Trong quá trình tu luyện, mỗi chấp trước của con người đều cần tu bỏ. Trước khi thành Phật, thứ mà Đường Tăng lưu luyến nhất, khó buông bỏ nhất là gì?

Tây Du Ký là một trong Tứ đại danh tác kể về câu chuyện bốn thầy trò Đường Tăng tới Tây phương thỉnh kinh. Trên đường đi, Đường Tăng phải đối diện với rất nhiều yêu quái đáng sợ, vượt qua không ít gian nan vất vả. Tuy nhiên tâm sợ hãi của Đường Tăng cứ lần lữa không tu bỏ được, mãi cho tới trước khi ông hoàn thành việc chuyển từ người thành Phật.

Vậy Phật Tổ Như Lai và các Chư Thần đã thiết lập kiếp nạn như thế nào để ông tu bỏ tâm này? Làm sao để trừ bỏ tâm sợ hãi? Bên cạnh tâm sợ hãi, trước khi thành Phật, thứ mà Đường Tăng lưu luyến nhất, khó buông bỏ nhất rốt cuộc là gì?

Tâm sợ hãi của Đường Tăng

Trong hồi thứ 98, kể câu chuyện khi Đường Tăng tới chân núi Linh Sơn. Ngọc Chân Quan Kim Đỉnh đại tiên dẫn thầy trò Đường Tăng đến Chiên Đàm thượng Phật môn. Từ gian nhà chính Quan Vũ xuyên ra cửa sau, đi lên Linh Sơn phúc địa của Phật giới. Đi lên khoảng năm sáu dặm, thấy một con sông dài, nước chảy cuồn cuộn, rộng khoảng tám chín dặm, bốn bề không dấu người.

Lúc này tâm sợ hãi của Đường Tăng xuất hiện. Lo lắng làm sao để có thể qua được sông.

Đâu mới là nguyên nhân thực sự khiến Đường Tăng lấy được chân kinh?
Thầy trò Đường Tăng đã trải qua 81 kiếp nạn trước khi lấy được chân kinh.

Đường Tăng không dám qua sông

Vừa khi đó Tôn Ngộ Không phát hiện một cây cầu. Đường Tăng đi tới gần, nhìn thấy có một tấm biển đề “Lăng Vân Độ” (Tạm dịch: Thẳng tới trời cao). Đây vốn là một cây cầu độc mộc. Đường Tăng nhìn thấy vậy thì sợ hãi tới hồn bay phách lạc nói: “Ngộ Không, cây cầu này không phải dành cho người đi, chúng ta tìm đường khác qua sông”.

“Hai người đứng bên cầu co kéo mãi. Sa Tăng bước tới khuyên giải, họ mới buông tay nhau ra. Tam Tạng quay đầu, chợt nhìn thấy phía hạ lưu có một người đang chèo thuyền bơi tới, cất tiếng gọi to:

– Lên đò! Lên đò!

Tam Tạng mừng quýnh, nói:

– Đồ đệ đừng cãi nhau nữa, có con đò đến kia rồi.

Bốn thầy trò phải vượt qua con sông nước chảy xiết.
Bốn thầy trò phải vượt qua con sông nước chảy xiết (ảnh minh họa: Headzone.net).

Thuyền không đáy

Ba người nhảy lên mừng rỡ, đưa mắt nhìn chăm chú, thấy con thuyền đã tới gần, hóa ra là một con thuyền không đáy. Cặp mắt lửa ngươi vàng của Hành Giả đã sớm nhận ra đó là Tiếp Dẫn Phật Tổ, còn gọi là Nam Vô Bảo Tràng Quang Vương Phật, nhưng chẳng dám nói ra, chỉ cất tiếng gọi:

– Lại đây cắm sào nào!

Trong giây lát, con đò ghé sát bờ, Phật Tổ nói:

– Mời lên, mời lên!

Tam Tạng thấy vậy, trong lòng sợ hãi nói:

– Thuyền của ngài là thuyền hỏng không đáy, qua sông làm sao?

Phật tổ nói:

– Thuyền ta đây:

Thuở hồng hoang đã từng nổi tiếng,
Có ta đây chèo chống giỏi giang.
Sóng to gió cả vững vàng,
Không đầu không cuối bước sang cõi lành.
Quay về gốc, bụi trần chẳng bợn, Muôn kiếp đày, thanh thản qua sông.
Thuyền không đáy vượt trùng dương, Xưa nay cứu vớt muôn vàn sinh linh”

Người tu hành cần buông bỏ tâm sợ hãi

Tâm sợ hãi này quả là không nhỏ, cần loại bỏ để có thể vượt qua quan nạn này.  Lúc này, Tam Tạng quay đầu nhìn lại thấy trên sông có người chèo đò tới và gọi khiến Đường Tăng vô cùng vui mừng. Nhưng khi chiếc thuyền tới gần hơn, ông phát hiện đó là một chiếc thuyền không đáy. Tâm sợ hãi lại nổi lên, Đường Tăng sợ hãi hỏi: “Thuyền của ông là thuyền không đáy, làm sao có thể sang sông?”

Đường Tăng bước thuyền không đáy mà chẳng hề do dự. Chiếc thuyền là có đáy, nhưng nó vô hình trước mắt người thường.
Đường Tăng phải bước lên chiếc thuyền không đáy để qua sông. Đây chính là khảo nghiệm xem ông có thể viên mãn hay không (ảnh chụp màn hình video).

Lúc này, Đường Tăng vẫn mang nhục thân người thường, nên không biết đây chính là thuyền của Phật Tổ Như Lai tới cứu độ, sợ hãi không dám lên thuyền. Tôn Ngộ Không vì vậy đã đẩy ông lên.

Lên thuyền rồi, Đường Tăng vẫn sợ đến ngã xuống nước. Lúc này người chèo đò (hòa Tiếp dẫn Độ Sư biến hóa) đưa tay ra đỡ. Đường Tăng run rẩy, thầm trách móc Ngộ Không. Khi Phật tổ dùng lực đẩy thuyền, chỉ thấy trên sông có một xác người trôi bồng bềnh. 

Nguyên văn truyện

“Ba người cùng đồng thanh họa theo lời Phật tổ. Con đò được chèo đi, trong chớp mắt đã vững vàng rời khỏi bến tiên Lăng Vân tới bờ bên kia. Tam Tạng quay người nhẹ nhàng bước lên bờ.

Có bài thơ làm chứng rằng:

Thoát rồi xương cốt trần gian,
Tương thân tương ái vượt sang Niết Bàn.
Viên mãn thành Phật thỏa lòng,
Từ nay rửa sạch bụi trần lâng lâng”.

Đường Tăng lưu luyến nhất chính là thứ này!

Đường Tăng dù đã có thân Phật, nhưng vẫn còn tâm chấp trước ẩn giấu cần tu bỏ.

Những quyển kinh không chữ

Nghe theo sự dặn dò của Phật Như Lai, hai tôn giả A Nan, Ca Diếp dẫn thầy trò Đường Tăng đi lấy kinh. Khi xem xong tên các quyển kinh, hai tôn giả nói với Đường Tăng: “Thánh Tăng từ Đông Thổ tới đây, có lễ vật gì tặng chúng tôi không? Hãy lấy ra đây để chúng tôi truyền kinh cho sớm”.

Đường Tăng nghe vậy nói: “Đệ tử Huyền Trang, đường xa tới đây, không chuẩn bị”. Hai tôn giả cười nói: “Hà! Hà! Tay trắng trao kinh truyền đời, người sau đến chết đói mất!”.

Hai tôn giả A Nan, Ca Diếp liền giao cho họ những quyển kinh không chữ. Nhiên Đăng Cổ Phật không muốn thầy trò họ uổng phí hành trình đi lấy kinh nên để Bạch Hùng tôn giả trổ thần uy hóa thành trận cuồng phong cướp lấy những cuốn kinh không chữ đó vứt vào bụi rậm. Khi nhìn thấy những bọc kinh thư bị gió thổi bay tứ tung liền mở ra xem, “thấy trắng phau như tuyết không có chữ”.

Phật Tổ giải thích

Đường Tăng quay về gặp Đức Như Lai, còn trình báo A Nan, Ca Diếp. Phật Tổ không trách tội hai tôn giả, còn cười nói: “Nhà ngươi cứ bình tĩnh. Việc hai người vòi lễ các ngươi ta đã biết rồi. Có điều kinh cũng không phải trao cho một cách dễ dàng, không thể lấy không được. Trước kia các Tỳ Kheo thánh tăng xuống núi cũng đem kinh này tụng hết một lượt cho nhà trưởng giả họ Triệu ở nước Xá Vệ, giúp cho nhà ấy người sống yên ổn, kẻ chết siêu thoát, thế mà chỉ lấy có ba đấu ba bơ vàng cốm của họ mang về thôi.

Ta còn bảo họ bán kinh rẻ quá, con cháu đời sau lấy tiền đâu mà tiêu. Nhà ngươi tay không đến cầu, nên họ mới trao cho những quyển trắng tinh. Quyển trắng tinh là chân kinh không chữ, cũng là những kinh hay. Các ngươi là chúng sinh ở cõi Đông u mê ngu tối, lẽ ra chỉ nên trao cho những thứ đó thôi“.

Sau đó lại dặn dò hai vị tôn giả phải truyền chân kinh có chữ, mỗi bộ chọn một vài quyển truyền cho thầy trò Đường Tăng.

Phật Tổ giải thích tại sao tôn giả A Nan và Ca Nhiếp đòi bát vàng đổi lấy chân kinh
Phật Tổ giải thích tại sao tôn giả A Nan và Ca Nhiếp đòi lễ vật đổi lấy chân kinh (ảnh chụp màn hình video).

Nguyên văn truyện

“Hai vị tôn giả lại đưa thầy trò tới dưới lầu ngọc gác tía, nhưng vẫn vòi Đường Tăng phải có chút lễ vật. Tam Tạng chẳng có vật gì dâng, đành bảo Sa Tăng mang ra chiếc bát tộ vàng, hai tay dâng lên nói:

– Đệ tử xa xôi bần hàn, không chuẩn bị được thứ lễ vật gì. Chỉ có chiếc bát này đích tay vua Đường ban cho, bảo đệ tử giữ lấy dọc đường xin ăn. Nay xin kính dâng tỏ chút lòng thành, muốn xin tôn giả nhận cho. Chừng nào đệ tử về nước, tâu lên nhà vua, chắc chắn có hậu tạ. Chỉ mong tôn giả lấy chân kinh có chữ ban cho, kẻo lỡ mất lệnh vua sai và uổng công lặn lội xa xôi vất vả”.

Chiếc bình bát

Tam Tạng không có vật dâng tặng, nên bảo Sa Tăng lấy chiếc bình bát tử kim ra. Đường Tăng vẫn luôn không ý thức được rằng, chiếc bình bát này là Đường Thái Tông ban tặng, nhưng đó là vật của người thường, đây là một chấp trước ẩn giấu, cũng cần phải buông bỏ.

Thứ Đường Tăng lưu luyến nhất chính là chiếc bình bát được vua Đường ban tặng.
Trước khi đi thỉnh kinh, vua Đường đã ban cho Đường Tăng chiếc bình bát bằng vàng (ảnh: 24h).

Tu luyện tới trước khi thành Phật, mỗi chấp trước của con người đều cần tu bỏ. Chấp trước sau cùng này, thường đã tồn tại thời gian dài, mãi không tu bỏ được hoặc ẩn giấu sâu sắc.

Thứ mà Đường Tăng lưu luyến nhất chính là cái bình bát. 

Theo Vision Times

Xem thêm: