Nhẫn” trong hôn nhân giúp gia đình an yên, hoà thuận. Đó là bí quyết cho cuộc hôn nhân hạnh phúc của người phụ nữ vừa kỷ niệm 50 năm ngày cưới.

Chữ Nhẫn gồm chữ Đao và chữ Tâm cấu thành. Đao ở trên, tâm ở dưới. Nếu Tâm mà không động thì đao sẽ không rơi xuống.

Nhẫn trong hôn nhân

Hôm đó là ngày mừng thọ lần thứ 70 của bà Uông, cũng là kỷ niệm 50 năm ngày cưới của hai ông bà. Ngoài con cháu vây quanh quây quần chúc phúc, còn có mọi người trong làng. Tôi là bạn học của cháu bà, cũng là hàng xóm thân thiết. Từ nhỏ tôi đã thích qua chơi nhà bà, nên gắn bó rất thân thiết.

Dù bà Uông tuổi đã cao, nhưng vẫn rất khỏe mạnh. Tai thính mắt tinh. Bà vô cùng minh mẫn vẫn ghi nhớ tên tuổi của từng đứa cháu. Sau khi cắt bánh ga tô, trước sự chúc phúc của mọi người, ông đặt lên má bà một nụ hôn trìu mến. Mọi người có mặt không khỏi ngưỡng mộ. Lúc đó có người hỏi: “Bà ơi, ông bà cưới nhau đã 50 năm mà vẫn trước sau như một. Không biết bí quyết để duy trì hạnh phúc của ông bà là gì ạ?”

Sau một hồi suy nghĩ, bà Vương nói: “Đó là“ Nhẫn”. Câu trả lời này nằm ngoài dự đoán của mọi người.

“Bà ơi là nhẫn cái gì ạ? Tại sao bà lại phải nhẫn ạ?”. Những đứa cháu tò mò tròn mắt hỏi.

Sự cọ sát của cá tính cần phải nhẫn

“Khi vừa kết hôn, không chỉ do thói quen sinh hoạt khác nhau, cá tính của hai người cũng có những điều khác biệt. Nữ giới tỉ mỉ cẩn trọng. Nam giới qua loa đại khái, thường xảy ra xô xát, va chạm, rất muốn mở miệng oán hận than phiền. Nhưng bà biết rằng nếu không thể nhẫn trong hôn nhân, rất dễ từ than phiền biến thành cằn nhằn; từ đó trở thành cãi vã. Vì vậy khi trong lòng không vui, cuộc sống không thoải mái thì đều cần học chữ nhẫn”.

Trong hôn nhân khó tranh khỏi xung đột, vợ chồng cần phải nhẫn để gia đình hoà thuận
Những xung đột do khác biệt thói quen sinh hoạt (Hình ảnh: Viacheslav Iacobchuk qua Dreamstime)

Người con trai lớn lên tiếng xác nhận: “Đúng là như vậy. Từ nhỏ đến lớn, mấy anh chị em tôi chưa từng nghe thấy cha mẹ cãi nhau.”

Gian khổ của cuộc sống cần phải nhẫn

“Sau 10 năm kết hôn, ông bà có 5 người con. Lúc đó ông ấy bận việc kinh doanh, đi làm từ lúc trời chưa sáng, nửa đêm canh ba mới về nhà. Thậm chí cơ hội nói chuyện với con cũng không có. Bà bận rộn chăm sóc lũ trẻ tới mức không có thời gian nghỉ ngơi. Dù có lúc cảm thấy rất mệt mỏi, vất vả nhưng biết rằng chồng mình kiếm tiền nuôi gia đình cũng không dễ dàng. Vì vậy khi đối mặt với vất vả, khó khăn của cuộc sống, bà quan niệm phải “nhẫn”.

“Mẹ ơi, mẹ giỏi thật đấy, có thể chăm sóc năm anh em chúng con một lúc. Con chăm một đứa đã không chịu nổi!”, Cô con gái thứ hai vừa mới sinh con nói.

“Bà giỏi thật đấy ạ! Tiếp theo là gì à bà?” Cháu gái tò mò giục bà nói tiếp.

Chuyện mẹ kế con chồng nhận tội thay cho nhau khiến mọi người đều cảm động
Người xưa có câu “Phúc đức tại mẫu”, con cái có trở thành người có ích hay không, có cuộc sống hạnh phúc hay không, thì đức hạnh của người mẹ là rất quan trọng. (Ảnh minh họa: Tranh mẹ và các con của họa sĩ Mai Trung Thứ).

Nhẫn khi gặp phải sự trách móc của mẹ chồng

“Sau 20 năm kết hôn, cảm xúc của mẹ chồng bà bắt đầu không ổn định. Ngày nào bà cũng chửi mắng bà; thậm chí trường hợp nghiêm trọng còn dùng chổi đánh. Bà không được học nhiều, không được đọc sách nhiều, không biết mẹ chồng bị mắc chứng rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên bà hiểu được đạo lý làm người. Mẹ chồng bà là bậc trưởng bối, dù sao đi nữa, cũng cần “Đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu, phải “nhẫn”. Lúc này, ông Uông nắm lấy bàn tay của bà, nhẹ nhàng xoa xoa, dường như hiểu và cảm kích những việc bà đã làm.

Cám dỗ trong hôn nhân cần phải nhẫn

“Sau 30 năm kết hôn, nhờ có bác sĩ điều trị bệnh tình của mẹ chồng bà đã chuyển biến tốt hơn. Con cái cũng đều dần trưởng thành, kinh tế gia đình từng bước đi vào nề nếp. Hết cơn bĩ cực đến hồi thái lai, lúc này xuất hiện sự cám dỗ”. Nói đến đây bà Uông mỉm cười.

“Oa, bà còn biết dùng từ cám dỗ ạ. Đó là gì vậy bà?” Một cậu cháu trai vẫn mặc đồng phục trung học thốt lên.

Trong hôn nhân cần phải nhẫn
Người xưa nói “tránh sắc như tránh tên”, nhiều người vì không kiềm chế được bản thân mà mất rất nhiều thứ (ảnh chinajah.blogspot)

“Lúc đó có một người bạn thanh mai trúc mã, quen biết bà từ nhỏ liên hệ với bà. Sau khi biết những vất vả mà bà đã chịu đựng trong thời gian qua, cảm thấy ông không chăm sóc bà được chu đáo, không đủ quan tâm, nên hy vọng thay thế vị trí của ông. Người bạn này là bác sĩ ở thị trấn bên cạnh, chưa có gia đình. Gia cảnh rất tốt, tính tình tốt, cũng rất thật lòng với bà.

Nhưng bà hiểu rằng lấy chồng thì phải theo chồng, kết hôn rồi cần trung thủy. Hơn nữa ông cố gắng làm việc từ sáng đến tối, vì mong muốn gia đình có cuộc sống tốt đẹp hơn, sao lại nói ông ấy không tốt? Vì vậy trong hôn nhân vẫn là cần phải nhẫn. Nhẫn chịu khỏi sự cám dỗ là phẩm đức cơ bản cần có của người phụ nữ”. “Bà nói xong liền liếc nhìn ông, hai người mỉm cười. Một loại tình cảm hoàn toàn lý giải tâm đầu ý hợp lẫn nhau khiến người ngoài nhìn vào đầy ngưỡng mộ, thán phục.

Sự vô thường của cuộc sống phải nhẫn

“Sau 40 năm kết hôn, ông mắc bệnh hiểm nghèo. Từ cảm lạnh chuyển sang viêm phổi, nằm viện vì sốt cao mấy ngày rồi bị hôn mê. Thậm chí còn phải nằm phòng chăm sóc đặc biệt. Trong thời gian ông bị bệnh, bà vô cùng khổ sở, lo lắng. Sợ một buổi sáng nào đó khi tỉnh dậy, ông ấy sẽ không còn trên cõi đời này nữa. Tuy nhiên, số mệnh của mỗi người là có định số. Sự vô thường của sinh mệnh là điều bà không thể kiểm soát, khống chế. Dù tôi có cần ông ấy, không nỡ để ông ấy rời đi đến đâu; nhưng đối diện với sự đau khổ của người thân và nghịch cảnh của cuộc sống, bà hiểu mình cần phải nhẫn chịu. Dùng sự lạc quan và không truy cầu để đối mặt với tất cả”.

Sự vô thường của cuộc sống cần phải nhẫn
Mỗi sớm thức dậy đều thấy mặt trời. Mỗi hoàng hôn đến cũng lại là mặt trời ở đó. Đời là vô thường và có quy luật riêng. Vậy bạn chọn niềm vui hay nỗi buồn cho mình? (ảnh: Pixabay).

Làm những gì bạn muốn và vẫn phải nhẫn

“Sau 50 năm kết hôn, bà và ông đều đã ngoài 70 tuổi. Cổ nhân vẫn thường giảng “Thất thập tòng tâm sở dục bất du củ” nghĩa là: 70 tuổi rồi thì ý muốn tùy theo tâm, không còn đi ra ngoài khuôn phép nữa. Người ta, khi xuất tâm động niệm đều là lựa chọn giữa thiện và ác.

Đến độ tuổi này đã có thể nhẫn chịu đối với thất tình lục dục, xem nhẹ nhiều chấp trước, dục vọng. Thuận theo thiện niệm mà hành sự; tự có thể khắc chế không vượt qua những chuẩn mực hành vi; không đi chệch khỏi con đường chính đạo; trân trọng mỗi ngày còn sống hạnh phúc trên thế gian này”. Bà vừa nói vừa nhìn mỗi đứa cháu, hy vọng chúng hiểu được những lời nói thấm thía trong nội tâm của bà.

Bà nói xong, mọi người im lặng suy tư trong chốc lát, đột nhiên vang lên tiếng vỗ tay như sấm. Bà mỉm cười hiền hậu, trong khi ông nhìn bà với đôi mắt ngấn lệ và dịu dàng, trước sau luôn nắm chặt cánh tay bà.

Bí quyết để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc là gì? Trong triết lý “Nhẫn” của bà, tôi đã được chứng kiến​​ cảnh giới mỹ hảo trong tâm tính của một người phụ nữ qua tôi luyện và thăng hoa. Đó chính là trí tuệ thực sự và hạnh phúc thực sự.

Theo The Epochtimes