Vì cô Thảo mắc khá nhiều bệnh trước khi học Pháp Luân Đại Pháp, nên trong quá trình tu luyện, cô đã có khảo nghiệm tín tâm về phương diện này. 

Cô Lã Thị Phương Thảo (sinh năm 1964) ở khu 2, Thị trấn Phố Mới, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, là một giáo viên đã về hưu. Cuối năm 2011, cô bị K nội mạc tử cung phải đại phẫu tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Sau đó cô bị rối loạn nội tiết và sinh ra đủ thứ bệnh: Đau xương khớp, thoái hóa đốt sống lưng, đốt sống cổ, suy tĩnh mạch chi dưới, máu nhiễm mỡ, tràn dịch khớp gối, mất ngủ, gan bàn chân trái lúc nào cũng nóng rát như dẫm phải than.    

Cô đã phải dùng nhiều loại thuốc Tây, thuốc Nam, thuốc Bắc, thực phẩm chức năng, đồng thời theo tập nhiều bộ môn khác nhau như yoga, đi bộ, khí công y đạo, dịch cân kinh, suối nguồn tươi trẻ… Tuy nhiên tình trạng sức khỏe không cải thiện được nhiều. 

Cô còn thử tìm đến tâm linh như đi chùa lễ Phật cầu may, dâng sao giải hạn, cầu sức khỏe, nhưng cũng không giải quyết được vấn đề gì.  

Tháng 8 năm 2018, trong một lần về quê ngày giỗ mẹ, cô gặp lại 2 người chị gái vốn đau ốm quanh năm, vậy mà nay họ đều khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, tinh thần phấn chấn. Hỏi ra mới biết là hai chị ấy tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công). Cô nghe chia sẻ về lợi ích của môn này thì cũng cảm thấy rất tò mò. Ngay tối hôm đó cô vào internet xem và sáng sớm hôm sau đã mở tivi lên để luyện công theo hướng dẫn của Sư phụ.

Tín tâm là gì; Tín tâm nghĩa là gì
Cô Thảo đang luyện bài công pháp thứ 5 của Pháp Luân Đại Pháp (ảnh nhân vật cung cấp)

Cô nói: “Tôi cảm nhận được sự chuyển biến kì diệu của cơ thể. Sau một tuần tôi thấy người khỏe ra. Giấc ngủ sâu hơn, thân thể tràn đầy năng lượng. Thế là tôi nhờ mua cuốn Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp), rồi sau đó là cả bộ Kinh văn”. 

Lần đầu đọc sách Chuyển Pháp Luân tuy chưa hiểu được nhiều nhưng cô cũng rất chấn động khi biết về nguồn gốc của con người, sinh mệnh, mục đích chân chính của việc làm người, khi chết con người sẽ đi về đâu?…  

Đọc sách nhiều, cô nhận ra được những tâm xấu của mình và tu sửa, dần dần đề cao tâm tính. Cô đã xem nhẹ được tiền bạc vật chất, sống vị tha, biết nhẫn nhịn trước mọi mâu thuẫn xung đột, và hơn cả là biết hướng nội để tìm lỗi ở bản thân mình… Nhờ vậy mà cuộc sống từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội đều an ổn, bình hòa.

Tuy nhiên, vì trước đây cô bị bệnh nhiều nên khi bước vào tu luyện đã có một khảo nghiệm tín tâm về phương diện này. Cô Thảo tu luyện được một thời gian thì vào một buổi sáng nọ sau khi thức dậy, cô đi ngoài ra toàn là máu đen. Lúc đó cô nghĩ là đang được Sư phụ tịnh hóa thân thể. Khoảng 20 ngày sau cô thấy bị ra máu nhiều ở vùng kín, cứ vậy, 3 ngày sau nữa, khi cô đang ngủ thì thấy máu ra xối xả như bị băng huyết.

Người nhà cô rất lo lắng nên đã đưa cô đi khám ở bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Bác sĩ thăm khám và kết luận cô có một khối u rất to (5x12cm) ở mỏm cắt của cổ tử cung. Khối u chèn, xâm lấn sang cả bàng quang và trực tràng.

Cô đọc sách Chuyển Pháp Luân thì đã biết rằng, một người tu luyện chân chính thì không có bệnh. Vậy nên khi nghe bác sĩ thông báo kết quả, Cô thấy rất hoang mang và không khỏi hoài nghi ít nhiều về Pháp Luân Đại Pháp. Cô tự cho rằng mình rất chăm chỉ và nghiêm túc tu luyện, vậy thì vấn đề nằm ở đâu?       

Những ngày tiếp theo khi ở bệnh viện chờ đợi bác sĩ thăm khám hội chẩn thì máu vẫn tiếp tục ra rất nhiều. Bác sĩ cho cô nhập viện để mổ. Tổng cộng từ lúc có vấn đề đến lúc mổ là 1 tháng 6 ngày, cô bị mất máu quá nhiều, người gầy rộc đi, da tái mét. Cô lại phải trải qua một cuộc đại phẫu kéo dài 5 tiếng đồng hồ.  

Tu luyện Pháp Luân Công không được đi bệnh viện; Không được đi bệnh viện
(ảnh minh họa Adobestock)

Bác sĩ mổ lấy ra một khối u to đang trong quá trình vỡ và hơn 10 cái hạch được chẩn đoán là hạch di căn. Mấy ngày sau nhận được kết quả chỉ có khối u kia là bệnh cũ tái phát, còn các hạch kia đều lành tính. Người nhà cô nhờ vậy mà cũng thở phào nhẹ nhõm.

Mổ xong được mấy ngày, cô ngồi dậy được và bắt đầu mở đài nghe Sư Phụ giảng Pháp. Được 15 ngày, dù chưa cắt chỉ nhưng cô đã nhúc nhắc luyện 3 bài công Pháp 1, 2, 3. Khoảng 1 tháng sau thì cô tập đủ cả 5 bài công pháp. Sức khỏe của cô phục hồi nhanh chóng làm mọi người cũng phải ngạc nhiên.

Sau sự việc lần này cô hướng nội thì phát hiện ra bản thân có tâm lo sợ. Cô thấy mình đã tu không tốt, nên cuối cùng vẫn phải đi bệnh viện. 

Cô biết được rằng, người tu luyện Đại Pháp phải đề cao tâm tính thì thân thể mới được cải biến, những lúc tịnh hóa thân thể có thể sẽ biểu hiện ra các giả tướng giống như là bị bệnh; làn ranh giữa bị bệnh và tịnh hóa thân thể rất mong manh, yêu cầu người tu luyện phải đầy đủ tín tâm kiên định thì mới vượt quan được, còn không thì sẽ lại phải khổ cực một phen. Cô Thảo cũng vì tâm bị dao động, thậm chí còn có chút nghi ngờ về Đại Pháp, vậy nên tình trạng mới càng trầm trọng hơn.

Từ ngày mổ xong cho đến nay, cô thấy sức khỏe hồi phục như một người chưa từng có bệnh bao giờ. Hàng ngày cô vẫn đều đặn học Pháp, luyện công. Thấy cô thay đổi tích cực như vậy, chồng cô và nhiều người thân trong gia đình như chị gái, anh rể, em gái và các cháu, cũng bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Khảo nghiệm tín tâm trong tu luyện
Gia đình hạnh phúc của cô Thảo (ảnh nhân vật cung cấp)