Dưới đây là tóm tắt của 4 video

Nội dung chính

Video 1: Cách thức xây dựng 1 kênh YT từ đầu

Bước 1: Xây dựng 1 kênh chuyên nghiệp

Video 1: https://www.youtube.com/watch?v=c_eRcdE8NKA
Thế nào là 1 kênh chuyên nghiệp

Xin xem hình ảnh dưới đây

Cách làm:

Cần có danh sách các chuyên mục như thế này:

1- Viết mô tả về trang (Description)

Phần này bao gồm các thông tin sau:

  • Kênh của bạn dành cho ai (Who is your channel is for)
  • Loại videos mà bạn đăng (What types of videos you put out)
  • Khi nào bạn upload videos mới (When you upload your videos)…
    … và bất cứ điều gì khác khiến người xem phải ngay lập tức muốn Subscribe kênh của bạn

Dưới đây là ví dụ về phần Mô tả về trang (Description) ở phần About

2- Cần có biểu tượng một cách nghệ thuật cho kênh này

Nếu không biết làm thì có thể dùng sự hỗ trợ của Youtube banner maker

3- Cần có Channel Icon

Icon này cần xuất hiện ở các watch pages, search results (các kết quả tìm kiếm), community tab, subscriptions, video comments (bình luận cho video), featured channels, related channels

Lý do: Icon là thứ mà người xem nhìn thấy ngay lập tức trước khi vào kênh, ví dụ khi viết comments thì Icon này cần ở ngay cạnh comments đó như ảnh dưới đây

Biểu tượng của Icon có thể là như dưới đây

Bước 2: Tìm cụm từ khoá (3 từ)

Cần tìm cụm từ khoá (3 từ) để đặt tên cho video của bạn bởi nếu tên của video được đặt từ những từ không phổ biến thì người dùng sẽ không thể tìm ra video của bạn.

Ví dụ như video của tôi ăn đề xuất là vì tôi đã dùng từ “on page SEO” và “google ranking” trong đó.

và hình ảnh dưới đây

Cách làm, tìm từ khoá ngay trên Youtube, họ sẽ giới thiệu cho các từ khoá liên quan

Bước 3: Tối ưu và lên kế hoạch cho videos của bạn

Chuẩn bị trước kế hoạch chi tiết cho các videos sẽ phát hành, có thể viết outlines hoặc viết theo cách diễn giải

Bước 4: Tối ưu hoá videos theo SEO

  • Đầu tiên, đưa từ khoá vào tiêu đề của video
  • Thứ 2: Sử dụng từ khoá 3 lần trong phần mô tả (description) ở mục 1 (giống kỹ năng SEO bài viết tít, lead, thân bài, kết luận)
  • Thứ 3: Sử dụng Keywword rich tags
    Đưa từ khoá chính vào main tags, tag thứ 2 và thứ 3 để mô tả về videos

Bước 5: Có thêm các comments

Cần có càng nhiều comments càng tốt, như thế YT sẽ đánh giá kênh này có khả năng kết nối độc giả.

Có 3 cách để có được các comments từ độc giả:

Cách 1: Đưa các câu hỏi lựa chọn, hỏi câu hỏi cụ thể mà độc giả có thể trả lời bằng 1-2 từ, ví dụ như hỏi là “trong các kỹ thuật trong bài này thì bạn thích kỹ thuật nào nhất”, rất nhiều người đã trả lời là “kỹ thuật đầu tiên” (first technique).

Cách 2: Sử dụng 1 câu hỏi được ghim lại lên trên đầu, ví dụ hỏi “Bạn định sử dụng kỹ thuật nào trong các kỹ thuật mà video đã trình bày?”

Dưới đây là ví dụ về 1 câu hỏi được ghim lên đầu để thu hút comments:

Cách 3: Trả lời tất cả các comments nhiều nhất có thể.

Nếu như kênh của bạn mới lập thì cần trả lời tất cả các comments. Cần trả lời ngay các comments trong vòng 48 giờ kể từ sau khi đăng. Việc này rất quan trọng.

Rất nhiều Youtuber ko trả lời comments, đó hoàn toàn là sai lầm.

Bước 6: Có thêm subscribers

Đầu tiên cần chú trọng đến chất lượng video chứ không phải là số lượng

Sự thật là mỗi phút có 400 videos được đăng tải trên YT, do vậy cần chú trọng chất lượng.

Brian có hơn 100k subcribers chỉ với 20 videos và chỉ với 7 videos tiếp theo thì đã có hơn 200.000 subscribers.

1 kênh có tên Junskitchen có tên là có hơn 3 triệu sub chỉ với 25 videos.

Độc giả thực sự quan tâm xem video của bạn có tuyệt không?

Tiếp theo là vào cuối video cần có ô SUBSCRIBE to để độc giả subscribe

hoặc theo hình ảnh dưới đây

Bước 7: Lôi kéo (tăng) thời gian xem youtube (session-time)

Session-time không phải là thời gian xem 1 video đó mà là thời gian độc giả ở trên YT. YT rất đánh giá cao tiêu chí này.

Cách làm:

  • Giới thiệu video tiếp của bạn trong màn hình cuối cùng của video của bạn (như dưới đây, đưa link vào video tiếp có hình mũi tên)
  • Dùng Playlist đưa danh sách các video của bạn, để chạy từ video này của bạn sang video khác, không nên đưa theo danh sách tên các video mà theo “outcomes” and “benefit”

Điều này có nghĩa là chỉ đưa 1 số video mà khán giả quan tâm nhất vào danh sách có tiêu đề đầy đủ “Cách thức được Google xếp hạng cao hơn” như dưới đây

  • Kiểm tra nguồn độc giả đến từ đâu

Để có thêm sub thì sau khi đăng một số video lên, cần kiểm tra xem nguồn xem videos đó đến từ đâu?
Nếu 75% người xem đến từ SEO thì cần xem từ khoá có liên quan để làm các video chứa từ khoá liên quan.

Nếu như các videos được đề xuất chỉ có thể mang thêm 10% traffic thì có thể làm các video được đề xuất ở cột bên phải (check lại phút thứ 14)

  • Kiểm tra báo cáo về thời gian xem video của độc giả (audience retention report)

Báo cáo này cho biết khi nào thì khán giả không xem video nữa. Ví dụ dưới đây của tác giả cho thấy trong các video trước đây của tác giả thì số lượng lớn khán giả đã bị giảm ngay sau 30 giây đầu. Lý do chính là ở phần Intro. Đó là topic của video. Cần phải đi thẳng vào nội dung chính, cắt hết các thứ rườm rà.

  • Phần cuối video nhớ nói câu: Nếu các bạn thích video này, hãy subscribe kênh YT của tôi ngay bây giờ. Chỉ cần click vào ô “Subscribe” dưới đây là được.
    Trong video trên, anh này nói “Trong các kỹ thuật trên, kỹ thuật nào bạn chọn dùng trước tiên?”

Sang video thứ 2: https://www.youtube.com/watch?v=2bMbdWn1x-U

Video 2: Làm thế nào để có được nhiều views


Kiểm tra xem nguồn khán giả đến từ đâu:

Nguồn chính người xem video đến từ phần suggested videos (video được đề xuất) trên YT, phía dưới video nếu xem bằng điện thoại và ở bên phải nếu xem bằng máy tính.

Như vậy, nếu bạn có thể khiến cho video của bạn được nằm ở vị trí đó thì bạn có thể có được rất nhiều độc giả.

Cách làm: đó là dùng kỹ thuật sequel (dịch nôm là kỹ thuật video tiếp theo). Cụ thể cần làm các bước sau:

Bước 1: Tìm ra video với chủ đề mà bạn muốn làm đã có được rất nhiều views

Do mục đích là video của kênh mình cần được nằm ở vị trí video đề xuất hay video nổi bật thì sẽ có rất nhiều người tự động vào xem.

Cách tìm: có 2 cách

Cách 1: Tìm kiếm trên Youtube

Gõ từ khoá trên Youtube để tìm ra video có được lượng views tốt nhất

Cách 2: Xem đối thủ cạnh tranh của mình có các video này hay nhất bằng cách vào trang của họ, vào phần video, rồi vào phần “most popular” (nổi bật nhất), bạn sẽ có danh sách các video hay nhất của họ

Xem hình dưới đây

Bước 2: Sản xuất ra video tốt hơn video đã được làm về chủ đề đó

Lý do: YT dùng tiêu chí Expected Watch Time để đánh giá, nghĩa là thường gian khán giả xem càng lâu thì video càng được YT đánh giá cao, do vậy cần làm ra video hay.

Cách làm ra được 1 video hay:

1- Làm intro thật hay

YT chỉ ra rằng 15 giây đầu là rất quan trọng, nếu video của bạn trong 15 giây đầu mà ko hay, khán giả sẽ sang ngay video khác. Vậy trong Intro cần đưa được thông tin mà độc giả muốn xem, đi thẳng vào chủ đề.

2- Sản xuất ra video dài hơn video đã tìm kiếm trên YT

Nếu video của bạn chỉ dài có 3 phút, do dù khán giả có xem hết 3 phút đó thì Expected Watch Time cho video của bạn chỉ là 3 phút.

Nhưng nếu bạn sản xuất 1 video 10 phút, cho dù độc giả chỉ xem 1/2 thời gian, tức xem trong 5 phút thì Expected Watch Time đã là 5 phút.

Trong ví dụ của Brian, video tốt nhất tìm đc trên YT dài 10 phút 48 giây, Brian làm 1 video mới dài 12 phút.

3- Thêm Pattern Interrupt vào video

Đưa các hình ảnh thú vị xen kẽ vào video, những hình ảnh này gây thú vị cho người xem, ví dụ như hình ảnh MC làm cái gì đó với các góc quay thay đổi, nói điều gì đó buồn cười

hoặc như dưới đây

3- Tối ưu hoá video

3.1 Copy từ khoá

Lấy video đang có nhiều người xem theo chủ đề bạn định làm, copy từ khoá của họ. Đưa từ khoá đó vào trong tiêu đề của video, MC nói đến từ khoá đó. Youtube hiểu được 90%-95% những gì bạn nói trong video.

Brian thấy keyword “improve your google ranking” ở trong 1 video của 1 tác giả khác, ở phần tiêu đề và mô tả như dưới đây

Brian dùng nguyên tất cả những từ khoá này trong video của anh ấy, hoặc có thể dùng từ khoá biến đổi đi 1 chút

Kiểm tra phần mô tả thông tin từ video đang được đề xuất của Google, dùng đúng từ khoá đó đưa vào phần mô tả video của mình

3.2. Copy tags

Bạn copy nguyên tags của video của đối thủ cạnh tranh. Lấy tags này ở phần source code hoặc dùng công cụ TubeBuddy hay vidIQ. Đưa tất cả các từ khoá trong tags đó vào tags của video của mình

Như thế video của mình sẽ được YT đặt ở vị trí sát với video đã được YT đề xuất.

4- Cải thiện CTR (Click through rate)

Chỉ số này có nghĩa là trong số những người nhìn thấy video của bạn thì bao nhiêu người sẽ click vào video đó?

Cách thức tăng chỉ số này như sau:

  • Nhìn màu sắc của thumbnail của video đã được đề xuất, làm 1 thumbnail khác nổi bật hơn
  • Làm thumbnail có hình người ở đó, đưa ngay ảnh ấn tượng của MC vào trong thumbnail.

Video 3: Làm thế nào có thêm subscribers

9 chiến lược để có nhiều sub (https://www.youtube.com/watch?v=h-3eJn89StI)

Chiến lược 1: Chuyển biểu tượng kênh của bạn thành hình ô Subscriber (Turn your watermark into a Subscriber button)

Watermark hay còn gọi là branded watermark là ô ở góc bên phải màn hình, khiến cho mọi người có thể đăng ký vào kênh mà không cần dừng xem video hay rời khỏi kênh.

Trước đây Brian để biểu tượng của kênh của anh ấy thế này, kết quả sub rất kém

Sau đó anh ấy thay đổi chuyển sang mẫu mới dưới đây, kết quả tăng ngay 69% sub

Mục đích chính là để chuyển viewers thành subscribers.

Chiến lược 2: Xây dựng trailer theo chữ TOP

Cần thiết kế trailer hiệu quả cho kênh của bạn. Sử dụng phương pháp TOP, nghĩa là gồm 3 bước

Bước 1: Chữ T có nghĩa là Target Audience. Trailer kênh của bạn cần xác định đối tượng độc giả là ai?

Brian xác định đối tượng video của anh là marketer, là những người marketing their online business. Vậy là chỉ 5 giây, độc giả biết rằng đây là kênh dành cho họ.

Bước 2: Chữ O là Origin story, có nghĩa là kể câu chuyện vì sao làm kênh này. Brian đã kể câu chuyện của bản thân anh ấy đã bị bế tắc ra sao khi thời gian đầu làm kênh YT. Để rồi sau đó trở thành người nổi tiếng trong lĩnh vực này.

Bước 3: Chữ P là Pitch to Subscribe, có nghĩa là người xem gần như đã muốn đăng ký kênh rồi, chỉ cần 1 chút cú huých nữa thôi. Do vậy, đừng ngại kêu gọi mọi người đăng ký kênh của bạn.

Do vậy vào cuối trailer, Brian đã nói thẳng là “đừng quên đăng ký kênh này, bởi như vậy bạn sẽ không bị bỏ lỡ các kỹ thuật SEO giúp kênh của bạn tăng trưởng”. Cuối trailer cần để hình ảnh như thế này để độc giả đăng ký kênh

Chiến lược 3: Không để comment nào bị bỏ rơi

Cần trả lời tất cả comments, kể cả câu trả lời chỉ là 1 biểu tượng hoặc là 1 lời cảm ơn. Cần trả lời ngay các comments trong vòng 24h kể từ khi phát video.

Chiến lược 4: Người chiến thắng là người áp dụng tất cả các kỹ thuật, cụ thể như sau:

Bước 1: Vào google Analytics, vào phần Subscribers, sau đó vào ô Youtube Watch Page, sẽ nhìn thấy được video nào mang đến nhiều người đăng ký nhất

Bước 2: Mang video đó đưa lên đầu trong phần Playlist , như vậy người vào xem kênh sẽ xem ngay video trailer và video đã mang lại nhiều sub nhất.

Chiến lược 5: Có chiến lược định vị kênh và thương hiệu mạnh mẽ (Strong Positioning and Branding)

Cách làm: Cần có 1 câu khẳng định giá trị của kênh (việc này bắt buộc phải làm), ví dụ kênh Brian viết: Higher rankings, more traffic, hình ảnh như dưới đây:

hoặc như dưới đây

Lặp lại câu khẳng định này ở phần mô tả và trong các videos.

Chiến lược 6: Đưa “video tiếp theo” ở màn hình cuối cùng của video đang xem

Dưới đây là cách đưa video tiếp theo vào màn hình cuối của video đang xem

Bạn có thể đưa video cùng chủ đề với video đang xem hoặc đưa video đã nhận được nhiều sub nhất như ở Chiến lược 4

Việc đưa video tiếp theo này khiến khán giả ở lại kênh của bạn lâu hơn, như vậy YT sẽ đánh giá tốt hơn về kênh của bạn.

Chiến lược 7: Chú trọng làm video chất lượng chứ không phải số lượng

Một thực tế hiện nay là không phải cứ đăng video đều đặn là số lượng sub và views cứ tăg liên tục. YT thống kê có khoảng 300.000 videos được đăng mỗi phút nên bạn không nên đăng liên tục các video và hy vọng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến. Thay vào việc sản xuất liên tục video, bạn cần đặt 100% nỗ lực của bạn vào việc sản xuất ra video chất lượng cao, thu hút được nhiều độc giả.

Tức là cần chú trọng vào chất lượng chứ không phải là số lượng videos. Trường hợp của Jeff là 1 ví dụ điển hình.

Trước đây anh ấy đăng rất nhiều video. Sau khi làm theo lời khuyên của Brian, 1 video của Jeff đã vượt hơn cả 100 videos trước đây.

Hoặc trường hợp của Brian sau khi rút kinh nghiệm. Chỉ 21 videos đã mang lại hơn 100.000 subs và 5000 sub mới trong mỗi tháng.

Chiến lược 8: Đẩy mạnh thời gian độc giả xem video (audience retention)

Được tính như sau: Nếu video của bạn dài 2 phút, độc giả chỉ xem 1 phút thì audience retention sẽ là 50%

Tỷ lệ này càng cao gần với 100% thì video của bạn càng dễ được YT đưa vào đề xuất.

Thực tế số liệu của Brian cho thấy chính những video có tỷ lệ này cao là các video mang lại nhiều sub.

Vậy cách nào để làm việc này, chính là Pattern Interrupts (đã ghi ở mục 3 của video 2) bằng cách đổi góc quay, thêm chữ vào màn hình, hay đổi y phục của MC như dưới đây

Hoặc như thế này, đeo kính vào là xong

Không cần làm gì cầu kỳ, chỉ cần làm khác đi so với phần còn lại của video.

Chiến lược 9: Tối ưu tabs

Viết phần ‘Về chúng tôi’ cho rõ ràng. Định vị rõ kênh của bạn

Dòng đầu là Slogan

Dòng tiếp theo là mở rộng vị thế, cần trả lời các câu hỏi sau (đưa từ khoá vào)

  • Điều gì làm nên sự khác biệt cho kênh của bạn
  • Chủ đề các video của bạn là gì

Kêu gọi đăng ký kênh

Chuyển từ biểu tượng trái tim thành sub

Nhớ dùng biểu tượng trái tim khi trả lời comments. YT đã có thống kê rằng những người nào nhận được comments trả lời kèm theo trái tim thì người đó có khả năng sẽ đăng ký kênh cao gấp 3 lần so với người nhận được reply mà không có biểu tượng trái tim đính kèm.

Cần làm cụ thể như thế này


Video 4: Cách thức để được xếp hạng 1 trên YT

(Link: https://www.youtube.com/watch?v=oR3DQRDoTVI)

9 chiến lược cần thiết

Chiến lược 1: Đưa từ khoá lên đầu

Nếu từ khoá được xác định là “Cà phê ngon” thì Không nên đặt tiêu đề là ‘7 bí quyết có được cà phê ngon’
Nên đặt là: ‘Cà phê ngon: 7 bí quyết tốt nhất’

Chiến lược 2: Boost video engagement signals

Nghiên cứu hơn 1 triệu video cho thấy các video mà có nhiều engagement signals thì sẽ được YT xếp hạng cao hơn.

Engagement signals là: likes, shares, comments, subs trong đó comments là quan trọng nhất

Như vậy điều cần làm là cần có được nhiều comments nhất có thể. Brian đã phát hiện ra cần kêu gọi đăng ký kênh ở màn hình cuối của từng video, bằng cách đặt các câu hỏi trực tiếp mà khán giả có thể trả lời 1 cách nhanh nhất, không phải suy nghĩ nhiều. Đó là các câu hỏi lựa chọn.

Không nên chỉ nói rằng “Hãy để lại comment của bạn”. Cần có câu hỏi cụ thể để khán giả trả lời.

Chiến lược 3: Dùng chữ ‘tab’ để đặt video tags

Tags là giúp YT hiểu được nội dung video của bạn, không nên sử dụng nhiều tags quá. Bởi nếu nhiều tags quá thì YT sẽ bị lẫn, không rõ nội dung video của bạn là về cái gì.

Công thức của Brian gói gọn trong chữ TAB

T là viết tắt của từ Target keyword, tức là đưa từ khoá của video của bạn vào tags đầu tiên,

A là Alternative keyword (từ khoá thay thế): Tạo ra 2-3 từ khoá có liên quan có thể thay thế cho từ khoá chính. Cách làm: gõ từ khoá chính đó vào google và google tự đưa ra các từ khoá thay thế. Ví dụ như dưới đây

B là Broad keywords. Đó là từ khoá rộng hơn so với từ khoá chính. Ví dụ từ khoá chính là “công thức làm smoothie trà xanh” thì từ khoá rộng hơn sẽ là “dinh dưỡng” và “smoothie”.

Chiến lược 4: Dùng CTR Magnet Thumbnail

Cụ thể: thumbnail cần làm được những điều sau

1- Không dùng màu của YT:

YT có 3 màu chính là trắng, đỏ và đen. Cần tránh dùng thumbnail có 3 màu này.

2- Thumbnail cần dùng màu đối nghịch với 3 màu này, đó là các màu dưới đây

Brian dùng màu xanh lá cây cho đa số các thumbnail của kênh

3- Dùng chữ to, đậm cho thumbnail

Nghiên cứu cho thấy thumbnail có chữ sẽ thành công hơn thumbnail không có chữ. Lưu ý chữ chỉ giới hạn dưới 30 ký tự.

Chiến lược 5: Cần viết mô tả cho video của bạn (bắt buộc)

Phần mô tả này cần viết dài thì YT mới đánh giá cao. Cần viết từ 100-200 từ. Như ví dụ dưới đây, phần viết mô tả là 142 từ.

Phần viết này chỉ viết chung chung, để người đọc còn muốn vào xem video.

Chiến lược 6: Kéo dài thời gian của video

Thống kê các video đứng ở trang đầu YT thì độ dài trung bình là 14 phút 50 giây

Theo kinh nghiệm của Brian thì nên làm video dài từ 8 phút đến 15 phút.

Chiến lược 7: Viết tiêu đề ấn tượng và cần đưa ký hiệu đóng mở ngoặc đơn hoặc ngoặc móc vào

Ví dụ cho thêm phần đóng mở ngoặc với chữ (hôm nay), có thể giúp tăng 30% điểm xếp hạng của YT.

Có thể thêm các từ trong ngoặc như sau: (Nhanh), (Tình huống), (Nghiên cứu mới), (có khả năng thực hiện) và (Câu chuyện thật)

Chiến lược 8: Làm thế nào để YT đưa video của bạn vào các video ở màn hình khi tìm kiếm

Cách làm: Dùng tags giống y video đã được ở trên màn hình. Như vậy YT sẽ hiểu là video của bạn cùng chủ đề với video đã được đề xuất ở màn hình. YT sẽ để video của bạn ở cạnh các video này.

Để tìm được tags thì cần vào Source code of the page. Bằng cách click chuột phải rồi vào ô view page source

Sau đó nhìn xuống phía dưới có chữ Keywords thì copy các keywords đó (từ khoá đó), chính là tags.

Hoặc bạn có thể dùng công cụ TubeBuddy hoặc VidIQ để tìm thì ko phải dùng đến source code. Nhớ copy chính xác từ từng.

Chiến lược 9: Tìm nhân tố để tăng thời gian độc giả xem video

Cách làm: Vào phần Youtube Analytics, vào tiếp Audience Retention, sẽ cho biết thời gian trung bình độc giả xem video này và đến lúc nào thì đa số rời đi.

Sau đó tìm video đã rất thành công trên thị trường với chủ đề mà bạn muốn làm. Tìm điểm cao nhất của Audience Retention của video của bạn.

Xem phần ở trên ngưỡng Average (trung bình). Sau đó xem video ở phần này để biết điều gì khiến độc giả ở lại xem. Sau đó hãy thêm Pattern Interrupt ở điểm này. Nói điều gì đó, thay đổi hình ảnh.

Ví dụ trên là trong video của Brian, tại điểm đó Brian nói về 1 tình huống thực tế đã áp dụng kỹ thuật để tăng độ xếp hạng. Brian đưa cách đó vào ngay trong phần đầu tiên của các video làm tiếp theo của anh ấy.

Cuối cùng đưa năm đang hiện hành vào trong tiêu đề của video, ví dụ 2021, đóng mở ngoặc. Lý do là YT nhận ra thông tin trong video là hữu ích cho năm hiện hành.

Thực tế là độc giả cũng thường đưa năm vào khi tìm kiếm