Cổ nhân giảng thiếu nợ thì phải trả; nợ tiền có thể dùng tiền trả là hết nợ. Tuy nhiên, nợ mạng là món nợ đắt nhất bởi nợ mạng phải đền mạng.

Có những người vì tiền mà đánh đổi cả sinh mệnh của mình; lại có người vì tiền mà không ngại ngần hủy hoại cả sinh mệnh của người khác. Con người là tinh hoa của đất trời, đắc được thân người quả thật không dễ dàng gì, cho nên phải trân quý sinh mệnh.

Trong tất cả những món nợ trên đời, nợ tiền ai đó ta có thể dùng tiền để trả; dù sao tiền tuy cần thiết nhưng cũng chỉ là vật ngoại thân. Nhưng đoạt mệnh của người khác vì tiền thì phải trả bằng chính mạng sống của mình.

Hai câu chuyện chân thực về nhân quả dưới đây chính là minh chứng cụ thể. 

Một người chết oan vạ lây cả nhà 

Câu chuyện về một người có cơ hội làm việc thiện nơi công đường. Tuy nhiên, người có quyền lực trong tay cũng dễ dàng phạm sai lầm lớn nếu lạm dụng chức quyền. Không chỉ bản thân bị báo ứng, còn liên đới tới người nhà.

Bị người đồng hương chiếm đoạt mất con lừa

Vào triều nhà Thanh, có một người tên là Đinh Giáp huyện An Đông, tới làm thuê trong một ngôi chùa ở huyện Bảo Ứng. Ông có nuôi một con lừa, làm phương tiện đi lại. Ngày nọ, ông Trang, một người đồng hương qua huyện này và tìm gặp ông nói: “Mẹ ông bị bệnh nặng, nhờ tôi mang hộ thư, hy vọng cậu có thể lập tức về nhà thăm, đừng để lâu e rằng không kịp”. Đinh Giáp lập tức dắt lừa cùng người đồng hương về quê.

nợ mạng trả mạng
Có người vì tiền mà sẵn sàng lừa gạt người khác hết lần này tới lần khác (ảnh: Pixabay).

Trên đường về, người đồng hương nói với ông Giáp: “Tôi mệt quá, đi không nổi nữa. Ông có thể cho tôi mượn con lừa của ông được không?”. Ông Giáp đồng ý. Ngồi lên lưng lừa, ông Trang vung roi quất vào mông nó hai cái. Con lừa nhanh chóng chạy như bay về phía trước, bỏ lại ông Giáp ở phía sau rồi dần dần biến mất khỏi tầm nhìn của ông. 

Giết người, hại mệnh đổ vạ cho người khác

Ông Giáp đi bộ về tới nhà, nhìn thấy mẹ không còn đau đớn. Ông nghĩ rằng bệnh mẹ đã khỏi nên vô cùng vui mừng. Kỳ thực mẹ ông hoàn toàn không mắc bệnh. Còn người đồng hương kia mãi không thấy về tới nơi. Đợi thêm vài ngày nữa, vẫn không thấy bóng dáng người đồng hương. Lúc này ông Giáp mới biết mình bị lừa gạt. 

Lo sợ người đồng hương tìm tới chùa lừa gạt để lấy cắp đồ đạc, ông Giáp từ biệt mẹ quay lại chùa. Trên đường, ông cẩn thận hỏi thăm tìm kiếm thông tin của ông Trang. Thật trùng hợp, hai người lại gặp nhau trên đường. ông Giáp nhìn thấy ông Trang dắt một con lừa nhưng không phải là con cũ của mình. 

Ông Giáp hỏi: “Con lừa của tôi đâu?”

Ông Trang nói: “Tôi đổi cho người khác rồi”.

Ông Giáp ngạc nhiên hỏi: “Con lừa của tôi to khỏe, còn con này gầy còm ốm yếu, tại sao ông lại đổi?”

Ông Trang đáp: “Thì bù thêm mấy nghìn quan tiền, tiền còn ở trong túi”.

Ông Giáp vẫn không đồng ý. Người đồng hương lại lấy ra một bộ quần áo nói: “Đổi thêm chiếc áo khoác này nữa, được không?”. Ông Giáp đành miễn cưỡng chấp nhận. Ông để túi tiền lên lưng lừa, khoác áo khoác ra ngoài và đường ai nấy đi.

Mắc án oan đến mất đi cả sinh mạng của mình

Khi ông đi đến cầu Thành Công ở Hoài Bắc, có một người bảo vệ và quan quân ở huyện đường đang tuần tra trên cầu. Nha dịch nhìn thấy ông đang đi tới, vẫy lại gần vỗ vào vai và nói: “Người anh em, ông đã phạm tội”.

Đinh Giáp ngạc nhiên hỏi: “Tôi mắc tội gì?”

Nha dịch đáp: “Giết người rồi cướp đoạt con lừa này, còn giả bộ không biết”. Nói rồi áp tải ông Giáp về huyện nha.

Ông Giáp bị đưa vào cho quan tri huyện thăng đường thẩm tra xử lý. Khi bị hỏi đến chuyện giết người, ông ngây người không hiểu và không trả lời được gì. Quan tri huyện thấy vậy đập bàn quát: “Vết máu trên áo vẫn còn kia. Ông còn định che giấu cái gì?”

Ông Giáp nói: “Đây là của ông Trang, đồng hương tặng cho tôi”.

Nợ mạng phải đền mạng: người đồng hương chết trong ngục

Hóa ra, chuyện rằng giữa đường ông Trang mang bán con lừa của ông Giáp, tới cầu Thành Công thì thuê lừa. Đi giữa đường ông ta lại dở ý đồ xấu. Ông ta dùng dao tấn công người phu đánh lừa và cướp đoạt lừa cũng như áo khoác của ông ta. Đinh Giáp không biết, ông Trang đã đưa chứng cứ phạm tội của mình để đổ lỗi cho ông.

Huyện lệnh cho gọi người phu đánh lừa đang bị thương lên công đường đối chất. Ông ta nói: “Không biết sát nhân tên họ là gì nhưng nhìn giống với người này”. Kỳ thực lúc đó người phu đánh lừa không nhìn kỹ đối phương.

nợ mạng đèn mạng
Hại mệnh người khác phải trả bằng mạng sống của nhiều người thân (ảnh: Youtube).

Vị huyện lệnh lại dùng cực hình thảm khốc ép cung, thậm chí còn cho hương cháy đốt dưới nách. Ông Giáp không chịu nổi hành hạ đành nhận tội giết người. Ông bị nhốt trong nhà lao được vài hôm thì qua đời. 

 Sau đó, vì tội ăn cắp, ông Trang bị bắt tại huyện Bảo Ứng. Khi thẩm tra, ông ta mới nói rõ sự tình vụ án năm xưa của ông Giáp. Đợi khi vụ án được lật lại để minh oan, thì đã có người bị chết oan. Không lâu sau, người đồng hương  kia cũng chết trong ngục. 

Quan huyện lệnh nhận báo ứng: nợ mạng phải đền mạng

Một tháng sau, vào ngày nọ khi huyện lệnh đang ngồi làm việc trong công đường, người nhà chạy đến bẩm báo: “Công tử ở nhà bị điên”. Huyện lệnh vội vã chạy về nhà thì thấy con trai đang vừa nhảy vừa hò hét: “Oan uổng quá, oan uổng quá”.

Người nhà huyện lệnh hỏi: “Đây là việc của huyện lệnh, sao ngươi lại đi báo thù con trai ông ấy?”.

Cậu con trai nói giọng khàn khàn như của ông Giáp mà trả lời: “Hiện tại vận làm quan của ông ấy chưa hết, nên trước tiên để ông ấy tận mắt chứng kiến con cái mình lần lượt qua đời, cuối cùng mới tới ông. Sớm hay muộn ông ấy cũng không trốn thoát được”. Nói xong, người con trai huyện lệnh đột nhiên tắc thở mà chết. Không lâu sau đó, con gái cũng đột tử qua đời. Tiếp đó, những người thực hiện hành hình ép cung, mưu hại ông Giáp và người bày mưu kế cho huyện lệnh kia cũng lần lượt tử vong. 

Ba năm sau, một ngày nọ khi đang làm việc tại nha môn, huyện lệnh nhìn thấy ông Giáp đi vào. Ông sợ hãi kêu lên thất thanh và tử vong. 

Nợ mạng phải đền mạng: Con trai đầu thai tới báo thù

Một câu chuyện khác xảy ra vào thời nhà Thanh. Chuyện rằng tại khu vực Hồ Quảng có một huyện lại tâm địa hiểm ác tên Thành Mỗ. Ông ta muốn xây dựng một ngôi nhà và ý đồ cướp đất của một người nông dân họ Trương. Ông bí mật hạ lệnh cho bọn trộm vu cáo ông Trương rồi bức hại ông phải vào tù và chết trong ngục. Sau đó, đe dọa buộc vợ ông Trương bán rẻ đất cho mình. 

Sau khi ngôi nhà được xây xong, tên quan huyện sinh được một người con trai nhưng sáu tuổi vẫn không biết nói. Ngày nọ con trai túm lấy chân ông đòi bế. Thành Mỗ thở dài nói: “Ta vì con cháu mà bày mưu tính kế, dùng thủ đoạn để cướp đất của người ta xây nhà. Giờ con ngu ngốc thế này, ta phải làm sao?”

nợ mạng phải đền mạng
Đoạt mệnh người khác trong tiền kiếp, chủ nợ đầu thai trong kiếp này đòi mạng (ảnh: Pixabay).

Con trai ông đột nhiên có thể nói chuyện, khẩu khí cũng rất nghiêm khắc: “Sao ông phải khổ sở như thế? Ta chính là Trương đây. Ông lập mưu sát hại người vô tội, khiến ta bị chết, rồi cướp đất của ta. Ta đầu thai làm con ông, chính là để báo thù”. Những lời này khiến Thành Mỗ kinh hãi, ngã nhào xuống đất xuất huyết mà tử vong. Sau đó, con trai ông phá hết sản nghiệp của cha để lại rồi tử vong. 

Luật nhân quả là thiên lí trong nhân gian

Luật nhân quả chính là thiên lí để duy trì sự công bằng trong nhân gian. Khi con người không tin vào luật nhân quả sẽ không có gì để ước thúc đạo đức con người. Từ đó mà không việc ác nào không dám làm từ việc nhỏ như nói dối đến lừa gạt tiền bạc, thậm chí là đoạt mạng người khác.

Nhiều người sống đến nửa cuộc đời vẫn cảm thán: sao mình làm việc tốt mà vẫn nghèo khổ, còn người kia làm việc ác mà không bị quả báo, hơn nữa cuộc sống còn sung túc. Kỳ thực, quả trong đời này là gieo nhân từ đời trước, khi dùng hết phúc báo thì nhân quả sẽ đến, chỉ là hiện nay chưa đến lúc.

Như vậy, nguyên lí nợ mạng phải trả mạng là rõ ràng, trân quý sinh mệnh của chính mình cũng là đối đãi thiện lương với sinh mệnh của người khác.

Theo The Epochtimes