Huấn luyện viên đội tuyển Olympic Cộng hòa Latvia cho biết anh có được nhiều lợi ích về sức khỏe và tinh thần kể từ khi tập Pháp Luân Công.

Martins Rubenis, sinh năm 1978, là vận động viên thi đấu cho Cộng hòa Latvia trong 5 mùa Thế vận hội. Anh giành được 2 huy chương đồng trong môn trượt băng nằm của hai kỳ Olympic.

Đam mê trượt băng nằm từ khi lên 9 tuổi, Martins đạt được nhiều thành tích và trở thành vận động viên nổi tiếng Latvia khi còn đôi mươi.

Trước khi trở thành huấn luyện viên đội tuyển Olympic Latvia, Martins Rubenis là vận động viên trượt băng nằm nổi tiếng (ảnh: alchetron.com).

Tuy nhiên, môn thể thao nguy hiểm này cũng khiến cơ thể anh đau đớn. Anh cảm thấy mình như thể một người đã bước sang tuổi tứ tuần.

Martins chia sẻ: “Ở độ tuổi 20 mà tôi cảm thấy mình như đã 45 tuổi; vì lưng của tôi bị tổn thương, cơ bắp tôi đau nhức; tôi không thể làm tốt nhất trong môn thể thao của mình”.

Chuyển biến mạnh mẽ khi tập Pháp Luân Công

Vào mùa xuân năm 2005, Martins biết đến Pháp Luân Công (hay Pháp Luân Đại Pháp), môn khí công tu luyện theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Anh bước vào tu luyện Pháp Luân Công và cảm thấy chuyển biến mạnh mẽ trong cơ thể.

Martins cho biết: “Khi tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công, chỉ sau lần đầu tiên tập thử, tôi đã cảm thấy rất nhiều năng lượng đang lưu chuyển và thật sự khai thông phần lưng của tôi”.

Huấn luyện viên Martins Rubenis luyện bài thiền định trong Pháp Luân Công
Huấn luyện viên Martins Rubenis luyện bài thiền định trong Pháp Luân Công (ảnh chụp màn hình video).

“Tôi đổ mồ hôi như khi được huấn luyện cường độ cao. Tôi biết có điều gì đó to lớn đã xảy ra. Tôi không biết đó là gì, nhưng tôi cảm thấy rất tốt.”

Martins kể: “Trong khoảng 1 tháng rưỡi, tất cả đau đớn của tôi ở lưng và thân thể đã hoàn toàn biến mất.”

Mối liên hệ giữa thể chất và tâm tính

Martins cho biết anh hiểu ra mối liên hệ giữa thể chất và tâm tính nhờ các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp.

Martins cho biết: “Là một vận động viên, tôi có thể đạt đến một mức độ nào đó [về thể chất]. Nhưng nếu tôi không đề cao tâm tính trong cuộc sống hàng ngày; thì cơ thể tôi không thể trở nên khỏe mạnh hơn.”

Huấn luyện viên Martins Rubenis tập bài công pháp số 2 trong Pháp Luân Công tại San Francisco, Mỹ
Huấn luyện viên Martins Rubenis tập bài công pháp số 2 trong Pháp Luân Công tại San Francisco, Mỹ (ảnh: The Epoch Times).

Vị huấn luyện viên Latvia cũng hiểu ra nguyên lý “vị tha” được giảng trong Pháp Luân Công.

“Điều đầu tiên mà tôi nhận ra là mình cần trở nên vị tha, bớt ích kỷ hơn”, Martins nói.

“Nhờ Pháp Luân Đại Pháp, tôi hiểu ra là: Bạn càng mở lòng, càng cho đi những điều tốt đẹp; thì bạn càng nhận được những điều tốt đẹp”.

Cộng hòa Latvia in tem có hình vận động viên Martins Rubenis và các đồng đội của anh tại Olympic Sochi 2014. Hiện Martins là huấn luyện viên đội tuyển Olympic Latvia.
Cộng hòa Latvia in tem có hình vận động viên Martins Rubenis và các đồng đội của anh tại Olympic Sochi 2014. Hiện Martins là huấn luyện viên đội tuyển Olympic Latvia.

Martins kể, trước kia anh tự thiết kế xe trượt băng riêng cho mình và giấu diếm điều đó. Sau khi học Pháp Luân Công, anh hiểu rằng mình nên chia sẻ cho mọi người bí quyết của mình.

“Khi tôi chia sẻ với người khác, những tri thức mới và ý tưởng mới lại đến”, Martins cho biết.

Từ vận động viên trở thành huấn luyện viên

Sau Thế vận hội 2014, Martins nghỉ thi đấu và trở thành huấn luyện viên của đội tuyển Olympic Latvia. Martins cũng là kỹ sư cơ khí chế tạo các xe trượt băng mới cho các vận động viên.

Martins nói: “Từ vận động viên thành huấn luyện viên, tôi nhận mình cần khiêm tốn và vị tha hơn; bởi vì nó không chỉ là về bản thân tôi, mà còn cho những người khác; làm thế nào để giúp đỡ những người khác đạt được mục tiêu của mình”.

Huấn luyện viên trượt băng nằm Martins Rubenis của Latvia ngày 28/1/2018 (ảnh: Wikimedia Commons).
Huấn luyện viên trượt băng nằm Martins Rubenis của Latvia ngày 28/1/2018 (ảnh: Wikimedia Commons).

Anh Martins Rubenis cũng là một nhạc sỹ, nhà hoạt động nhân quyền. Anh nhiều lần kêu gọi chính quyền Trung Quốc chấm dứt bức hại Pháp Luân Công.

Trái ngược với Latvia và các nước khác, Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công từ năm 1999 đến nay.

Các học viên Pháp Luân Công ở Latvia chia sẻ với những người qua đường về Pháp Luân Đại Pháp. Ảnh do Minh Huệ chụp tại công viên Riga, nằm giữa Đại học Latvia và Nhà hát Opera quốc gia Latviangày 20/5/2017.
Các học viên Pháp Luân Công ở Latvia chia sẻ với những người qua đường về Pháp Luân Đại Pháp. Ảnh do Minh Huệ chụp tại công viên Riga, nằm giữa Đại học Latvia và Nhà hát Opera quốc gia Latviangày 20/5/2017.