Thiên nga đen bất ngờ xuất hiện ở Quảng trường Thiên An Môn hoàn toàn giống dị tượng năm 307 thời nhà Tấn khiến nhiều người dự đoán đây là dấu hiệu chẳng lành cho chính quyền Trung Quốc.

Ngày 4/9/2021, 6 nhà vòm (nhà hầm) trong hệ thống các nhà vòm ở ‘Thánh địa Cách mạng Diên An’ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bị lún sụt và sụp đổ. Ngày 5/9/2021, một con thiên nga đen xuất hiện ở quảng trường Thiên An Môn Bắc Kinh. Sự kiện này hoàn toàn giống dị tượng năm 307 thời nhà Tấn. Vậy chúng ta cùng xem triều đại nhà Tấn đã có những biến động gì khi xuất hiện thiên nga đen:

Hung Nô tấn công Tây Tấn

Năm Thái An thời Tấn Duệ Đế (302-303), xảy ra Bát Vương chi loạn. Trong gia tộc Tư Mã xảy ra sự tàn sát tranh giành quyền lực lẫn nhau; tạo cơ hội cho dân tộc Hung Nô phát triển hưng thịnh. Lưu Uyên (tự là Nguyên Hải) của tộc Hung Nô có binh lực cường đại, trở thành đối tượng lôi kéo của dòng họ Tư Mã. 

Lưu Uyên lợi dụng mâu thuẫn trong dòng họ Tư Mã, thuận thế lên làm bá chủ của tộc Hung Nô, trở thành Đại Thiền Vu, sau đó quay lại tiến công Tây Tấn. Năm Kiến Vũ thứ nhất thời Tấn Huệ Đế (304), Lưu Uyên thành lập chế độ đầu tiên của Hán Triệu trong thời kỳ Thập Lục quốc (còn gọi là Tiền Triệu); đóng đô tại quận Bình Dương (nay là phía tây bắc Lâm Phần, Sơn Tây), lăm le xâm chiếm kinh đô Lạc Dương của Tây Tấn, trở thành kẻ thù lớn của nhà Tây Tấn.

Tháng 10 năm Vĩnh Gia thứ hai thời Tấn Hoài Đế (năm 308), Lưu Uyên chính thức xưng đế và đổi niên hiệu thành Vĩnh Phượng. Năm sau, đánh chiếm được Liêu Dương (nay là phía Đông Bắc huyện Tuấn, tỉnh Hà Nam); đánh bại tướng quân nhà Tấn là Vương Trạm ở Diên Tân (nay là phía bắc huyện Diên Tân, tỉnh Hà Nam); dìm chết 30.000 nam nữ. 

Lưu Uyên phái con trai thứ 4 là Lưu Công tấn công bao vây Lạc Dương. Năm Vĩnh Gia thứ 4, Lưu Uyên bị bệnh qua đời, nhưng nguy cơ suy vong của nhà Tây Tấn vẫn không thuyên giảm. Liệu triều đại Tây Tấn có thực sự bị đánh bại dưới tay người Hung Nô?

Dị tượng đất sụt thiên nga đen xuất hiện

Thiên nga đen; Thiên nga đen trỗi dậy; Thiên nga đen thiên an môn
Thiên nga đen xuất hiện sau khi sụt lở đất ở phía Đông Bắc kinh thành Lạc Dương (ảnh minh họa Epochtimes)

Chúng ta hãy ngược dòng lịch sử tìm hiểu năm Vĩnh Gia thứ nhất thời Tấn Hoài Đế  (năm 307). Theo ghi chép trong “Tấn thư”, một con thiên nga đen hiếm thấy trong lịch sử, được những người am hiểu học thuyết ngũ hành coi là một dự báo tiên tri.

Tháng 2 năm Vĩnh Gia thứ nhất, tại Bộ Quảng Lý phía Đông Bắc kinh thành Lạc Dương của triều Tấn xảy ra vụ sụt lở đất. Sau đó xuất hiện hai con ngỗng, điều kỳ lạ là màu sắc của chúng không giống nhau. Một con là ngỗng trắng, một con là thương nga – cũng chính là thiên nga đen. Sau khi xuất hiện mỗi con đi một hướng, thiên nga đen bay lên trời, còn ngỗng trắng vẫn ở lại đó.

Bộ Quảng Lý là nơi mang nhiều thông tin lịch sự phong phú

Bộ Quảng Lý ở Lạc Dương là một di tích quan trọng của cố đô lịch sử, mang nhiều tin tức lịch sử phong phú. Thời nhà Chu, nơi này được gọi là Trác Tuyền (hay nói cách khác là Địch Tuyền), là nơi diễn ra nhiều cuộc họp liên minh trong lịch sử. 

Theo ghi chép trong “Hán Thư – Ngũ hành chí đệ thất trung chi thượng”, năm Lỗ Định Công thứ nhất thời Xuân Thu, Ngụy Hiến Tử nhà Tấn hội họp với công khanh đại phu các nước chư hầu tại Địch Tuyền. Ngụy Hiến Tử nắm chính quyền Tấn quốc, có dã tâm thay Thiên tử hiệu lệnh thiên hạ.

Địch Tuyền cũng là nghĩa địa nổi tiếng của triều Chu. Chu Thiên tử Chu Uy Liệt Vương, người mở ra thời kỳ từ Xuân Thu đến Chiến Quốc trong lịch sử, chính là an táng tại nơi này. Còn có mộ của Cảnh Vương, Địch Tuyền nằm giữa hai ngôi mộ này. 

Tần Quốc phong Lã Bất Vi là Lạc Dương Thập Vạn Hộ Hầu. Khi đó Lã Bất Vi đã phá hồ Địch Tuyền để mở rộng thành Lạc Dương; đưa cả nơi đặt mộ của Cảnh Vương cũng nhập vào thành.

Thiên nga đen ở thiên an môn; Thiên nga đen ý nghĩa; Dị tượng ở trung quốc 2021
Bộ Quảng Lý ở Lạc Dương là một di tích quan trọng của cố đô lịch sử (ảnh minh họa travel.qunar)

Học thuyết Ngũ hành nhìn nhận thế nào về dị tượng thiên nga đen?

Trần Lưu Hiếu Liêm Đổng Dưỡng (tự là Trọng Đạo, người Tuấn Nghi, Trần Lưu), là người không tham lộc cầu vinh, am hiểu về Ngũ hành. Ông từng có một dự đoán hàm súc về sự xuất hiện hai con ngỗng đen và trắng. Ông nói: “Bộ Quảng, Địch Tuyền của nhà Chu, cũng là nơi thường tổ chức minh hội. Màu trắng là màu của hành Kim, là hành của quốc gia. Màu đen là tượng của người Hồ (phương Bắc), có thể nói hết chăng?” (Tấn Thư – Chí 18 – Ngũ hành trung)

Đổng Dưỡng nói hai đặc trưng chủ yếu của con ngỗng đen. Một là Bộ Quảng – nơi xảy ra lún sụt là nơi tổ chức minh hội của triều Chu. Màu đen của ngỗng trong Ngũ hành thuộc về phương Bắc, có hàm ý “Hồ tượng”. 

Còn ngỗng trắng mà ông nói, “bạch giả, kim sắc, quốc chi hành dã.” Trong học thuyết Ngũ hành, màu của hành Kim đối ứng với phương Tây. Tóm lại ông muốn ám chỉ, trong tương lai có thể sẽ phát sinh sự kiện người Hồ ở phương bắc sẽ xâm chiếm; Kinh đô của Tấn quốc phải di chuyển về phía Tây, ý nói nơi này khả năng sẽ có chủ mới.

“Dự ngôn” có thực sự ứng nghiệm?

5 năm sau, tháng 4 năm Vĩnh Gia thứ năm (năm 311), Thạch Lặc, cấp dưới của Lưu Thông (con trai Lưu Uyên), tiêu diệt hơn 10 vạn quân Tấn tại thành Ninh Bình, huyện Khổ (nay là Lộc Ấp, Hà Nam). Sau đó, Lưu Thông phái đại tướng Hô Diên Yến tấn công Lạc Dương. Khi Hô Diên Yến đến Lạc Dương vào tháng 6, Lưu Diệu dẫn binh đến hợp sức với Hô Diên Yến.

Quân Hung Nô nhiều lần đánh bại quân Tấn, công phá Lạc Dương; bắt cầm tù Tấn Hoài Đế, đánh cướp giết chóc trắng trợn. Hơn 3 vạn người gồm thái tử, tôn thất, quan viên cùng binh sĩ bị giết chết; còn đào cả lăng mộ và đốt cháy cung điện. Đây là một trong những sự kiện đen tối đại loạn trong lịch sử; được gọi là “Vĩnh Gia chi hoạ” hay “Vĩnh Gia chi loạn” trong lịch sử.

Dị tượng là gì; Dị tượng ở trung quốc; Dị tượng tại trung quốc
Hung Nô tấn công Lạc Dương, gây ra ‘Vĩnh Gia chi loạn’ (ảnh minh họa min.news)

“Tấn thư” ứng tiếp Đổng Dưỡng lý giải về dị tượng ngỗng đen và ngỗng trắng, có ghi chép như sau: “Sau đó, Lưu Nguyên Hải (Lưu Uyên) và Thạch Lặc lần lượt gây loạn Trung Hoa.”

“Vĩnh Gia chi loạn, thiên hạ sụp đổ, Thành Trường An không còn nổi trăm hộ”. Kinh đô của đế vương nguy cấp, các chư hầu không có ý chí bảo vệ hoàng thất; tướng quân thiếu các hành động ‘cần vương’ quân thần quẫn bách, dẫn đến bị sát hại thảm trọng. Sau khi Lạc Dương rơi vào tay kẻ địch trong cuộc nổi dậy Vĩnh Gia, người dân Trung Nguyên sống trong hỗn loạn; cứ 10 người lại có 6,7 người đến Giang Nam tránh nạn.

Triều nhà Tấn diệt vong sau 7 năm xuất hiện dị tượng

Năm Vĩnh Gia thứ bảy (năm 313), Lưu Thông hạ độc chết Tấn Hoài Đế. Tư Mã Nghiệp, cháu của Tấn Hoài Đế, đăng cơ ở Trường An, là Tấn Mẫn Đế; đổi niên hiệu thành Kiến Hưng. 3 năm sau (316), Lưu Uyên chiếm được Trường An và bắt được Tấn Mẫn Đế. Năm sau, Tấn Mẫn Đế bị giết, triều đại Tây Tấn kết thúc sau 52 năm. Diễn biến của các sự kiện lịch sử trùng khớp với lời giải thích và tiên đoán của Đổng Dưỡng về sự xuất hiện của thiên nga đen.

Như vậy, năm 307 xuất hiện sụt lún ở kinh đô Lạc Dương nhà Tấn; sau đó xuất hiện một thiên nga đen và một thiên nga trắng. Đến năm 311 thì họ Lưu gốc Hung Nô đánh tan thành Lạc Dương, cầm tù vua Tấn. Tàn quân nhà Tấn chạy sang phía Tây, lập vua mới, đóng đô ở Trường An. Đến năm 316, họ Lưu đánh vào Trường An, giết chết vua Tấn, kết thúc triều đại nhà Tấn. Theo lịch sử, sau 7 năm xuất hiện dị tượng sụt lún đế đô và thiên nga đen, triều nhà Tấn diệt vong.

Ngũ hành luận giải chính biến khi xuất hiện thiên nga đen
‘Thánh địa cách mạng’ Diên An bị sập và ‘thiên nga đen’ xuất hiện ở Bắc Kinh (ảnh NTDVN)

Phải chăng ĐCSTQ cũng sắp sụp đổ?

Sự kiện thời nhà Tấn trùng khớp với hiện tượng thiên nga đen xuất hiện ở quảng trường Thiên An Môn trong tháng 9 vừa qua. Vì trước khi thiên nga đen xuất hiện, ‘Thánh địa cách mạng Diên An’ của ĐCSTQ cũng bị lún sụt và sụp đổ. Vậy phải chăng 7 năm sau, tức năm 2028, triều đại Đỏ cũng sẽ sụp đổ? Chúng ta cùng chờ xem.

Học thuyết ngũ hành uyên áo, từ dị tượng dự đoán tương lai; Đổng Dưỡng dự đoán chính xác hiện tượng thiên nga đen cũng không phải là ngẫu nhiên.

Theo The Epoch Times