Duyên lành hiếm gặp: 4 chị em gái cùng tu luyện Phật Pháp (phần 2)
4 chị em gái, mỗi người mỗi cảnh, nhưng cuối cùng đều bén duyên và cùng nhau tu luyện Phật Pháp, dưới đây là câu chuyện về cô thứ 2 tên Vui và cô thứ 3 tên Ca.
Nội dung chính
Cô thứ 2 Nguyễn Thị Vui
Lấy chồng năm 18 tuổi, họ quen nhau trong thời gian hai người cùng tham gia đắp đê chống lụt. Cảm mến chàng Bí thư Đoàn xã (ở xã bên cạnh) nhanh nhẹn, hoạt bát. Sau một năm tìm hiểu, họ nên vợ nên chồng.
Gia đình nhà chồng có 4 anh em thì chồng cô là thứ 2. Gia đình nhà chồng có của ăn của để nên cuộc sống của cô cũng không vất vả.
Vận hạn ập đến sau đám cưới được 6 tháng
Chồng cô trong một lần đi tuần đêm cùng các đồng đội, trời tối, một nhóm khác cũng đi tuần theo hướng ngược lại, họ thấy có một nhóm người đi không hỏi han gì mà dùng súng bắn luôn.
Chú bị trúng vào chân, nhưng ở phần mềm. Ngày đó do vợ chồng còn trẻ, kinh tế chẳng có, lại không hiểu ý khi bác sĩ ngày nào cũng hỏi: bác đã ra thăm chưa? Mà nhà thì chẳng có bác nào cả. Sau này khi nghe người nhà các bệnh nhân cùng phòng nói chuyện, cô mới hiểu bác ở đây là tiền lót tay cho bác sĩ nên họ bỏ bê dẫn đến vết thương bị nhiễm trùng nặng phải cưa chân.
Một năm sau cô sinh được bé gái rất ngoan ngoãn và khỏe mạnh. Bốn tháng sau bố mẹ chồng cho hai vợ chồng cô ra ở riêng trong một ngôi nhà cấp bốn với 4 gian khá rộng rãi. Vì chồng cô chỉ còn một chân, sức khỏe yếu nên ở nhà trông con, còn cô đi làm đồng.
Một mình cô làm mẫu rưỡi ruộng, vài năm sau cô đấu thầu thêm được năm sào nữa, vậy là 2 mẫu ruộng. Vì là đồng chiêm trũng nên rất vất vả. Mấy chị em gái thương cô nên cứ đến ngày vụ là họ lại sang là giúp mấy ngày. Chị Minh (chị lớn) để chiếc xe đạp Nhật ở trên xuống cấy hộ em, nhìn thấy kẻ gian lấy trộm xe, gắng hết sức chạy lên bờ mà không kịp.
Hai vợ chồng xoay sở với cuộc sống mưu sinh
Chồng thương cô vất vả, muốn giúp thêm vợ. Chú bàn với vợ làm máy sát gạo. Nhà không có tiền, hai vợ chồng vay lãi ngân hàng năm triệu cộng với hai triệu tích cóp được để mua máy sát gạo. Chồng sát gạo, vợ làm hàng sáo, nuôi thêm đàn lợn (trong chuồng lúc nào cũng có 15- 20 con) và 5 con bò.
Không có người chăn thả, cô lấy cám làm hàng sáo và bèo cái về băm nhỏ cho lợn và bò ăn. Gạo thì chồng cô chở gạo bằng công nông đi giao cho các đại lí trong huyện. Cô còn bàn với chồng mua thêm một cái máy cày để phục vụ cho việc cấy 2 mẫu ruộng của mình.
Sau một năm 2 vợ chồng trả hết nợ. Mấy năm sau hai vợ chồng với số tiền tích cóp được cộng vay mượn thêm, họ mua được một mảnh đất ở đường liên xã. Cũng trong thời gian này cô sinh thêm một trai, một gái nữa. Các con đều ngoan ngoãn, khỏe mạnh.
Bệnh tật bắt đầu xuất hiện
Công việc nhà nông vất vả, cô lại là người tham công tiếc việc, không chăm chút, giữ gìn sức khỏe, bệnh tật bắt đầu xuất hiện. Mới đầu là những cơn hoa mắt, chóng mặt váng đầu, lúc nào trong người cũng có vỉ thuốc paradol. Một thời gian sau cô thấy mình đau lưng khủng khiếp, chân tay tê bì, đi không có cảm giác. Nằm tư thế nào cũng đau không chịu được.
Đi khám bệnh bác sĩ chẩn đoán vôi hóa đốt sống L5, uống thuốc và tạm nghỉ ngơi, không được làm việc nặng. Lại còn phát hiện thêm bệnh viêm trực tràng, thảo nào mà cứ ăn gì lạ là bụng quặn thắt, đi ngoài. Bác sĩ bảo cô phải sống chung với thuốc (vì cứ dừng thuốc là lưng cô lại đau khủng khiếp).
Năm 53 tuổi cô xin đi nấu ăn cho nhà hàng (của con gái chị Minh), công việc và thu nhập khá ổn định. Ngoài 8 tiếng làm ở nhà hàng, cô làm thêm 6 sào lúa để nhà ăn (nhưng vẫn sát gạo, nuôi lợn, nuôi bò). Trong một lần đi làm cô gặp tai nạn, đầu gối sưng rất to. Trong một tháng, cô nghỉ làm chữa bệnh dùng đủ loại thuốc. Thấy đỡ, cô lại bắt đầu đi làm. Nhưng đến nơi làm, cứ đứng là lại đau không chịu được.
Các chị em khuyên cùng nhau tu luyện Phật Pháp
Các chị em gái đến chơi, ai cũng khuyên cô tu luyện Đại Pháp (trước đây mọi người cũng chia sẻ, cô cũng cầm sách đọc nhưng không hiểu gì, cứ cầm sách lên là buồn ngủ, vậy là cô cất sách vào một chỗ).
Lần này mọi người lại khuyên hai vợ chồng cô tu luyện. Các chị em khuyên: chồng ốm đau, mình cũng ốm đau như thế thì con cái chăm mình sẽ rất vất vả, còn công việc của chúng nó nữa. Cô bàn với chồng và quyết tâm bước vào tu luyện. Chồng cô rất ủng hộ vợ (vì chú cũng đã đọc sách, biết Pháp là tốt nhưng chưa bước vào tu luyện). Hàng ngày cô đều chăm chỉ học Pháp, luyện công, tu tâm tính.
Tu luyện Phật Pháp không dễ dàng nhưng hiệu quả tốt đẹp
Cô kể, lần đầu đứng luyện công mới được mấy động tác đã đau khủng khiếp, cô bỏ tập ngồi xuống nghỉ. Ngồi bài 5, đầu gối cứ kênh lên, chỉ 10 phút sau đau không chịu được lại tháo chân ra. Nhưng được mọi người chia sẻ, cộng thêm việc hàng ngày học Pháp, cô ngộ ra rằng mình đang được Sư Phụ tịnh hóa. Sư phụ loại bỏ nghiệp lực ra cho mình. Cô lại cố gắng không bỏ dở giữa chừng như trước nữa.
Sau khi tu luyện, mỗi ngày cô thấy đỡ đau, rồi khỏe lên. Cô bỏ hẳn tất cả những thứ thuốc mà trước kia hàng ngày cô đều phải dùng tới chúng.
Trước đây khi chưa tu luyện, chồng và cô đều ốm đau, công việc thì nhiều mà sức người có hạn nên chẳng có chuyện gì cũng cáu bẳn. Chẳng ai chịu ai, không cãi nhau thì người này cũng nói kháy, chọc tức người kia. Không khí gia đình lúc nào cũng căng thẳng, ngột ngạt. Từ khi tu luyện, người cô khỏe ra, tâm tính cũng hòa ái hơn. Cô biết nghĩ cho người khác nên gia đình hòa thuận, con cái khỏe mạnh vui vẻ. Mọi công việc làm ăn trong nhà đều thuận lợi.
Cô thứ 3 Nguyễn Thị Ca
Năm 19 tuổi qua mai mối cô Ca lấy chồng là một người trong làng. Gia đình nhà chồng có 3 chị em. Hai chị đã đi lấy chồng. Chú là con trai duy nhất lại là út nên được mọi người trong gia đình rất chiều chuộng. Nhưng không vì thế mà chú ỷ lại. Chú rất chăm làm, làm được mọi việc không nề hà việc gì cả.
Vì chơi cùng nhóm nhưng bản tính nhút nhát nên phải qua mai mối chú và cô mới nên duyên. Sau khi cưới một năm cô sinh một cô con gái khỏe mạnh, dễ thương. Bố chồng cô lúc đó làm cửa hàng trưởng cửa hàng lương thực thực phẩm tại Bắc Giang nên kinh tế gia đình cũng khá.
Gia đình hạnh phúc
Mẹ chồng cô làm ruộng cùng với con dâu. Bà rất khỏe làm việc gì cũng nhanh. Cô thấy lo nếu không làm theo kịp bà. Nhưng mẹ chồng lại rất tâm lý và chiều con dâu nên cuộc sống nàng dâu mẹ chồng của cô rất thoải mái.
Lấy nhau được gần một năm, ngôi nhà cấp 4 của gia đình họ trải qua mưa nắng nhiều năm đã hư hỏng nặng. Hai vợ chồng cô bàn nhau lấy đất ở ngoài mương đóng gạch tại bờ mương rồi chở về nhà, đốt gạch cũng tại nhà luôn.
Lần đầu đốt lò do chưa có kinh nghiệm nên cái lò gạch đầu tiên bị sống. Xây lò để đốt gạch cũng rất vất vả, xây rồi gặp mưa lại đổ. May nhờ có anh trai nhà bác chồng (thương hai vợ chồng em vất vả, cô em dâu bụng mang dạ chửa) nên sang giúp họ xây lò. Cũng chính anh là người xây nhà cho gia đình cô.
Sau một năm thì đủ gạch làm ngôi nhà 2 tầng, bé gái được một năm thì hai vợ chồng khởi công xây nhà. Bố chồng cô cho tiền để đổ trần. Nhưng vì không đủ tiền để hoàn thiện nên cứ ở nhà thô như thế.
Mấy năm sau nhờ tích cóp, “ăn dè hà tiện”, họ mới có tiền để hoàn thiện nhà của mình. Đúng là “một năm làm nhà ba năm làm cửa”. Hai năm sau cô sinh thêm một cậu con trai nữa. Các con ngoan ngoãn, bố mẹ chồng chiều, chồng thì tâm lý. Gia đình đã vui vẻ nay lại càng thêm hạnh phúc.
Bệnh tật ập đến bất ngờ
Cuộc sống cứ thế êm đềm trôi qua. Khi cậu con được hơn 1 tuổi thì đột nhiên cô thấy lưng đau khủng khiếp. Cô thấy buốt và nhức đến mức đi làm không cúi được xuống. Ngồi thì ngay đuỗn ra, không ngồi thẳng được, cô cảm thấy rất khổ sở.
Mới đầu cô nghĩ là do biến chứng đặt vòng tránh thai. Nhưng tháo vòng ra mà bệnh của cô cũng chẳng đỡ. Lúc này chồng cô giục và đưa vợ lên bệnh viện Quân y 110 ở Bắc Ninh để kiểm tra. Ở đây bác sĩ chẩn đoán cô bị gai đôi cột sống đốt L1, L2. Bác sĩ kê đơn rất nhiều loại thuốc về uống mà cũng chẳng ăn thua. Cô phải dùng thuốc giảm đau mới đỡ để ra đồng làm việc được.
Mấy năm sau cô lại mắc thêm bệnh đau đầu, buốt dọc hai bên thái dương, chân tay tê bì không có cảm giác, mất ngủ thường xuyên. Nhưng cô cũng chẳng đi khám mà ra hiệu thuốc người ta bán thuốc cho về nhà uống. Mỗi lần uống xong cũng thấy đỡ nhưng không khỏi.
Tháng nào cũng bị vài lần. Cô cảm giác bệnh của mình như giả vờ vậy. Đau, bệnh như thế nhưng cô vẫn làm tới 1 mẫu ruộng, lại thêm trồng khoai tây, may được chồng (vừa làm máy sát gạo, vừa nuôi lợn, lại đi phụ hồ) thường xuyên cùng mẹ chồng hỗ trợ nên cô cũng đỡ được phần nào.
Có bệnh thì vái tứ phương nhưng vẫn không khỏi
Chị cả và em út đắc Pháp, thấy cô ốm đau bệnh tật, mọi người thường xuyên đến chơi rồi chia sẻ, động viên cô bước vào tu luyện. Nhưng cô lúc nào cũng bảo với mọi người là không có thời gian. Thực ra cô không tin rằng Pháp Luân Công có thể chữa bệnh (mặc dù chị Minh và dì Vang đều khỏi bệnh sau khi bước vào tu luyện).
Cô thường xuyên đi lấy thuốc chữa bệnh. Mỗi khi ngày mùa đến chồng cô thường đi đến Tân Yên- Bắc Giang lấy thuốc của một thầy lang ở đó về sắc uống mới đỡ để làm xong vụ mùa. Nhưng cứ uống thuốc thì thì đỡ đau, dừng thuốc thì lại đau khủng khiếp, không làm được việc gì cả. Có người bảo vậy là họ cho thuốc giảm đau vào trong thuốc nên không đỡ bệnh mà chỉ đỡ đau. Chồng con cũng vất vả, phải nghỉ việc làm ở nhà giúp đỡ cô vào những ngày mùa.
Các chị em cứ giục cô tu luyện, nhất là chị Minh (nói cả khó nghe, dễ nghe, rồi phân tích các kiểu). Chị ấy còn mang cả cháu sang nhà cô, cho bọn trẻ con chơi với nhau rồi chị ấy mở ti vi cho cô xem Sư Phụ Lý Hồng Chí hướng dẫn luyện công, giảng Pháp. Thấy các bài tập động tác nhẹ nhàng, dễ tập, cũng không mất nhiều thời gian nên cô cũng đứng tập theo hướng dẫn của Sư Phụ.
Tu luyện Pháp Luân Công, sức khỏe chuyển biến
Tối cô dành thời gian đọc sách nhưng cứ ngồi vào bàn mở sách ra đọc thì cháu cô lại khóc, đòi ngồi vào lòng bà, không cho đọc. Thương cháu cô lại gập sách, bế cháu đi chơi. Dì Vang lúc nào cũng hỏi chị đọc sách đến đâu rồi, cô chia sẻ cháu không cho đọc sách.
Bác Minh và dì Vang động viên chị cứ học đi, sau cháu sẽ ngoan. Vậy là cứ khi nào bé ngủ cô lại mở sách ra đọc. Mặc dù cũng chẳng thấy hiểu được mấy nhưng bác Minh cô khuyên cứ đọc đi, dần dần rồi sẽ hiểu. Cô cũng làm theo. Học Pháp luyện công dù không thường xuyên nhưng cô thấy không đau đầu, đi làm nặng cũng không thấy đau lưng. Cơ thể của cô ngày càng nhẹ nhàng, dễ chịu.
Mấy tháng sau thấy chị không tinh tấn học Pháp luyện công nên dì Vang bảo: chị cứ tu luyện một mình như thế này thì chẳng ngộ được gì đâu. Tối nay chủ nhật chị sang nhà anh Trọng em học Pháp nhóm (anh chồng chị Vang là người bị sán não cũng nhờ tu luyện Đại Pháp đã khỏi bệnh), nghe mọi người chia sẻ chị mới ngộ được Pháp.
Trong tâm cô cũng chẳng hiểu thế nào là ngộ. Nhưng tối đó cô cũng cầm sách sang nhà anh Trọng học. Thấy mọi người đọc, cô cũng đọc, rồi nghe mọi người chia sẻ.
Vừa khỏi bệnh vừa vui vẻ, cả nhà ủng hộ việc tu luyện Phật Pháp
Cô không hiểu được nhiều nhưng trạng thái học cô thấy khác hẳn ở nhà. Vậy là từ hôm đó, không cần ai giục mà lúc nào cô cũng mong đến giờ để đi học Pháp luyện công chung cùng mọi người. Cháu bé nhà cô ngày một ngoan, tối nào cũng giục bà đi học Pháp. Cháu ở nhà chơi với ông, đợi bà về rồi mới đi ngủ (điều mà trước đây chưa bao giờ có).
Bây giờ, tu luyện đã được 6 năm, cô thấy mình khỏi tất cả các bệnh lúc nào cũng chẳng hay. Trước đây khi mắc bệnh, cô khó tính, gặp chuyện không vừa lòng thì hay nói khó nghe; có lúc còn gây sự, sau đó lại dỗi không nói chuyện với ai cả.
Chỉ làm 6 sào ruộng mà lúc nào chồng cũng phải nghỉ việc để làm các việc nặng cho cô. Cơ thể trước đây suốt ngày ốm đau chỉ nặng hơn 40 kg. Bây giờ cô lên 60 kg. Và giờ đây dù làm 1 mẫu ruộng lúa, 2 mẫu ruộng khoai cô cũng có thể tự làm mà chẳng cần chồng hỗ trợ.
Thương vợ, chú cũng chẳng để cô làm một mình. Chú biết trồng khoai rất nhiều việc vặt nên thường xuyên nghỉ làm giúp cô. Chồng và các con cô thấy cô khỏe mạnh, tâm tính ngày một hòa ái, luôn biết lo nghĩ cho người khác nên họ rất ủng hộ cô tu luyện.
Cùng nhau tu luyện Phật Pháp
Chị Vang lại kể: Thôn Lựa trước đây chỉ có 3 người tập Pháp Luân Công thì bây giờ lên tới 30 người cùng tập. Nhà tôi có 5 chị em gái thì bốn chị em cùng nhau tu luyện Phật Pháp. Cậu em út cũng nhận sách đọc nhưng luyện công không đều. Một chị nhận sách đã đọc nhưng chưa luyện công. Vậy là nhà có 7 anh chị em, chỉ còn duy nhất một anh trai của tôi biết Đại Pháp là tốt nhưng chưa bước vào tu luyện thực sự.
Một nhà có 4 chị em gái cùng nhau tu luyện Phật Pháp, quả là duyên lành hiếm gặp!
Xem thêm: