Câu nói “Người không vì mình, trời tru đất diệt” có lẽ đã khá quen thuộc với mọi người. Nhân loại thời cận đại đã cải biến nó, cho rằng người ta nên tính toán cho bản thân; chính là muốn nói: Vì lợi ích và ham muốn cá nhân, có thể không từ thủ đoạn nào, không tiếc làm tổn thương người khác nếu không trời tru đất diệt. Loại nhận thức này là rất đáng sợ, vì nó có thể hủy hoại triệt để mối quan hệ hài hòa giữa người với người được hình thành từ Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. 

Ý nghĩa thực sự của câu “Người không vì mình, trời tru đất diệt”

Vậy rốt cuộc câu nói “Người không vì mình, trời tru đất diệt” có nghĩa là gì? Nguồn gốc và bối cảnh ra đời của nó ra sao? 

Câu tục ngữ vốn xuất phát từ chương thứ 24 trong “Phật thuyết thập thiện nghiệp đạo kinh”, nguyên văn là: “Nhân sinh vi kỷ, thiên kinh đích nghĩa; nhân bất vi kỷ, thiên tru đích diệt”. Nghĩa là: “Đời người cần phải sửa mình, đó là Đạo lý của Trời Đất. Người không sửa mình thì Trời không dung đất không tha”. Trong đó chữ Vi – 為 ở đây có nghĩa là “Tu dưỡng, tu vi”, “Vi kỷ” chính là yêu cầu con người cần tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức. 

Chữ Hán có hiện tượng là cùng một chữ, âm đọc khác nhau thì có nghĩa khác nhau. Vấn đề gây hiểu sai ở câu này chính là chữ 為 có hai âm là “Vi” và “Vị”. 

“Vị” là trợ từ, có nghĩa là vì –  biểu thị mục đích. Trong tiếng Việt hiện nay còn dùng chữ Vị này trong các từ như: “vị kỷ”, “vị tha”, “vị tư”, “vị công”, “vị quốc vị dân” (vì quốc gia, vì nhân dân)…

“Vi” là động từ, thường có nghĩa: là, làm, như. Ngoài ra “Vi” còn có nghĩa là sửa, trị sửa, tu sửa… Ví dụ như mở đầu chương “Vi chính” trong Luận Ngữ của Khổng Tử là câu: “Vi chính dĩ đức, thí như Bắc thần, cư kỳ sở, nhi chúng tinh cộng chi”, nghĩa là: “Trị sửa chính sự, làm chính trị cần dùng đức, giống như sao Bắc đẩu, ở vị trí của nó mà muôn sao chầu về”.

Người không sửa mình thì Trời không dung đất không tha
Người không sửa mình thì Trời không dung đất không tha (ảnh Shutter Stock)

“Vì mình” trong Phật gia là gì?

Phật gia nhìn nhận, người “vì mình” chính là cần làm được: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không bịa đặt bới móc, không hoa ngôn xảo ngữ, không ác khẩu, không tham dục, không tức giận, không tà kiến. Nếu dựa theo tiêu chuẩn đạo đức làm người của Nho giáo, đó chính là người ta cần làm được nhân ái, hiếu thuận, trung nghĩa, thủ lễ, thành tín…

Kẻ bất hiếu mới bị “trời tru đất diệt”

Trong tác phẩm “Động Linh tiểu chí”, Quách Tắc Vân có ghi chép lại một câu chuyện. Khi bác của cha ông tới địa sở nhận chức, từng nghe nói ở huyện Mỗ Hương có một người thường xuyên ngược đãi mẹ của mình; không việc ác nào không làm, gây lại cho mọi người. Trong thôn ai cũng sợ hãi nhưng không dám tố giác với quan phủ. 

Ngày nọ, đột nhiên mưa gió ập tới, người con trai này bị một trận gió cuốn vào trong núi; đứng trên một tảng đá lớn, ngón chân cái của anh ta bị cắm sâu vào tảng đá. Không những thế, anh ta còn tự thuật lại chi tiết những hành động ác đã phạm phải từ khi sinh ra, không chút giấu diếm. Sau khi kể xong, còn nói: “Đây là Thần Phật yêu cầu tôi hối lỗi”. Thật đúng là thiên lý sáng tỏ. 

Rất nhiều người trong thôn sau khi nhìn thấy tình cảnh này và nghe những lời anh  ta nói, liền cùng nhau muốn giúp anh ta rút chân ra khỏi tảng đá nhưng đều không được. Nhiều ngày sau, người dân trong làng phát hiện người này bị nuốt vào trong tảng đá; cả đầu não cũng bị nuốt vào. Vài ngày sau chỉ còn lại bím tóc ở ngoài. 

Những người hiểu về luật nhân quả đều nói: “Trời phạt thật sự không phải là nói ngoa”. Bác của cha quách Tắc Vân sau khi về thôn nói với em trai là Kiêm Thu Công. Kiêm Thu Công mới nói rằng: “Câu nói Trời tru đất diệt thực sự ứng nghiệm rồi”. Sau đó mới ghi chép câu chuyện này trong tác phẩm “Trúc gian thập nhật ký”. 

Trong kết giao phải xem trọng ‘nhân, lễ, nghĩa, trí, tín’

Kẻ bất hiếu mới bị "trời tru đất diệt"
Kẻ bất hiếu mới bị “trời tru đất diệt” (ảnh Epoch Times)

Theo quan niệm của nhà Phật, người sống vì mình chính là xem thường danh lợi, coi nhẹ công danh, tạo phúc làm lành, từ bỏ vị tư; vì người mà suy, vì người mà nghĩ. Tuy vậy, có một số người, đặc biệt là giới thương nhân ngày nay đã hiểu sai ý nghĩa của nó; họ chỉ vì lợi nhuận mà làm hàng độc, hàng giả. Trên bề mặt thì tưởng là họ đang sống vì mình; kỳ thực họ chính là đang hại người hại mình mà tự thân không biết.

Đối với việc kết giao bằng hữu hay giao thương buôn bán thì cổ nhân luôn đặt yếu tố đạo đức lên hàng đầu. Khi kết giao một người thì trước tiên phải xem nhân phẩm của họ thế nào, sau rồi mới tính đến các yếu tố khác. Bởi một người không có nhân phẩm thì chẳng thể lập thân, lập nghiệp. 

Một người sống có tu dưỡng phải là người coi trọng Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Tu dưỡng bản thân chính là sống cho mình một cách đúng đắn nhất. Bởi một người có đầy đủ nhân phẩm thì ắt cũng sẽ có được hạnh phúc, an vui.

Theo Secret China