Món trứng vịt lộn đã làm cho nhiều vị khách phương Tây phải nhắm mắt nhắm mũi để ăn thử khi du lịch sang Việt Nam, tại sao họ lại sợ đến vậy?

Chắc hẳn nhiều người Việt đã phải rất ngạc nhiên khi biết trứng vịt lộn – một món ăn bình dân bổ dưỡng ở nước ta lại được xếp vào một trong những món ăn kinh dị nhất trên thế giới. Năm 2016, món ăn này được tờ Daily Mail của Anh bình chọn đứng đầu danh sách 10 món ăn “kinh dị” bậc nhất hành tinh. 

Đến năm 2018, một bảo tàng đồ ăn đã được mở tại Malmo, Thụy Điển, nơi đây trưng bày các món ăn kinh dị trên thế giới nhưng lại là đặc sản của nhiều quốc gia; khoảng 80 mẫu đồ ăn đã được trưng bày trong bảo tàng này và đáng chú ý là trong đó có cả món trứng vịt lộn.

Hay như gần đây, trang chuyên ẩm thực Taste Atlas đã công bố 6 món ăn từ trứng có hương vị tệ nhất châu Á, trong đó món trứng vịt lộn được xếp ở vị trí đầu tiên.

Đối với người ăn được trứng vịt lộn thì sẽ thấy nó rất ngon và bổ dưỡng, nhưng đối với một số người phương Tây thì nó lại là nỗi kinh hoàng, vậy tại sao lại như thế? 

Tại sao người phương Tây ghê sợ món trứng vịt lộn?
(ảnh: Adobestock)

Nhiều người phương Tây đã nói rằng, họ thấy đáng sợ vì ăn trứng vịt lộn giống như đang ăn bào thai của một con vịt. Nó không chỉ là trứng đã được thụ tinh mà rõ ràng là một con vịt với đầy đủ cả đầu, cổ, cánh, chân, hoặc thậm chí còn nhìn rõ từng sợi lông. 

Người phương Tây thường không ăn đầu, chân, cũng như nội tạng của động vật, vậy nên khi ăn một quả trứng vịt lộn, họ cảm thấy như đang ăn tất cả mọi thứ của một con vịt, và cảm giác đó thật không dễ chịu chút nào. 

Và một điều quan trọng không kém, đó là cảm giác độc ác. Một quả trứng vịt lộn rõ ràng là có một con vịt còn sống ở trong, nó được luộc chín lên và chúng ta sẽ dùng thìa sắn từng bộ phận của con vịt để ăn, hoặc là ăn cả con trong một miếng. Việc này đối với một số người sẽ là khá rùng rợn. Bởi vì trước giờ họ ăn thịt động vật mua ở siêu thị thì đều đã được phân thành từng miếng nhỏ, nên họ không có ý niệm về hình ảnh của một con vật hoàn chỉnh, và sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi chế biến và ăn.

Việc không có ý niệm về hình tượng con vật mà bản thân đang ăn xem ra lại khá quan trọng. Một người sau khi xem video về việc ăn trứng vịt lộn đã chia sẻ rằng, cô trước đây vốn rất hay ăn trứng vịt lộn và thấy cũng ngon, bởi vì cô thường múc và ăn trực tiếp nên không để ý hình ảnh con vịt ở trong. Nhưng về sau, người anh họ của cô trong lúc ăn trứng vịt lộn đã thốt lên: “Ồ! Anh có thể nhìn thấy cái mỏ của nó!”. Cô thấy nói vậy thì ghé mắt vào nhìn thử, và kể từ đó, hình ảnh cái mỏ con vịt trong quả trứng cứ ám ảnh khiến cô không thể ăn trứng vịt lộn được nữa.

Nói đến ý niệm về con vật đang ăn, Phật giáo cũng bàn về vấn đề ăn thịt. Thời xưa, do điều kiện của xã hội còn nhiều khó khăn, các tăng sĩ khi đi khất thực thì người ta bố thí cho gì đều phải chấp nhận, trong những thứ đó có thể có thịt. Cho nên Phật giáo nguyên thủy không chủ trương bài mặn. 

Tại sao người phương Tây ghê sợ món trứng vịt lộn?
Phật giáo nguyên thủy không chủ trương bài mặn (ảnh minh họa Adobe Stock)

Tuy nhiên, trong Kinh Jivaka Sutta, Đức Phật đã chỉ rõ ra những điều kiện mà tăng sĩ có thể hoặc không nên chấp nhận thịt, nó còn được gọi là “tam tịnh nhục”: Không thấy, không nghe, không nghi ngờ.

“Không thấy” nghĩa là không trực tiếp thấy việc giết mổ con vật đó. “Không nghe” nghĩa là không nghe thấy tiếng con vật than khóc khi bị giết. “Không nghi ngờ” nghĩa là con vật đó không chỉ được giết mổ để thiết đãi tăng sĩ.

Tuy 3 điều kiện trên là áp dụng cho các tăng sĩ vào thời xưa, nhưng nếu người bình thường như chúng ta ăn thịt mà cũng có thể áp dụng được nó thì sẽ rất tốt để phát triển sự thiện lương.

Người phương Tây có thể không biết những điều kiện này, nhưng trong sinh hoạt hàng ngày, dường như họ đã luôn tuân theo nó. Đầu tiên là “không thấy”, do mua thịt đã được làm sẵn và phân chia thành từng phần riêng biệt nên họ không có ấn tượng về việc con vật bị giết cũng như hình ảnh của con vật đó. Và đương nhiên là họ cũng không thể nghe thấy tiếng con vật đó kêu than khi bị giết mổ. Ngoài ra, do mua thịt đã được làm sẵn và bày bán chung cho tất cả mọi người, nên họ cũng không nghi ngờ gì về việc con vật đó được làm thịt chỉ vì họ.

Tại sao người phương Tây ghê sợ món trứng vịt lộn?
Thịt gà bán ở siêu thị (ảnh: JBTC)

Nói tới đây chắc mọi người cũng hiểu vì sao mà người phương Tây lại sợ trứng vịt lộn đến vậy. Vì họ biết có một con vịt sống bị luộc trong nước sôi, lúc ăn thì lại nhìn thấy toàn bộ hình hài của con vịt, điều này càng làm ấn tượng của họ thêm sâu sắc.

Có một người mẹ đã chia sẻ rằng, con chị xem được một video nấu ăn, bao gồm cả giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu, thì thấy người ta làm gà và cá, bé mới nói với mẹ: “Mẹ ơi, tại sao người ta lại bắt con gà, con cá rồi chặt nó ra để nấu vậy? Con thấy nó tội lắm, con muốn các bạn ấy được bình yên và thoải mái thôi!” Thì ra trước giờ thức ăn được nấu sẵn cho lên mâm nên bé không biết quá trình đó, vậy nên bé đã rất sốc. Bản tính con người vốn thiện lương, nhưng do những thứ chúng ta tiếp nhận vào khi lớn lên mà bản tính này mới bị phai mờ. 

Thử suy ngẫm về vấn đề này rộng hơn một chút, chúng ta thấy ngày nay có rất nhiều loại bánh kẹo hay thức ăn được làm thành hình con vật, khi ăn những thứ này, người ăn sẽ dễ liên tưởng đến việc cắn vào con vật, ăn từng bộ phận hoặc nuốt cả con. Việc này vô tình đã kích thích tính hung tàn trong con người, làm cho dục vọng của người ta mạnh mẽ hơn, quả thực là không có lợi cho việc phát triển lòng thiện lương. 

Kem được tạo hình con chó ở Đài Loan (ảnh: Reddit)

Một chuyên gia tâm lý và giáo dục nói rằng, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ con hiểu được âm tần. Ví dụ, khi tâm của chúng ta rất chân thành và ấm áp, cho dù chúng ta nói chuyện với ai thì âm tần của lời nói cũng sẽ khác với lúc muốn la mắng một ai đó. Khi cha mẹ nói, trẻ con sẽ thu nạp tất cả, nhưng có thể không hiểu được âm tần đó ở trong thế giới người lớn có ý nghĩa gì. Vì vậy chúng dùng cách bắt chước để nói lại cho người lớn nghe và đoán xem ý nghĩa của những lời nói đó.

Vậy nên một sai lầm phổ biến mà các bậc cha mẹ hiện nay hay phạm phải chính là xem con mình giống thú cưng, hóa trang cho chúng thành các con vật đáng yêu. Những đứa trẻ có thể dựa vào thái độ của cha mẹ đối với chúng mà dần coi mình chính là như vậy. Vị chuyên gia này cho rằng, đây là việc làm rất không tôn trọng sinh mệnh của đứa trẻ.

Người xưa nói “vạn vật đều có linh”, bất kể là động vật, đồ dùng hay hình ảnh nào thì cũng đều có thể mang những tín tức nhất định tác động đến con người. Có người xăm hình động vật lên người, việc này sẽ rất dễ chiêu mời động vật nhập hồn vào, làm xuất hiện nhiều loại bệnh kỳ quái, còn có thể dẫn con người đọa vào đường súc sinh, bởi vì động vật bản thân chúng chính là súc sinh.

Hay như có người mặc áo in đủ loại hình rắn rết, yêu ma quỷ quái, đầu lâu xương chéo, những hình ảnh này tự nó cũng phát ra một trường khí không tốt. Về mặt thân thể có thể khiến người mặc nó không được khỏe, về mặt tinh thần thì cũng là đang kích thích sự hung ác trong con người. Mặc những chiếc áo như vậy, đúng là đang tự rước họa vào thân.

(ảnh: Ebay)

Những thứ chúng ta tiếp xúc hàng ngày sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ của chúng ta, cả tốt và xấu cũng cứ như thế mà tiến nhập vào trong tâm. Những điều mỹ hảo sẽ nuôi dưỡng một tâm hồn đẹp đẽ thiện lương, những điều xấu ác sẽ làm chúng ta trở nên tiêu cực, ích kỷ và thậm chí là tàn ác.

Nhìn lại những điều mà các bậc Thánh Nhân đã truyền dạy cho chúng ta từ xưa đến nay, cũng đều là để cho lòng người hướng thiện và không đánh mất đi bản tính của mình. Vậy nên, quay về với văn hóa Thần truyền, tìm lại những giá trị truyền thống tốt đẹp, chính là con đường ngắn nhất để con người nuôi dưỡng lòng thiện lương và nâng cao phẩm chất của cuộc sống.  

Có người nói, thói quen tạo nên tính cách, tính cách tạo nên số phận, vậy nên chúng ta cũng cần cẩn trọng hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Có những điều nhỏ nhặt chúng ta không để ý nhưng nó có thể quyết định đường đời sau này của chúng ta.