Tác hại của oán giận không chỉ bao gồm tăng tốc độ lão hóa mà còn gây ra các bệnh về da và mụn.

Cổ nhân dạy: “Trí huệ sinh ra trong tĩnh lặng, còn ngu muội sinh ra trong oán giận“. Kỳ thực, sự oán giận khiến chúng ta không còn đủ bình tĩnh và lý trí, từ đó mất đi sự khôn ngoan. Nếu đứng từ góc độ khoa học mà lý giải, oán giận có nhiều tác hại cho cơ thể, theo Nspirement.

Nhìn chung, ai cũng có lúc có tâm trạng tiêu cực, bực bội, không hài lòng…Thông thường, những cảm giác này rồi sẽ biến mất. Nhưng nếu thường xuyên có tâm trạng như vậy hoặc duy trì chúng trong thời gian dài, các nếp nhăn sẽ sớm hình thành trên khuôn mặt và khiến bạn trông già đi.

Giải thích từ góc độ khoa học về tác hại của oán giận

Bạn có nhận thấy rằng khi đang trong tâm trạng bực bội hoặc tức giận, các cơ trên khuôn mặt trở nên cứng nhắc? Khi bạn phải gượng cười, cơ nâng lông mày thường co lại làm nét mặt trông xuống sắc. Nếu thường xuyên có tâm trạng như vậy, bạn không chỉ nhìn có vẻ già đi mà còn thực sự đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Tiến sĩ Lobsang, Giám đốc Tập đoàn Y tế Dự phòng Tiến sĩ Lobsang và là một chuyên gia trong lĩnh vực y tế dự phòng, chỉ ra rằng trên lâm sàng, những bệnh nhân bực bội thường trông già hơn so với những người cùng tuổi, đặc biệt là những người trên 60 tuổi. Thường xuyên bực bội sẽ tạo ra sự khác biệt trên khuôn mặt của bạn và số lượng các nếp nhăn.

Tức giận, hoảng sợ, lo lắng, hận thù, căng thẳng và cáu kỉnh theo sau khi bạn phẫn nộ. Tiến sĩ Lobsang chỉ ra rằng khi tâm trạng tiêu cực tích tụ trong thời gian dài, hệ thống thần kinh tự chủ sẽ dần bị trục trặc và gây ra nhiều vấn đề về thể chất.

Hệ thần kinh tự chủ bao gồm các dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm trải rộng khắp các cơ quan trong toàn bộ cơ thể. Một khi dây thần kinh giao cảm bị trục trặc thì các vấn đề về giấc ngủ, đường tiêu hóa trao đổi chất sẽ xảy ra. 

Tác hại của oán giận: tăng tốc độ lão hóa

Thiếu ngủ dẫn đến tiêu hóa và trao đổi chất không đầy đủ, khả năng tự phục hồi của cơ thể bị giảm sút. Do đó, các cơ dần bị teo, quá trình tái tạo collagen kém đi. Da trở nên đen sạm, gây ra các nếp nhăn và túi dưới mắt. Tính linh hoạt và khả năng giữ nước của da cũng kém đi. Kết quả, khuôn mặt của bạn trông già đi.

Làm thế nào để kiểm soát cảm xúc? - 6 kiểu tức giận thường thấy
Oán giận gây ra nhiều nếp nhăn và túi mắt (ảnh Adobestock).

Ngoài ra, phẫn uất và tức giận sẽ kích hoạt các dây thần kinh giao cảm tiết ra nhiều hormone căng thẳng (cortisol). Quá nhiều cortisol sẽ ức chế sự phát triển của tóc và sự bài tiết DHEA, một tiền chất của hormone sinh dục. Về lâu dài sẽ làm tăng tốc độ lão hóa cho vẻ ngoài của bạn.

Tác hại của oán giận: gây bệnh về da

Lobsang cho biết những khác biệt do tâm trạng gây ra có thể được quan sát thấy trong khoảng thời gian 10 năm. Ngoài việc trông già hơn, tâm trạng tiêu cực còn gây ra các bệnh về da

Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể con người. Nó bao gồm biểu bì, hạ bì, tóc, móng… Nó liên quan mật thiết đến cảm xúc. Những tâm trạng như tức giận, hồi hộp, lo lắng, sợ hãi sẽ khiến da trở nên đỏ, trắng, đổ mồ hôi hoặc ngứa…

Tác hại của oán giận bao gồm các bệnh về da và mụn
Ngoài việc trông già hơn, tâm trạng tiêu cực còn gây ra các bệnh về da (ảnh: Pixabay).

Một nghiên cứu ở Ý vào năm 2020 tiết lộ rằng những người bị bệnh ngoài da thường có các vấn đề về tâm lý. Hận thù hoặc ghê tởm có liên quan nhiều đến bệnh vẩy nến. Trong khi đó, tức giận có liên quan đến bệnh viêm da dị ứng, phát ban, ban đỏ, nổi mề đay tự phát mãn tính, mụn trứng cá và bệnh bạch biến.

Giận dữ là liều thuốc độc sẽ rút ngắn tuổi thọ của bạn

Lobsang nhấn mạnh: “Trong y tế dự phòng, lý trí chiếm ưu thế. Độc tố từ tâm là độc nhất”. Sự phẫn uất rất độc hại, khiến những người phẫn uất không chỉ già đi trông thấy, mà còn dễ mắc bệnh ung thư hơn. Khoa học ủng hộ quan điểm này. Telomere ở cuối mỗi sợi DNA là nắp bảo vệ của DNA. Mỗi lần phân hạch của tế bào sẽ rút ngắn các telomere đi một chút. Khi chúng không thể ngắn hơn nữa, tế bào sẽ chết.

Một nghiên cứu khác tiết lộ rằng những người hoài nghi hoặc thù địch rõ ràng có telomere ngắn hơn những người khác. Mối liên hệ giữa thái độ thù địch và bệnh tật ở nam giới nổi bật hơn ở nữ giới. Một nghiên cứu khác vào năm 2017 tiết lộ rằng những người hoài nghi có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch; chẳng hạn như bệnh tim và đột quỵ cao hơn nhiều. Tỷ lệ tử vong cũng cao hơn. 

Lobsang nhận xét rằng chỉ khi thay đổi tâm trạng của bạn trở nên lạc quan và dễ chịu thì các dây thần kinh giao cảm mới có thể duy trì trạng thái cân bằng và hoạt động bình thường. Những người luôn cười có khuôn mặt trẻ hơn và da căng hơn.

Tóm lại, bỏ đi sự oán giận, thì bạn sẽ trẻ hơn, khỏe hơn và tuổi thọ cao hơn!

Làm thế nào để bỏ đi sự oán giận?

Khi các bậc cao nhân đối diện với oán giận, họ thường tự hỏi chính mình 3 điều sau:

1. Việc này có thực sự quan trọng đến vậy hay không? Khi lý tính sinh ra, cũng là lúc bản thân nhận ra: Hóa ra đây chỉ là việc nhỏ hóa to.

2. Việc này có cần phải tức giận đến mức vậy không? Tức giận rồi có tác dụng gì chăng? Khi hỏi lòng mình điều này, sẽ giúp bạn giảm đi sự tức giận, thậm chí là loại bỏ nó.

3. Lúc này có thể làm việc gì hữu ích hơn không? Có thể ra ngoài đi dạo, hít thở không khí, tĩnh lặng nhìn vào nội tâm của mình. Bởi trong tĩnh lặng sẽ sinh ra trí tuệ.

Xem thêm: