Đạo đức là gì? Tại sao lại có đạo đức?
Chúng ta từ nhỏ đã được học nhiều môn học nói về đạo đức. Nhưng rốt cuộc đạo đức là gì? Tại sao lại có đạo đức?
- Đạo đức là phương thuốc để chữa bách bệnh
- Có tài cũng khổ, bất tài cũng khổ, chỉ người đạo đức mới được an nhiên
Nội dung chính
Đạo đức là gì?
Con người và động vật khác nhau ở chỗ nào? Đây là một câu hỏi mà học sinh tiểu học có thể trả lời được. Con người là văn minh, động vật thì man rợ. Con người cần có quần áo để che thân, biết xấu hổ, đây là biểu hiện cơ bản nhất của nền văn minh và sự tôn nghiêm của con người. Động vật thì ngược lại, chúng không cần phải có những thứ này.
Từ “Đạo đức” xuất phát từ “Đạo đức kinh” của Lão Tử. Phạm vi “Đạo đức” mà Lão Tử nói đến tương đối rộng, nó nói đến nguyên lý của vạn vật trong vũ trụ. Thông thường chúng ta khi nói về Đạo đức thì đều là tập trung vào ‘Đức’.
Tại sao giáo dục ở nhà trường không thể nói rõ đạo đức là gì? Nguyên nhân chính là do nền giáo dục hiện đại quá chú trọng đến khoa học phương Tây và không coi trọng văn hóa truyền thống. Người ta cho rằng niềm tin của người xưa vào “Thần” là mê tín và phản khoa học. Trùng hợp thay, đạo đức và Thần lại có quan hệ mật thiết với nhau; đây chính là nguyên nhân chính khiến giáo dục hiện đại không thể nói rõ đạo đức là gì?
Đạo đức ở trong ‘nguyên thần’
Con người vì sao lại có đạo đức? Đạo đức của con người tồn tại ở đâu? Đây là một vấn đề rất quan trọng, bởi vì nó liên quan đến sự tôn nghiêm và giá trị của con người. Khoa học hiện đại cho rằng sinh mệnh con người chỉ là thân thể hữu hình; nhưng người xưa cho rằng sinh mệnh của con người có ‘tam bảo’: Tinh, khí, thần. Y học phương Tây chỉ nghiên cứu đến ‘tinh’, còn ‘khí’ và ‘thần’ thì không làm sao thăm dò được.
‘Tinh’ là hữu hình, là tầng thấp nhất, tương đương với vật chất tinh hoa của thân thể con người. ‘Khí’ là một chủng năng lượng, thuộc về thứ vô hình; là nguồn gốc hoạt động của sinh mệnh con người. ‘Thần’ còn gọi là ‘nguyên thần’, tương tự như Cơ Đốc giáo của Tây phương giảng về ‘linh hồn’, cũng thuộc về thứ vô hình; đây là tầng cao nhất, là chủ tể chân chính của con người; não bộ chỉ là cơ quan được chỉ huy bởi ‘nguyên thần’.
“Đạo đức” của con người chính là tồn tại trong ‘nguyên thần’ của con người. Vậy tại sao ‘nguyên thần’ của con người lại có chữ ‘thần’? Bởi vì nguyên thần của con người chính là đến từ thế giới của Thần (Thiên quốc). Cho nên nguyên thần của con người cũng giống như là ‘thần’ vậy, đều là Thần thánh, thuần chân, thiện lương. Con người bởi vì có nguyên thần, cho nên mới có đạo đức, có lòng thương xót, có sự thiện lương.
Con người có ‘Đạo đức’ rồi sao lại còn làm việc xấu?
Có người có thể hỏi, con người đã có ‘đạo đức’, có tâm lương thiện rồi, vì sao vẫn làm việc xấu? Thậm chí có lúc còn không bằng cầm thú? Bởi vì con người có cái ‘tiên thiên’ (bẩm sinh ban đầu) thiện lương, nhưng cũng có cái ‘hậu thiên’ (thời kỳ sau này) bất thiện.
‘Cái tôi’ tiên thiên chính là nguyên thần của con người, là tự ngã chân chính, là đến từ thế giới của Thần; cho nên đó là Thần thánh, thuần chân, thiện lương. Mà cái tôi hậu thiên lại chính là nghiệp lực; hậu thiên sẽ tạo thành những quan niệm và tư tưởng không tốt; đó chính là tự tư, tà ác, bất thiện.
Người thiện lương có nghiệp lực màu đen ít, cho nên có thể biểu hiện xuất ra bản tính thiện lương của nguyên thần; giống như ánh mặt trời, biểu hiện ra ánh quang huy của sinh mệnh. Ngược lại, nghiệp lực của con người mà nhiều, sẽ chôn vùi bản tính thiện lương của nguyên thần; giống như mây đen che lấp mặt trời, chỉ còn bóng tối bao phủ.
Đây chính là để nói, con người tuy có bản tính thiện lương, nhưng cũng có mang theo nghiệp lực bất thiện. Nghiệp lực bất thiện sẽ bao trùm bản tính thiện lương, cho nên con người sẽ làm việc xấu.
Sự hỗn loạn trong xã hội ngày nay xuất phát từ việc mất đạo đức
Sự hỗn loạn trong xã hội ngày này phần lớn đến từ sự giáo dục ở học đường. Trường học một mặt dạy cho học sinh phải coi trọng đạo đức; nhưng mặt khác lại dạy thuyết tiến hóa của Darwin (Đác-uyn), nói rằng con người là do khỉ tiến hóa thành. Hai việc này đang mâu thuẫn với nhau.
Thuyết tiến hóa của Darwin làm trái với niềm tin rằng “Thượng Đế tạo ra con người”, nó thuộc về ‘vô thần luận’. Như đã nói ở trên, đạo đức con người từ ‘nguyên thần’, có mối quan hệ mật thiết với Thần, thuộc về ‘hữu thần luận’.
Thuyết tiến hóa không đủ bằng chứng, chỉ là một loại giả thuyết, là cái nhìn cá nhân của Darwin, không phải là chân lý. Vậy mà giáo dục ở trường học lại đem nó làm thành chân lý mà giảng dạy, vậy chẳng phải là rất hoang đường hay sao? Thuyết tiến hóa phủ nhận Thần, thì có khác nào phủ nhận sự tồn tại của đạo đức?
Thuyết tiến hóa của Darwin đã gây tác hại lớn cho xã hội và nền giáo dục ngày nay, có thể nói là một thảm họa; bởi vì nó khiến con người không tin tưởng vào Thần, rời xa đạo đức. Trong Cựu Ước của Kinh Thánh nói rằng “Thượng Đế tạo ra con người; truyền thuyết cổ xưa của phương Đông nói rằng Nữ Oa tạo ra con người; cổ nhân kính trời tín Thần, tuân thủ lễ giáo; tin tưởng ‘trên đầu ba thước có Thần linh’; tin tưởng ‘thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo’; trong hành vi và cách ứng xử luôn cố làm sao để cho phù hợp với đạo đức.
Con người phải tìm về bản tính thiện lương của mình
Vậy mà rất nhiều người hiện đại lại tin vào thuyết tiến hóa của Darwin; đồng ý rằng con người là do khỉ tiến hóa thành; không tin vào Thần, phủ định đạo đức, cho rằng làm việc xấu sẽ không bị ác báo, phóng túng dục vọng bản thân. Vì vậy mà xã hội tràn ngập giả dối, tà ác, sắc tình, bạo lực… Đạo đức mất đi đã ăn mòn nền tảng của xã hội, nó gây ra sự tan rã hoàn toàn của xã hội.
Sự tôn nghiêm và giá trị chung của con người chính là đạo đức. Đây là chỗ khác biệt lớn nhất giữa người và động vật. Đạo đức tuy nhìn không thấy nhưng không phải là không tồn tại. Sự hỗn loạn trong xã hội ngày nay chính là vì đã mất đi đạo đức. Con người nên tìm về với bản tính thiện lương của mình, lấy lại sự tôn nghiêm đã mất, bởi vì nguyên thần của con người là từ thế giới vô cùng thánh khiết và mỹ hảo mà đến.
Khoa học hiện đại đứng trên cơ sở vô thần luận mà lại muốn tìm hiểu xem đạo đức là gì thì chỉ là đang mò kim đáy bể mà thôi.
Theo Chánh Kiến
Xem thêm video: