Đại dịch bùng phát, vì sao họ không được Chúa che chở?
Đại dịch Corona hiện đang bùng phát nghiêm trọng ở Đức. Theo số liệu thống kê, toàn nước Đức đã có hơn 3 triệu người nhiễm bệnh và hơn 80.000 người tử vong. Như chúng ta đã biết, hầu hết các quốc gia phương Tây người dân đều tôn thờ Chúa; vậy vì sao họ không được Chúa che chở?
- Nghiên cứu khoa học: Hiệu quả việc niệm “9 chữ chân ngôn” trong phòng chữa COVID-19
- Đạo đức là phương thuốc để chữa bách bệnh
Nội dung chính
Chúa che chở cho những ai tin và làm theo lời người nói
Chúa Giê-su từng giảng: “Con tin ta, con sẽ được về nước trời.” Nhưng kèm theo chữ “tin” ấy còn bao nhiêu điều Ngài đã giảng, rằng con người cần phải sống như thế nào, đối đãi với các vấn đề ra sao…
Truyền đến ngày nay, chữ “tin” ấy đối với nhiều người chỉ còn là chữ tin nơi cửa miệng, nói ra rồi liền theo gió bay đi. Ngày nay còn được bao nhiêu người mỗi khi xưng tội xong liền tu sửa bản thân; tuyệt đối không phạm lại lỗi lầm ấy nữa. Còn được bao nhiêu người mỗi ngày đọc Kinh Thánh và tự nhìn lại mình, xem đã làm tốt những điều Chúa đã giảng chưa?
Tôi nghĩ là vẫn còn, dù có thể là không nhiều. Tôi từng đọc về Akiane, một cô gái nhỏ người Nga. Điều cô ấy biết về Chúa không chỉ là những gì được viết trong Kinh Thánh; cô đã nhiều lần được gặp Chúa và được Chúa dạy vẽ tranh, làm thơ và nhiều điều hơn nữa. Chúa vẫn luôn bảo hộ cô.
Chúa ban phúc lành cho những người chân chính tin ngài
Tôi cũng quen một cô gái người Đức. Cô là người duy nhất mà tôi quen biết đã gìn giữ sự trong trắng của mình cho đến đêm tân hôn. Cô và chồng cô đều có công việc ổn định, thu nhập cao, họ sống rất hạnh phúc. Họ vẫn luôn được Chúa che chở!
Tôi tặng cô một bông sen, nhìn vào 3 chữ “Chân – Thiện – Nhẫn” cô reo lên “Ồ, đây là những nguyên tắc căn bản nhất mà mọi người đều phải thực hiện”. Cô vui vẻ nhận lấy và nhẹ nhàng cất bông sen vào trong túi xách. Lần gặp sau đó, cô đã xin cho anh mình một bông, vì anh cô đang bị ung thư rất nặng.
Nhiều người không còn thực sự tin vào lời Chúa giảng
Nhưng ngược lại, tôi cũng quen một người phụ nữ Đức trung niên có vẻ ngoài rất quý phái; bà luôn cư xử niềm nở và lịch thiệp. Bà nói bà luôn tin vào Chúa. Nhưng bà đã ly hôn với chồng vào năm 20 tuổi, và sống với một người đàn ông khác; đến nay đã 45 năm.
Họ tuy rất hạnh phúc, nhưng hãy nghĩ đến đoạn này trong Kinh Thánh: “Vì Giê-hô-va Ðức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên có phán rằng ta ghét người nào bỏ vợ.” (Ma-la-chi 2:16); hoặc như một đoạn khác: “Thế thì, vợ chồng không phải là hai nữa, nhưng một thịt mà thôi. Vậy, loài người không nên phân rẽ những kẻ mà Ðức Chúa Trời đã phối hiệp!” (Ma-thi-ơ 19:6). Bà ấy có làm đúng như lời Chúa đã giảng không?
Từ kinh nghiệm đau thương của cuộc đời mình, không được cử hành hôn lễ với người mình yêu thương; bà đã khuyên người con gái cùng những đứa cháu gái của mình sống thử trước hôn nhân; khi cả hai thật sự hoà hợp thì mới cử hành hôn lễ.
Chúa vẫn luôn che chở, chỉ là con người thiếu đức tin
Hãy nghĩ đến đoạn này: “Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ và trao phó cho họ trách nhiệm ‘sinh sôi nảy nở cho nhiều, cho đầy mặt đất và thống trị mặt đất.’” (St 1:28)
Và để thưởng công và giúp họ chu toàn ơn gọi hôn nhân và nhiệm vụ quan trọng này một cách tốt đẹp, Thiên Chúa đã ban cho người nam và người nữ quà tặng giới tính (sexuality), được phép thỏa mãn trong tình yêu vợ chồng kết hợp chính đáng qua bí tích hôn phối.
Thời đính hôn là thời thuận lợi để hai người nam nữ tìm hiểu chính mình và người bạn tương lai; lúc này họ phải biết giữ gìn nhau trong sự kính trọng và ý hướng xây dựng cho nhau. Những cử chỉ sỗ sàng; những thử nghiệm tình ái trong thời kỳ này đã phạm vào điều răn thứ 6. Điều bà ấy khuyên con cháu của mình chẳng phải sai hay sao?
Chúa vẫn luôn che chở cho những ai chân chính tin vào Ngài; và không thể che chở những ai xem thường giáo điều, khinh nhờn đạo lý. Vì thế giữa vùng dịch vẫn luôn có những người khoẻ mạnh; và trong những người có vẻ ngoài đức độ vẫn có những người phải chịu nhận đau thương. Người ta không thể chỉ nói tin vào Chúa rồi mặc sức lầm lỗi và đợi chờ Đức Giê-su gánh hết mọi tội lỗi thay mình. Đó là lợi dụng lòng từ bi của Chúa, chứ không phải chân chính tín ngưỡng.