Người xưa nói “tránh sắc như tránh tên”, rất nhiều vua quan võ tướng trong lịch sử chỉ vì tâm sắc dục không khống chế được mà hủy hoại hết cả công danh sự nghiệp. Tuy nhiên có người lại nhờ tránh được cám dỗ mà đắc được rất nhiều lợi ích; Ví như vị tể tướng nổi tiếng Địch Nhân Kiệt triều đại nhà Đường, vì bảo toàn danh tiết cho góa phụ mà về sau đạt được công danh.

Địch Nhân Kiệt từ chối cám dỗ, bảo toàn danh tiết cho góa phụ

Địch Nhân Kiệt là một tể tướng nổi tiếng của triều đại nhà Đường. Ông từng khuyên Võ Tắc Thiên lập lại Lư Lăng Vương Lý Hiển làm thái tử, nhờ vậy mà xã tắc triều đại nhà Đường có thể tiếp tục kéo dài. Ông thời trẻ khôi ngô tuấn tú. Có một năm ông vào kinh thành tham gia thi cử, ở lại trong một nhà nghỉ. Chủ của nhà nghỉ này là một góa phụ còn trẻ. Nàng nhìn thấy Địch Nhân Kiệt là một người tuấn tú nên nửa đêm đi đến phòng của ông. 

Lúc ấy Địch Nhân Kiệt lắp bắp kinh hãi, một hồi sau thì tinh thần tĩnh lại và nói với người góa phụ: 

“Kỳ thực ta vừa nhìn thấy nàng thì cũng có chút động tâm. Nhưng ta lập tức nhớ tới phương pháp chống lại tâm sắc dục mà một vị cao tăng trước đây đã dạy cho ta; vì vậy mà lý trí của ta có thể thanh tỉnh trở lại.

Vị cao tăng đó đã dạy ta như thế này: Lúc gặp phải mỹ sắc, chỉ cần nghĩ đến bộ dạng đối phương lúc lâm trọng bệnh; dung mạo tiều tụy, con mắt hõm sâu; hơn nữa, hãy nghĩ đến lúc đối phương bị bệnh chết; thi thể sẽ thối rữa chảy mủ, đầy giòi bọ rất đáng sợ; nghĩ như vậy thì nội tâm có thể bình tĩnh xuống. Nàng động tâm sắc dục đối với ta, cũng vì thấy vẻ ngoài của ta dễ nhìn. Nếu nàng không ngại thì có thể theo phương pháp của vị cao tăng mà nghĩ một lát xem”.

Làm theo lời khuyên, góa phụ đã khắc chế được tâm sắc dục

Người xưa nói "tránh sắc như tránh tên", nhiều người vì không kiềm chế được bản thân mà bỏ lỡ con đường công danh
Người xưa nói “tránh sắc như tránh tên”, nhiều người vì không kiềm chế được bản thân mà bỏ lỡ con đường công danh (ảnh chinajah.blogspot)

Người góa phụ đã y theo lời của Địch Nhân Kiệt mà suy nghĩ một lát. Kết quả là chỉ một lúc sau, người góa phụ liền mở mắt ra mà quỳ lạy Địch Nhân Kiệt, mắt ngấn lệ mà nói với ông rằng: 

“Cảm tạ ngài đã từ chối sự khiêu khích của tôi; nhờ vậy mà bảo toàn được danh tiết cho tôi. Không những thế còn dạy cho tôi một phương pháp tốt như vậy để chống lại tâm sắc dục. Tôi kể từ khi để tang chồng, mặc dù vẫn luôn cố gắng giữ danh tiết của người phụ nữ; nhưng dục vọng ở trong tâm vẫn không nguôi. Hôm nay tôi nhờ làm theo lời dạy của ngài mà nội tâm đã thanh tịnh rồi. Từ nay về sau, tôi có thể vì người chồng quá cố mà giữ trọn tiết hạnh rồi”.

Người góa phụ trẻ từ đó về sau quả thật đã giữ được tiết hạnh cần có của người phụ nữ; về sau còn được triều đình khen ngợi. Còn Địch Nhân Kiệt bởi vì có thể cự tuyệt mỹ sắc, bảo vệ danh tiết cho người góa phụ, mà về sau cũng thi đỗ trạng nguyên và làm đến chức tể tướng. Ông chẳng những có thể an bang định quốc, mà còn ra sức đề xướng phòng tránh dâm loạn; lấy đạo đức giáo hóa bách tính, khiến cho ông trở thành một đại thần nổi tiếng trong lịch sử.

Thư sinh tự giác khắc chế tâm sắc dục mà cải biến được vận mệnh

Đàm luận những chuyện trai gái không đúng đắn cũng tạo nghiệp rất nhiều
Đàm luận những chuyện trai gái không đúng đắn cũng tạo nghiệp rất nhiều (ảnh chinajah.blogspot)

Vào thời nhà Thanh, ở thành phố Gia Hưng có một thư sinh, anh mỗi lần tham gia ứng thi thì lại bị rớt. Bình thường anh là người tránh nói điều ác và biểu dương điều thiện cho người khác. Mỗi khi thấy bạn bè đàm luận về mấy chuyện dâm loạn, anh đều dùng lời lẽ nghiêm khắc mà khuyên răn họ. Anh còn viết cuốn sách “khẩu nghiệt giới văn”; dùng nó để khuyên mọi người nên phòng tránh dâm tà và không nên đàm luận những chuyện dâm loạn.

Sau đó vài năm anh lại lên đường đi thi. Vào đêm trước ngày yết bảng, anh nằm mơ thấy người cha quá cố của mình. Cha anh ở trong mộng nói với anh rằng: 

“Con trong kiếp trước, bởi vì tuổi trẻ đã đỗ tiến sĩ nên cậy tài khinh người. Bởi vậy thượng đế mới phạt con thi rớt liên tục trong kiếp này. Nhưng do con đã viết cuốn ‘khẩu nghiệt giới văn’; Văn Xương Đế Quân cho rằng con có thể khuyên mọi người ngừng đàm luận về sắc dục, tích được âm đức rất lớn; vì vậy đã đặc biệt tấu lên Thượng đế sửa lại công danh cho con. Mong con ngày càng tu dưỡng đạo đức tốt hơn để báo đáp các vị thần tiên”.

Sau khi yết bảng, quả nhiên vị thư sinh đã thi đậu. Về sau làm quan, ông ngày càng cẩn trọng lời ăn tiếng nói hơn nữa; đối xử với người khác thì khoan dung rộng lượng; cuối cùng làm quan đến chức ngự sử.

Theo Secret China