi tiếng Hàn Quốc “Cách Am Di Lục” từ thế kỷ 16 cũng nói rằng vào thời mạt pháp, nếu nhân loại không tỉnh ngộ thì sẽ bị hủy diệt trong “quái tật” (căn bệnh lạ), “Mười hộ khó còn một”.

Hai dự ngôn này vô tình lại rất trùng hợp với những dự ngôn mà mẹ và chị kết nghĩa của bác Duyên đã nói ra, đều nói về một cuộc đại đào thải những người xấu, chỉ lưu lại những người tốt. Vậy làm sao để có thể được lưu lại?

Chúng ta tiếp tục trở lại với một dự ngôn nữa của mẹ bác Duyên ở trên: “Nếu biết người ra thì thuyền nan chở lá; Không biết người ra thì thuyền lá chở sắt”. ‘Biết người ra’ này có nghĩa là gì?

Làm sao để được lưu lại?

Cả Kinh Phật và Kinh Thánh đều đề cập tới nhân loại thời mạt kiếp ắt sẽ có Cứu Thế Chủ giáng thế cứu vãn chúng sinh. Kinh Phật cho rằng thời mạt pháp sẽ có vị Phật tương lai là Di Lặc hạ thế cứu độ chúng sinh, còn Kinh Thánh tin rằng khi thời mạt kiếp tới, tất sẽ có Cứu Thế Chủ Messiah giáng thế cứu vãn chúng sinh. Và theo một nghiên cứu thì Di Lặc và Messiah đều là chỉ một người (xem bài viết tại đây).

Vậy làm sao để có thể nhận ra Phật Di Lặc? Trong dân gian Trung Quốc bảo lưu một phương thức tạo hình Di Lặc, một pho tượng Phật cười ngạo nghễ, vây quanh có 18 tiểu hài tử, nô đùa muôn hình muôn vẻ, được gọi là “Thập bát tử Di Lặc”. Thế nhưng “Thập bát tử” (十八子) hợp thành một chữ “Lý” (李), tức báo trước Phật Di Lặc hạ thế truyền Pháp độ nhân vào thời mạt kiếp với phàm thân có họ là “Lý”.

Dự ngôn “Cách Am Di Lục” tiên tri: “Hà vi Thánh nhân, Mộc Tử tính thị” Nghĩa là “Thánh nhân là ai, họ là Mộc Tử”; “Mộc Tử” (木子) ghép thành chữ “Lý” (李).

Ngẫm lại lời dự ngôn của mẹ và người bạn về cuộc đào thải người xấu
Bia ký Lưu Bá Ôn đã dự đoán về nhiều sự việc trong tương lai (ảnh minh họa NTDVN)

Lưu Bá Ôn cũng từng tiên tri trong dự ngôn “Thôi Bi Đồ” rằng, Phật Di Lặc sẽ hạ phàm “nhận Mộc Tử vi tính”, tức là lấy “Mộc Tử” (Lý) làm họ. (xem bài viết đầy đủ tại đây).

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên?

Theo tôi nghĩ, ‘biết người ra’ ở đây chính là phải biết rằng Phật Di Lặc đã hạ thế và phải nhận ra được Ngài, đồng thời phải ‘hồi tâm chuyển’, làm người tốt, thì mới có thể được lưu lại.

Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, một cách vô tình lại cũng họ Lý, Ngài cũng đang truyền dạy Phật Pháp chân chính. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến bác Duyên cho rằng những lời của mẹ và người chị kết nghĩa là lời dự ngôn.

Cũng không nhất thiết phải khẳng định rằng những lời dự ngôn của mẹ bác Duyên có đúng là ứng nghiệm vào Pháp Luân Công hay không, mà nhìn vào thực tế thì Pháp Luân Công đã mang lại rất nhiều lợi ích cho bác Duyên và hàng trăm triệu người trên thế giới đang theo tập; khiến tinh thần thăng hoa, thân thể khỏe mạnh. Bạn đọc muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công có thể vào trang web chính https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn thêm về pháp môn này.

Xem thêm video: