Mâu thuẫn gia đình khiến người vợ ngày càng chán chường, phẫn uất, muốn đi tu để buông bỏ nợ trần nhưng không thành. Chỉ đến khi thay đổi chính mình mới thoát khỏi mâu thuẫn gia đình.

Mái ấm gia đình – nơi chứa cả tình yêu bao la, cả biển trời hạnh phúc, yêu thương nhưng cũng chứa cả những giận hờn, đau khổ, thậm chí cả chia lìa. Xã hội càng phát triển thì mối quan hệ trong gia đình càng lỏng lẻo. Gia đình truyền thống đang ngày càng không như trước. Vai trò của người vợ, người chồng đã không còn thuần thiện, đúng mực nữa. Mâu thuẫn trong gia đình dường như đến gõ cửa từng nhà. Ai có tấm lòng bao dung thì bình yên nhưng tổn thương là không bù đắp; ai không thể bỏ đi cái tôi thì đối diện là khổ đau, chia lìa.

Cô Ngoãn chỉ là một phụ nữ bình thường, có cuộc sống bình thường nhưng gia đình cô cũng đối mặt với mọi thứ xấu từ xã hội, từ sự ích kỷ của chính mình. Trong nỗi khổ tưởng như vô tận ấy, may mắn cô đã hiểu ra để thoát khỏi mâu thuẫn gia đình chỉ có tu tâm, thay đổi chính mình. 

Gia đình bất hòa – khởi nguồn cho mọi đau khổ

Cô Nguyễn Thị Ngoãn, sinh năm 1959, hiện đang sinh sống tại xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội. Cô chia sẻ với Nguyện Ước câu chuyện gia đình mình:

“Tôi làm nghề buôn bán quần áo ở chợ. Tôi có hai con, một trai một gái. Ông xã nhà tôi làm nghề bảo hiểm. Cuộc sống gia đình không tránh khỏi xô xát, bất hòa nhưng tôi thấy mình chịu đựng nỗi khổ nhiều hơn. Một mình tôi ngày ngày bươn chải buôn bán kiếm tiền, phải lo cho cả gia đình; trong khi chồng có tính trăng hoa, không tập trung kinh tế, con trai thì chơi bời, nợ nần,… Trong tâm tôi lúc nào cũng muộn phiền, oán trách.

Gia đình bất hòa - khởi nguồn cho mọi đau khổ
Cô Ngoãn mãi quẩn quanh với những mâu thuẫn gia đình của mình (ảnh nhân vật cung cấp)

Mỗi ngày đi làm về, nhìn thấy cửa nhà bừa bộn, chồng con không quan tâm, lo lắng, vun vén bất kỳ điều gì, càng khiến tôi điên tiết. Tôi bực tức, nóng nảy. Bao nhiêu khó chịu tôi xả ra cho bằng hết, lời nói khó nghe, cục cằn… Vì thế, không khí gia đình chẳng lúc nào vui vẻ, bình yên. Chồng con toàn gọi tôi là “Sư tử Hà Đông”.

Bao nhiêu năm cuộc sống gia đình cứ mâu thuẫn, trong vòng luẩn quẩn như vậy, chẳng có điều gì khá hơn. Tôi có khó chịu, nói này nọ với chồng thì ông ấy cho rằng: “tôi đang làm điều tốt, giúp đỡ người khác”. Còn con trai tuy có vợ con nhưng tính xấu không bỏ… Tất cả điều đó khiến tôi chán chường. Tôi nói: “Bao giờ tôi lo cho con cái xong sẽ bỏ đi tu”.

Tâm đau khổ, thân sẽ bất an

Trong tâm lúc nào cũng u uất, điều tất yếu sẽ sinh bệnh. Cô Ngoan cũng không ngoại lệ. Cô xuất hiện đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ kinh niên, tê tay, đại tràng, dạ dày. Bệnh tê tay khiến không giơ tay lên được, không cặp nổi tóc, nắm tay vào không duỗi được ra, phải lấy tay trái duỗi cho tay phải, toàn thân người đau nhức, không ngủ được.

Kinh tế đã khó khăn, bệnh tật lại đầy thân, tiền của chữa cho bệnh tốn không tính hết. Bệnh viện nào cũng đi, ai mách ông thầy nào cũng đến nhưng không cải thiện, bệnh ngày một nặng lên…

Tìm đến tâm linh mong thoát khỏi mâu thuẫn gia đình

Không biết cách gì thoát khỏi mâu thuẫn gia đình và bệnh tật, cô Ngoãn tìm đến tâm linh để giải khuây. Cô tìm đến các thầy bói, hỏi xem vì sao mình lại chịu khổ thế. Mấy năm trời đi bói toán như vậy, các cách của ông thầy đều không hiệu quả. Chán nản, cô Ngoãn nghĩ đến đi tu. Cô tu môn Tịnh Độ, thậm chí gọi vong cho nhập vào cơ thể.

Tìm đến tâm linh mong thoát khỏi mâu thuẫn gia đình
Đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, cô Ngoãn đã hiểu ra sự thật của gọi vong kia là gì (ảnh nhân vật cung cấp)

Vong lên xưng là hộ pháp, là mẹ bề trên, nói cứ líu lo, ríu rít cả lên. Có lúc cũng dạy đạo nhưng chỉ loanh quanh ở tham sân si. Đôi khi vong nói những lời cục cằn. Mới đầu vong nói không cần tiền, sau nói rằng tiền công đức bỏ vào cấy ruộng Phước Điền, sau này sẽ được hưởng, ai bỏ ít thì không đồng ý, nói rằng “50.000 mà đòi học Đạo à?” Thậm chí còn đuổi và nói những lời thô tục với người đưa ít tiền. Rồi vong lại nghĩ ra: phóng sinh một tháng hai kỳ, tiến dâng lễ riêng, còn dọa các dòng tộc sẽ cho kiện nhau nên ai cũng sợ, phải dâng tiếp, không dám bỏ… Cô Ngoãn thấy có gì đó không đúng nên không theo nữa.

Có lần cô đã bỏ nhà, đến chùa ở vài ngày. Nhưng thấy chùa vắng vẻ, đọc kinh thì không hiểu, trong tâm chỉ nghĩ đến gia đình, thấy mình không hợp tu ở chùa nên cô trở lại nhà. Về nhà cô niệm Phật.

20 năm trôi qua, cuộc đời cô cứ quẩn quanh ở đó.

Bén duyên với Pháp môn tu tại gia

Cô Ngoãn kể:

“Năm 2017, tôi kể cho cháu dâu nghe tình trạng bệnh của tôi, cháu giới thiệu môn tập Pháp Luân Công tốt cho sức khỏe. Tôi nghĩ: “Thôi, có bệnh thì vái tứ phương” nhưng tôi không hiểu tu luyện là thế nào. Tôi cứ cầm sách là buồn ngủ, mấy tháng trời không đọc nổi sách. Cháu dâu hướng dẫn tôi nghe đài. Tôi chịu khó luyện 5 bài tập và nghe đài, cũng chưa hiểu tu là thế nào. Mấy tháng sau, tôi thấy thân thể mình nhẹ nhàng, khoan khoái, bệnh tật tan đâu hết. Đang mất ngủ kinh niên suốt 20 năm qua, vậy mà cầm cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” của Pháp Luân Công là tôi buồn ngủ, cơn ngủ không cưỡng được, ngủ đến nỗi không thể đọc sách nổi.

Bén duyên với Pháp môn tu tại gia
Cô Ngoãn đang tập bài công pháp số 5 của Pháp Luân Công (ảnh nhân vật cung cấp)

Tôi tập luyện như vậy gần 2 năm, sau mới gặp được một học viên gần nhà. Họ hướng dẫn tôi đến học Pháp nhóm và luyện công cùng mọi người. Qua chia sẻ tôi mới hiểu tu là gì, là hướng nội tâm mà tu theo Chân Thiện Nhẫn. Từ đó, tôi có bước chuyển biến rõ rệt về tâm tính, làm mọi việc đã chiểu theo Pháp mà hành.

Cải biến tâm tính, thoát khỏi mâu thuẫn gia đình

“Tôi buông bỏ những nhân tâm với chồng, con. Kiềm chế cơn nóng giận, không ăn nói kiểu bực tức, cục cằn nữa thay vào là nhẹ nhàng, an hòa, gần gũi, quan tâm, tôn trọng con cái,… Tôi biết nghĩ cho chồng, con và chấp nhận sự thật ấy. Chỉ có thể khuyến thiện, không quản việc họ có nghe mình hay không.

Chồng con ban đầu phản đối tôi tập, cho rằng: “Tu môn này rồi bỏ bê công việc gia đình, rồi cuồng tín,…”. Nhưng trải qua mấy lần tôi gặp tai nạn, biểu hiện của bệnh nhưng không dùng thuốc mà khỏi nhanh chóng; cũng thấy tâm tính của mẹ thay đổi tích cực nên dần dần các con không nói lời ngăn cấm, còn động viên: “Mẹ tập cảm thấy khỏe là được”.

Cải biến tâm tính, thoát khỏi mâu thuẫn gia đình
Cô Ngoãn luyện công chung cùng các học viên (ảnh nhân vật cung cấp)

Chồng tôi giờ ủng hộ. Đi đâu ông thấy người khác ốm yếu, ông đều nói: “tập theo môn bà Ngoãn ấy”.

Thân thể của tôi khỏe mạnh trong suốt 5 năm tu luyện, không còn ốm đau, mất ngủ. Bệnh tật tiêu tan, thân khỏe thì tâm tất an. Mà tâm an thì thân lại càng khỏe. Mình khỏe cả nhà cũng khỏe, mình thay đổi tốt thì cả nhà cũng thay đổi tốt theo. Chẳng đúng là thoát khỏi mâu thuẫn gia đình chỉ có thay đổi chính mình. Mà thay đổi được mình là nhờ tôi tu luyện Pháp Luân Công.

Cô Ngoãn sẵn lòng chia sẻ thông tin về môn tu luyện này qua số điện thoại: 038 5966223. Hoặc nếu ai hữu duyên muốn tìm hiểu Pháp Luân Công có thể vào trang web chính https://vi.falundafa.org/  hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn chi tiết.