Khổng Tử nói về 3 phương thức sát nhân
Khổng Tử nói rằng có 3 cách sát nhân, đó là văn tự, ngôn ngữ và vũ khí. Trong đó, văn tự là gây ra mức độ nguy hại nghiêm trọng nhất.
- Khổng Tử coi thường phụ nữ? 2 quan niệm sai lầm phổ biến về Nho giáo
- Đức Khổng Tử làm thế nào để dạy các học trò của mình?
Khi Khổng Tử nói về việc sát nhân, ông không chỉ nói đến sát nhân về mặt thân thể, mà còn bao gồm việc sử dụng văn tự, lời nói dối trá, tà thuyết và những chiêu trò lừa dối khác, từ đó khiến người nghe làm điều xấu, tạo ác nghiệp và tự hủy hoại bản thân.
Kỷ Hiểu Lam là một học giả nổi tiếng thời nhà Thanh, đã ghi lại một câu chuyện trong cuốn 14 của “Duyệt vi thảo đường bút ký”. Kể rằng, Phúc Kiến là một vùng mưa nhiều, trên cầu phía Bắc không những bố trí lan can giúp người đi bộ không bị trượt chân khi qua cầu, mà còn xây dựng lán che mưa ở 2 đầu cây cầu. Có một người đàn ông tên Khâu Nhị Điền đã kể một chuyện khiến mọi người khiếp sợ:
Một đêm nọ, một người đi bộ qua cầu gặp cơn mưa lớn và phải trú dưới lán. Một lúc sau, anh mơ hồ nhìn thấy một người đàn ông trông giống như quan lại đang cầm hồ sơ vụ án, cùng một số sai dịch đang dẫn một vài phạm nhân mang theo xiềng chân và còng tay. Anh biết quan phủ đang áp giải phạm nhân, nên anh không dám lên tiếng, mà nấp vào góc lán để quan sát động tĩnh của họ.
Đột nhiên, anh nghe thấy một phạm nhân đang khóc lớn. Vị quan phủ liền quát lớn: “Bây giờ mới biết sợ à, khóc lóc có ích gì! Khi còn sống tại sao lại làm việc ác?”
Người phạm nhân nói: “Tôi đã nghe lời thầy tôi. Thầy luôn khiển trách những người tin vào Thần Phật: cái gì là thiện ác báo ứng, đều là những điều vớ vẩn. Sau một thời gian dài nghe những điều này, tôi tin đó là sự thật. Vì vậy, tôi đã cố gắng hết sức để tính kế hại người, không từ thủ đoạn làm những việc hại người lợi mình, nghĩ rằng sau khi chết sẽ không có quả báo, không có sự phân biệt giữa vinh và nhục, tôi lại càng hành động mà không kiêng nể gì. Nào ngờ sau khi chết phải xuống địa ngục. Giờ tôi mới biết mình bị thầy lừa, nên thấy vô cùng đau đớn và hối hận!
Sau khi phạm nhân khóc xong, một phạm nhân khác cũng kêu lên: “Ôi, anh bị thầy lừa, còn tôi bị thầy mo lừa. Thầy mo nói: Người làm điều xấu đốt hương và bố thí có thể tích công đức và tiêu trừ ác nghiệp do làm điều xấu gây ra. Cho dù sau khi chết có xuống địa ngục thì cũng có thể mời thầy mo tụng kinh để được siêu độ. Vì vậy, tôi nghĩ trước tiên nên kiếm nhiều tiền, sau đó dùng tiền để thắp hương và bố thí, sau khi chết sẽ nhờ gia đình mời thầy mo niệm kinh siêu độ thì khỏi phải xuống địa ngục”.
Nào ngờ sau khi xuống địa ngục mới biết Diêm Vương sẽ dựa trên thiện ác và tư tâm lớn nhỏ mà định tội và ban phúc cho con người, không hề quan tâm đến số lượng của cải được bố thí. Khi còn sống, vì tư lợi tôi đã tiêu rất nhiều tiền vào việc bố thí, nhưng không thể tiêu trừ được ác nghiệp của mình. Đến khi xuống địa ngục tôi mới hiểu được rằng, vì tư lợi mà gây ra tội nghiệp đều phải hoàn trả, thiếu một cái cũng không được. Nếu không phải bị thầy mo lừa gạt, lúc còn sống tôi làm sao dám thỏa mãn dục vọng ích kỷ của mình mà chuyện gì cũng làm như vậy được? Cũng sẽ không chịu hình phạt trong địa ngục như thế này!”
Sau khi dứt lời, người phạm nhân khóc nức nở không ngừng. Những phạm nhân khác ở bên cạnh cũng đồng thanh khóc lớn.
Sau khi nghe những lời này, người trú mưa ngồi trong góc phòng nhận ra rằng chính Diêm Vương đang thẩm vấn phạm nhân. Không khỏi bàng hoàng: Hóa ra khi còn sống, con người đã nghe lời dối trá, làm điều xấu và phải gánh chịu hậu quả. Dưới âm phủ, con người được đánh giá dựa trên thiện ác và hành vi bất chính của họ, tà thuyết sai lầm thực sự hại người vô cùng nghiêm trọng!
Người xưa có câu: “Thuận thiên giả xương, nghịch thiên giả vong”, có nghĩa là ai thuận theo ý Trời thì sẽ thịnh vượng, còn ai đi ngược lại ý trời thì sẽ bị diệt vong. Trong thế giới danh lợi và cám dỗ này, chỉ có cách phân biệt đúng sai, thuận theo thiên đạo, giữ gìn sự cao thượng mới là con đường tồn tại lâu dài.
Theo Bannedbook