Y học cổ truyền Trung Quốc không chỉ là bốc thuốc và châm cứu mà còn ẩn chứa những điều vô cùng huyền diệu; các danh y không những có y thuật cao siêu mà còn có thể dự đoán dịch bệnh trước khi bùng phát.

Đông y và y học hiện đại đi theo những hướng khác nhau

Tiến sĩ Shu Rong, một chuyên gia về y học cổ truyền Trung Quốc sống ở Cambridge (Anh). Gần đây cô đã chia sẻ kinh nghiệm điều trị từ xa cho một bệnh nhân COVID-19 và cách có thể dự đoán sự bùng phát và xu hướng của đại dịch dựa trên một lý thuyết lâu đời.

Shu đã học được kiến ​​thức về y học cổ truyền Trung Quốc từ ông nội của cô; kiến thức này đã được truyền qua nhiều thế hệ trong hơn 600 năm. Tổ tiên của cô đã có được kinh nghiệm phong phú trong việc điều trị các bệnh dịch trước đây. 

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với NTDTV, Shu đã chia sẻ một câu chuyện để minh họa rằng, khi một loại dịch bệnh mới bùng phát, y học phương Tây sẽ tìm cách phát triển các loại thuốc mới; trong khi một bác sĩ y học cổ truyền giỏi thường có thể áp dụng các nguyên tắc cổ xưa để tìm ra phương pháp chữa bệnh hiệu quả.

Vào những năm 1950, một trận dịch bùng phát tại một thành phố của Trung Quốc; nơi ông nội của Shu có một phòng khám Đông y. Nhiều bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị; bởi vì thời đó người ta cho rằng phương pháp y học cổ truyền còn lạc hậu so với Tây y. Khoảng 70 bệnh nhân (một con số khiêm tốn) đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ ông nội của Shu. Trong khi nhiều người đến bệnh viện đã chết trong trận dịch; tất cả những người được ông nội của Shu điều trị đều được chữa lành.

Y tá ICU đã hồi phục sau các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng

Tây y vẫn chưa tìm ra được loại vắc xin thực sự hữu hiệu để phòng ngừa COVID-19
Tây y vẫn chưa tìm ra được loại vắc xin thực sự hữu hiệu để phòng ngừa COVID-19 (ảnh shutter Stock)

Shu cũng có những trải nghiệm tương tự trong đại dịch COVID-19. Năm ngoái, cô đã điều trị cho một y tá ICU (phòng chăm sóc đặc biệt) bị nhiễm viêm phổi Vũ Hán, thường được gọi là coronavirus mới. Y tá Trung Quốc, họ Xu, bị ốm nặng trong khi tự cách ly tại nhà vào cuối tháng 3/2020.

Khi gọi cho Shu để tìm cách chữa trị, cô đã bị sốt cao trong 7 ngày. Mặc dù cô đã uống acetaminophen hàng ngày để hạ sốt nhưng không hiệu quả. Cô cũng bị khó thở, tức ngực và đổ mồ hôi nhiều. Các triệu chứng cho thấy bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch theo y học cổ truyền Trung Quốc.

Shu gửi các gói thảo mộc cho cô Xu qua đường chuyển phát nhanh vào sáng hôm sau. Khi nhận được thảo mộc, bệnh nhân pha trà với chúng và uống vào buổi tối. Cô cho biết lần đầu tiên cô ngủ ngon giấc kể từ khi bị ốm; cô không bị sốt hay đổ mồ hôi. Bảy ngày sau, y tá thông báo rằng cô đã hoàn toàn bình phục.

Y học cổ truyền tìm đến căn nguyên của bệnh để trị

Một trong những điểm khác biệt nhất định giữa Trung y và Tây y là cách nó tác động tới khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. Y học phương Tây thường bỏ qua hoặc thậm chí ức chế phản ứng miễn dịch của cơ thể; trong khi Trung y cố gắng giải quyết vấn đề đó và quản lý sự mất cân bằng có thể là căn nguyên của bệnh tật. 

Một trong những bài học lớn từ đại dịch COVID-19 là nhiều người chết có các bệnh từ trước như tiểu đường hoặc béo phì – vốn đã là những “kẻ giết người lớn” trong xã hội hiện đại. Trung y có xu hướng chú ý nhiều hơn đến các tình trạng sẵn có của bệnh nhân; từ đó đưa ra các phương pháp tiếp cận phù hợp. Trong khi Tây y tập trung vào các loại thuốc và phẫu thuật tập trung trực tiếp vào bệnh.

Năm Canh Tý và dự đoán đại dịch  

Y học cổ truyền tìm đến căn nguyên của bệnh để chữa trị
Y học cổ truyền tìm đến căn nguyên của bệnh để chữa trị (ảnh 123rf)

Một sự khác biệt đáng kể giữa hai nền y học là mức độ chú trọng của y học Trung Quốc đối với những tác nhân gây bệnh từ môi trường.

“Hoàng đế nội kinh” là một tài liệu y học cổ của Trung Quốc; được coi là nguồn gốc giáo lý cơ bản của nền y học cổ truyền Trung Quốc. Một trong những nguyên tắc quan trọng trong cuốn sách là Ngũ hành và Lục thời; giải thích tác động của các yếu tố khí hậu và thiên văn đến thế giới tự nhiên và sức khỏe con người.

Cần lưu ý rằng không có nền văn minh nào trên Trái đất tồn tại lâu dài như nền văn minh Trung Quốc. Trung Quốc đã có một nền văn hóa liên tục trong suốt 5.000 năm. Trong khi các nền văn minh khác, từ Lưỡng Hà đến Hy Lạp cổ đại và Đế chế La Mã; đã trỗi dậy và suy tàn trong những giai đoạn lịch sử tương đối ngắn ngủi. Nền văn minh Trung Quốc, ít nhất là trước cuộc cách mạng Cộng sản năm 1949; cũng đặt trọng tâm lớn vào việc học hỏi từ lịch sử.

Những bài học từ lịch sử, bao gồm cả những khuôn mẫu và thay đổi; có thể là một yếu tố quan trọng đối với y học Trung Quốc.

Từ quẻ Kinh Dịch dự đoán dịch bệnh trong năm 2020

Để áp dụng nguyên tắc này, người ta phải phân tích năm hiện tại trong hệ thống chu kỳ 60 năm của Trung Quốc; đồng thời tìm xem liệu năm nay có thời tiết bất thường hay không.

Theo lịch Trung Quốc, năm 2020 âm lịch được gọi là Năm Canh Tý (25/1/2020 đến ngày 11/2/2021); nó tương ứng với quẻ Kinh Dịch thứ 36 được gọi là “Địa Hỏa Minh Di”; chỉ ra một thời kỳ mà bóng tối của sự ngu ngốc ngự trị trong các vấn đề của con người, làm lu mờ những điều tốt đẹp và rực rỡ.

Về cơ bản, một năm như vậy đầy rẫy những thảm họa; bao gồm thiên tai và những xáo trộn chính trị, Shu giải thích.

Tất cả những năm Canh Tý đều là những năm thảm khốc đối với người Trung Quốc. Năm 1840, Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất với Anh. Năm 1900, cuộc xâm lược Bắc Kinh của Liên minh Tám quốc gia. Năm 1960, đỉnh điểm của nạn đói lớn kéo dài 3 năm; trong đó ước tính khoảng 30 – 40 triệu người Trung Quốc bị chết vì đói.

Mỗi quẻ của một năm cụ thể trong hệ thống lịch Trung Quốc tương ứng với một câu 6 dòng trong Kinh Dịch; nó mô tả tình hình trong khoảng thời gian 2 tháng. Tuyên bố cho 2 tháng cuối năm (giữa tháng 12/2020 đến giữa tháng 2/2021) cho biết, “Không có ánh sáng; chỉ có sự mờ mịt. Có người ban đầu đã lên đến đỉnh cao; tương lai của anh ấy sẽ rơi xuống trái đất”.

Vấn đề phát sinh cũng là do con người không ‘tuân thủ các nguyên tắc’

Từ quẻ Kinh Dịch có thể dự đoán được dịch bệnh phát sinh
Từ quẻ Kinh Dịch có thể dự đoán được dịch bệnh phát sinh (ảnh Taobao)

“Từ quan điểm lớn hơn của một quốc gia, một số giới tinh hoa có thể đột nhiên sa sút. Từ quan điểm sức khỏe của một cá nhân, chúng ta có thể thấy những người có sức khỏe tốt đột nhiên bị ốm nặng; hoặc do nhiễm COVID-19, bệnh tim hoặc tăng huyết áp. Bi kịch, hay sự chuyển đổi, đến một cách đột ngột và hoàn toàn bất ngờ”. Shu nói.

Lời giải thích cho “đột nhiên sa sút” được miêu tả trong Kinh Dịch là, “Anh ấy đã không thực hiện được các nguyên tắc.”

Nói về biến thể COVID-19 mới xuất hiện ở Anh, Shu cho biết tỷ lệ tử vong vẫn ở mức thấp; mặc dù biến thể này lây lan rất nhanh. Với một trận đại dịch đang diễn ra, để phân tích điều gì có thể xảy ra tiếp theo, người ta phải quan sát xem thời tiết mùa đông có bình thường hay không, theo thuyết “Ngũ hành và Lục thời”.

Shu giải thích: “Thời tiết bình thường có nghĩa là lượng mưa và nhiệt độ bình thường đối với khu vực bạn sinh sống. Ví dụ, ở Vương quốc Anh, tuyết sẽ rơi vào khoảng Giáng sinh, nhưng năm nay lại không thế; điều đó có nghĩa là đại dịch sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn trong những tháng tiếp theo.”

Các triệu chứng tồi tệ nhất được mô tả trong Kinh điển Trung Quốc

Liệu có những triệu chứng nghiêm trọng hơn khi đại dịch trở nên trầm trọng hơn? Shu cho biết câu trả lời đã có trong các tác phẩm kinh điển của y học cổ đại Trung Quốc.

Cô trích dẫn một cuốn sách có tên “Ôn nhiệt luận” được viết bởi Diệp Thiên Sĩ; một trong những thầy thuốc có ảnh hưởng nhất trong lịch sử y học Trung Quốc thời nhà Thanh.

Trong danh pháp y học cổ truyền, “bệnh ôn nhiệt” là một thuật ngữ chung để chỉ tất cả các loại bệnh ngoại nhân gây sốt. Ôn dịch là một danh mục phụ của bệnh ôn nhiệt.

Trong cuốn sách của mình, ông Diệp nói rằng, khi mắc phải một căn bệnh ôn nhiệt, phổi của bệnh nhân sẽ bị nhiễm trùng trước tiên; sau đó “Khí tà” sẽ tấn công mạng lưới bao bọc tim nếu tình trạng xấu đi. Mạng lưới này được tạo thành từ các mô xung quanh tim giúp bảo vệ trong thời gian mầm bệnh xâm nhập.

Hiện nay ai cũng biết rằng COVID-19 tấn công nhiều cơ quan. Một số bệnh nhân có thể bị tiêu chảy trong khi những người khác phát triển các vấn đề về tâm thần; điều này khiến nhiều bác sĩ Tây y bối rối.

Theo Shu, tuyên bố ngắn gọn của Diệp tiên sinh, mặc dù có vẻ khá đơn giản, nhưng cách đây hơn 200 năm đã làm rõ rằng rối loạn chức năng đa cơ quan là một đặc điểm cố hữu của “bệnh ôn nhiệt” và lây nhiễm theo một con đường tương đối cố định.

Diệp Thiên Sĩ - một danh y thời nhà Thanh
Diệp Thiên Sĩ – một danh y thời nhà Thanh (ảnh 360kuai)

Phổi và ruột là một hệ thống liên kết với nhau

“Vì mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể người qua miệng và mũi nên chắc chắn sẽ lây nhiễm sang phổi trước. Đối với một số cá nhân, nhiễm trùng dừng lại ở giai đoạn này và bệnh nhân dần hồi phục. Đây là một kịch bản tốt. Đặc biệt, nhiều bệnh nhân ở giai đoạn này có vấn đề về đường ruột; điều này thực sự cho thấy anh ấy đang hồi phục”, Shu giải thích.

Y học cổ truyền Trung Quốc coi phổi và ruột là một hệ thống liên kết với nhau; phổi là bên trong và ruột là bên ngoài. Khi phổi bị nhiễm trùng và các triệu chứng di chuyển đến ruột, bệnh sẽ đi ra ngoài. Nói cách khác, nó đang bị đào thải khỏi cơ thể con người, Shu giải thích.

Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất, “tà khí” đi sâu hơn vào cơ thể con người để tấn công mạng lưới bao bọc trái tim.

Khí tà xâm nhập vào tim sẽ gây rối loạn chức năng não

“Trái tim cũng là cơ quan quan trọng trong một hệ thống liên kết với nhau; bao gồm não và hệ thần kinh. Hệ thống này liên quan đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc của một người”, Shu nói.

Khi mầm bệnh mạnh lên và có thể xâm nhập vào mạng lưới bảo vệ của tim, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn chức năng não và hệ thần kinh như nói lung tung; rối loạn tâm thần, ảo giác. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Brain vào tháng 7 năm 2020 cho thấy, các rối loạn não có khả năng gây chết người có thể là một triệu chứng của COVID-19; ngay cả ở những người mắc bệnh nhẹ.

Đồng thời, tim có nhiệm vụ quản lý máu và hệ tuần hoàn. Khi hệ thống này bị gián đoạn, bệnh nhân sẽ bị chảy máu trong và chảy máu từ mắt, tai, mũi và miệng, Shu giải thích.

Cô hy vọng mọi người nhớ tầm quan trọng của việc tuân thủ các nguyên tắc và cố gắng trở thành những cá nhân tử tế và ngay thẳng; bởi vì lý do chính của tất cả những điều bất hạnh này là do “không tuân thủ các nguyên tắc”, theo cách hiểu cổ xưa trong văn hóa Trung Quốc.

Hiệu lực của Lý thuyết ‘Ngũ hành và lục thời’

Đại dịch COVID-19 đã được dự đoán từ sớm bởi một học giả Trung y
Đại dịch COVID-19 đã được dự đoán từ sớm bởi một học giả Trung y (ảnh chụp màn hình Adobe Stock)

Một học giả Trung y khác đã dự đoán sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 sớm nhất là vào tháng 6 năm 2019 bằng cách áp dụng lý thuyết tương tự.

Wang Yongyan, một viện sĩ Trung Quốc và là chủ nhiệm danh dự của Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc, cho biết tại một hội nghị y tế vào tháng 6 năm 2019 rằng, ông tin rằng một đại dịch sẽ đến vào cuối tháng 12 năm đó.

Wang nói: “Chúng ta phải học cách quan sát những thay đổi khí hậu, tình hình của tất cả các sinh vật và sức khỏe tổng thể của nhân loại”. Dựa trên những quan sát và áp dụng lý thuyết “Ngũ hành và lục thời”, ông kết luận rằng “một đại dịch sẽ bùng phát vào khoảng ngày 21 tháng 12 và sẽ tiếp tục vào mùa xuân năm sau.”

Khi viêm phổi Vũ Hán hoành hành ở Trung Quốc vào cuối tháng 1/2020, đoạn video về bài phát biểu của Wang đã nhanh chóng lan truyền ở Trung Quốc, và thuyết “Ngũ hành và Lục thời” trở thành một chủ đề nóng.

Theo The Epoch Times