“Trong tâm chúng ta đều có Thần tính… và chúng ta ở đây để tìm nó, để mài giũa bản thân, trở thành người tốt nhất mà Đấng Sáng Thế yêu thương.”

Nicky Viard, đến từ Manhattan, New York, là một người đam mê đạp xe khi còn trẻ và cô thường đạp xe quanh thành phố. Cô đạp xe dọc theo sông Hudson, quanh Công viên Battery và ngược dòng sông Đông cho đến khi đến khu phố lịch sử Upper West Side nơi cô sống.

Nhiều năm trước, một ngày nọ, khi đang đạp xe, cô nhìn thấy một đoàn diễu hành lớn của người Trung Quốc. Nhiều người giơ biểu ngữ có nội dung “Chân-Thiện-Nhẫn,” đó là lần đầu tiên cô biết về Pháp Luân Công. Cô về nhà và kiểm tra thông tin trên mạng, tự hỏi: Một niềm tin cao quý như vậy lại bị chính quyền đàn áp, chính quyền này bị sao vậy?

Đầu năm 2023, sau khi xem hai bài viết của Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, trên trang web của The Epoch Times, Viard đã đồng ý trả lời phỏng vấn của The Epoch Times và nhớ lại cuộc gặp đó với các học viên Pháp Luân Công.

Cô nói rằng cô vô cùng ngạc nhiên khi thấy luận thuật của Đại sư Lý về Đấng Sáng Thế rất giống với tín ngưỡng Cơ Đốc giáo của cô. Do vậy, cô băn khoăn không biết những người thuộc các tôn giáo khác liệu có cùng cách hiểu như cô không. Đó là: dù theo tôn giáo nào thì con người đều tin vào một Đấng Sáng Thế. Chính Đấng Sáng Thế đã gieo vào lòng con người những hạt giống thiện lương, hay “Thần tính”.

Viard đã dùng phương thức so sánh để làm rõ sự hiểu biết của mình: Tất cả chúng ta đều có một viên kim cương bên trong mình và chúng ta ở đây để tìm nó, để mài giũa bản thân, trở thành người tốt nhất mà Đấng Sáng Thế yêu thương.

Con người đều như nhau, Đấng Sáng Thế yêu thương tất cả mọi người

Cô Viard đã làm qua rất nhiều công việc và hiện tại cô là một nhà văn viết trên website. Sau khi cô đọc bài viết của Đại sư Lý “Tại sao cần phải cứu độ chúng sinh”, chấn động lớn nhất đối với cô là sự tương đồng giữa bài viết và Cơ Đốc giáo.

“Tôi đã rất, rất, rất chấn động trước sự tương đồng của bài viết với Cơ Đốc giáo. Vì vậy, tôi không thể không tự hỏi liệu người Hồi giáo, Phật giáo, Do Thái chẳng hạn, những người đó họ có thể đã thấy sự tương đồng của bài viết với tín ngưỡng của họ hay không?”

Cô nói: “Chúng ta thấy thế giới này đã quá chia rẽ. Và tôi thực sự nghĩ rằng có thế lực đen tối đang cố chia rẽ chúng ta. Tất cả chúng ta nên đoàn kết lại, bởi chúng ta là một đại gia đình nhân loại.”

Viard cho rằng, mặc dù mọi người có tín ngưỡng khác nhau và đến những lễ đường khác nhau, nhưng tất cả con người đều tin vào cùng một vị Thần. “Ý tôi là, tôi nghĩ nếu tất cả chúng ta đều tin vào sự tồn tại của một Đấng Thiêng liêng, tại sao chúng ta không thể tìm thấy điểm tương đồng, đó là điều tôi đã nghĩ khi đọc bài viết này.”

Viard cũng nói về những trải nghiệm của cô khi thảo luận với những người từ các nền văn hóa và tôn giáo khác, cô phát hiện ra rằng: “Chúng ta có nhiều điểm chung hơn chúng ta nghĩ”.

Con người đều như nhau, Đấng Sáng Thế yêu thương tất cả mọi người
Ảnh: DKN.TV

“Chúng ta và những người ở các nơi trên thế giới có nhiều điểm chung, chúng ta đều có Thần tính. Tôi hy vọng mọi người đọc bài viết này và xem những gì Đại sư Lý Hồng Chí đã viết về Pháp Luân Công, tôi hy vọng họ cũng cảm thấy như tôi: Chà! Giáo lý trong tôn giáo của tôi cũng có rất nhiều điều như vậy, có thể chúng ta có điểm chung với ai đó ở bên kia trái đất mà chúng ta thậm chí chưa từng gặp.”

Viard cũng cảm nhận được từ bài viết rằng Đấng Sáng Thế yêu thương tất cả mọi người và loại tình yêu thương này không có sự phân biệt hay ranh giới.

Cô nói: “Một điều tuyệt vời khác mà tôi đọc được trong bài viết là Đấng Sáng Thế yêu thương mỗi chúng ta như thế nào, vì Ngài đã tạo ra chúng ta. Tôi nghĩ tình yêu của Ngài là vô điều kiện, không có giới hạn”; “Có thể Thượng Đế sẽ thất vọng khi chúng ta cư xử không tốt”; “Nhưng tình yêu của Ngài không có ranh giới, tôi đồng ý với điều đó”.

Viard nghĩ, tại sao Đấng Sáng Thế muốn cứu độ tất cả sinh mệnh? Vì tình yêu của Ngài dành cho “mọi người”.

“Tôi cho rằng, điểm quan trọng nhất từ bài viết là mọi người trên thế gian đều rất quan trọng, tôi không nghĩ người này quan trọng hơn người khác, tôi nghĩ đó là vấn đề liên quan đến hoàn thiện bản thân, trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, đưa ra những lựa chọn có đạo đức, làm điều đúng đắn, không làm hại người khác”.

Cô nói rằng điều quan trọng nhất mà cô học được khi đọc bài viết này, như Cơ Đốc giáo nói: “Thượng Đế yêu thương mỗi người chúng ta”.

“Thân phận, huyết thống, giới tính hay màu da đều không quan trọng, người Do Thái không quan trọng hơn người theo đạo Thiên Chúa, đạo Hồi, đạo Phật hay ngược lại; danh vọng, tiếng tăm không làm cho ai đó quan trọng hơn ai. Tôi nghĩ rằng, dưới con mắt của Thượng Đế, Ngài yêu thương tất cả chúng ta.”

Cô nói: “Tôi nghĩ luân hồi thực sự là một cơ hội để bắt đầu lại. Tôi nhận ra rằng Chúa yêu chúng ta và chúng ta cần trở thành phiên bản tốt nhất của mình… Con người phải tuân thủ đạo đức và chờ đợi sự cứu rỗi vào thời khắc cuối cùng của Đấng Sáng Thế”.

Điểm chung của con người là đều có Thần tính, chúng ta đến thế gian để tôi luyện bản thân

Viard cũng hiểu rằng, Đấng Sáng Thế tạo ra con người là để trong lòng mỗi người đều có Thần tính, nhưng để đạt được điều đó thì phải trải qua rất nhiều khổ luyện.

“Chúng ta có ‘viên kim cương’ bên trong mình và tôi tin rằng Thần luôn tồn tại trong mỗi chúng ta, nhưng chúng ta phải nỗ lực mới có thể đạt được điều đó – tôi không muốn nói ‘hoàn hảo’, bởi vì không ai hoàn hảo cả. Có thể nói: Chúng ta thông qua mài giũa bản thân để đạt được cảnh giới của Thần, giống như chúng ta đánh bóng viên kim cương khi nó bị bụi bẩn, chúng ta tôi luyện bản thân khiến chúng ta trở lên tốt hơn”.

Trong tâm chúng ta đều có Thần tính, đều đến thế gian để tôi luyện
Ảnh: dongtuyen.com

Viard đưa ra ví dụ, cô tin rằng mình là một người có đạo đức, tuy nhiên đôi khi cô cũng hay nóng nảy và to tiếng với mẹ. Sau khi đọc bài viết này, cô đã nhìn nhận lại những thử thách mà mình gặp phải trong cuộc sống.

“Thần tính thực sự nằm trong tế bào của con người, và tôi đã nhìn thấy những nỗi kinh hoàng không thể tin được ở con người, và tôi đã thấy những đỉnh cao của sự vĩ đại mà con người có thể đạt được, vì vậy, có lẽ bên trong mỗi chúng ta đều có tiềm năng đạt được sự hoàn hảo.”

Cô nói: “Một trong những thử thách của tôi là sự kiên nhẫn, có lẽ đó là điều tôi phải học. Tất cả chúng ta ở đây để tôi luyện và trưởng thành, để trở thành người tốt nhất có thể”; “Chúng ta ở đây để hoàn thiện bản thân. Thử thách không làm chúng ta gục ngã hay nhấn chìm chúng ta, thử thách là làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn.”

Viard trích dẫn lời của Đại sư Lý: “Đối với Sáng Thế Chủ mà nói, Ngài có quyền yêu thương người của Ngài, Ngài cũng sẽ càng yêu thương những người mà Ngài nhìn nhận đáng yêu thương.”

“Tôi nghĩ đó là cách nói của Đại sư Lý, về cơ bản, Chúa yêu chúng ta, Chúa yêu chúng ta khi chúng ta là người tốt nhất có thể. Chúa muốn chúng ta trở thành người tốt nhất, với tiềm năng cao nhất của chúng ta bởi chúng ta đều có Thần tính.”

Theo NTD.net