Món quà từ Thiên thượng ban tặng cho người phụ nữ mồ côi cả cha mẹ khiến cô vui sướng thốt lên: “Giờ không có gì khổ nữa”.

Món qùa từ Thiên thượng

“Trong bụng mẹ đã khổ, sinh ra đời lại càng khổ hơn khi người ta có cha có mẹ, còn tôi thui thủi một mình. Lớn lên đi lấy chồng cũng lại khổ vì cái nghèo, cái khổ chung của đất nước chiến tranh. Vì khổ, vì cố lo cho con cái, cho mái ấm gia đình nên tôi mắc bệnh đau bao tử. Cơn đau trở đi trở lại, khám bao nhiêu bệnh viện, uống bao nhiêu thuốc cũng không khỏi. Cố chịu đựng thì về già lại mắc thêm nhiều bệnh khác nữa: bệnh trĩ, huyết áp cao, đại tràng… Tuy không chết ngay nhưng cũng làm thân thể tiều tụy, khổ sở, tốn kém vì đủ loại chi phí. Chồng tôi nói: “Người gì mà toàn thuốc gối đầu giường”.

Khi không còn cách nào khác thì có một người bạn mang đến một cuốn sách. Nghĩ chỉ là cuốn sách thông thường, ai ngờ đó lại chính là “món quà từ Thiên thượng”. Tôi đọc, tôi ngẫm, tôi thực hành và thân thể tôi thay đổi. Sau 2 tháng tôi bỏ hết các loại thuốc gối đầu giường, thân thể ngày một khỏe ra. Ai có thể tin được một người 60 tuổi, đau ốm quanh năm, đi đâu, làm gì cũng sợ vì huyết áp cao, nay có thể thường xuyên đi xe máy 90km tới nhà con trai trông cháu? Lại hàng tháng lên đồi trồng cây, thu hoạch nông sản? Sức khỏe ấy tôi có được là nhờ may mắn nhận được “món quà từ Thiên thượng”. Đó chính là đắc được Phật Pháp chí cao vô thượng!”

Chuyển Pháp Luân chính là món quà từ Thiên thượng
“Chuyển Pháp Luân” cuốn sách đến từ Thiên thượng. (ảnh nhân vật)

Mồ côi cha từ khi chưa sinh ra, 10 tuổi mồ côi mẹ

Đó là câu chuyện về cuộc đời của cô Nguyễn Thị Tuyết Nhung, sinh 1964, quê ở Đồng Xuân, Phú Yên; hiện đang sống tại thành phố Tuy Hòa, Phú Yên.

Cô kể rằng:

“Cuộc đời của tôi rất khổ. Sống trong thời kỳ đất nước chiến tranh nên mỗi người mỗi cảnh đời. Sống trong vùng địch chiếm đóng, bố mẹ tôi lên núi theo cách mạng. Khi mẹ đang mang bầu tôi, bố tôi trong một lần đi công tác không may bị địch bắt. Chúng bắn chết, rồi cắt tay, cắt mũi để báo công. Mẹ tôi can đảm đối diện với sự thật. Sau khi sinh ra tôi, mẹ để tôi cho bà ngoại trông, tiếp tục làm công việc tải đạn, hậu phương cho tiền tuyến.

Năm 1968, quân Mỹ lên núi lùa người dân về dưới vùng giải phóng. Mẹ, bà ngoại và tôi về lại xuôi, còn cậu tôi vẫn tiếp tục bám trụ trên núi, phục vụ cuộc chiến. Do mẹ tôi còn trẻ nên đã xây dựng với một người khác. Khi bà sinh nở lần thứ hai, không may bị sản hậu nên đứa em tôi và mẹ đều ra đi, lúc đó tôi 10 tuổi. Không cha, không có tình yêu thương của mẹ, tôi ở với ngoại già yếu. Mọi công việc tôi phải đỡ đần cho ngoại, hai bà cháu nương tựa vào nhau.”

Thui thủi một mình, không người bầu bạn

“Năm 1975, đất nước được giải phóng, chú tôi từ ngoài bắc vào lại miền Nam sinh sống. Chú đưa tôi về bên nội để học hành. Nội tôi cũng ở Phú Yên nhưng ở xã bên cạnh. Các chú đều đi làm xa nhà, tôi phải ở nhà với bà nội. Không cha không mẹ, ở bên ngoại hay bên nội tôi đều phải làm lụng vất vả. Cầm sách đi học là đi học thôi, quăng cặp sách là lại cắm đầu vào làm, không có ngày nghỉ ngơi. Làm từ việc nặng đến việc nhẹ, quanh năm cứ thui thủi một mình, không người bầu bạn.

Mồ côi cha từ khi chưa sinh ra, 10 tuổi mồ côi mẹ
Tuyết Nhung mồ côi cha từ khi chưa sinh ra, 10 tuổi mồ côi mẹ (ảnh nhân vật)

Học xong lớp 9, tôi thi vào lớp 10 nhưng bà cô nói: “Thôi, đi học Sư phạm đi, học phổ thông làm gì”. Học lớp Sư phạm 9 + 3, bạn bè có cha có mẹ lo lắng cho, có tiền ăn học. Tôi về bà nội không cho tiền. Tôi nói với chú, chú bảo: “thôi không học nữa về đi làm”. Chú xin vào cửa hàng Thương nghiệp bán tạp hóa, sau đó tôi học thêm Trung cấp Thực phẩm và tiếp tục làm cho công ty đến khi giải thể.”

Nỗi lo cơm áo gạo tiền khiến tâm thân mệt mỏi

Sau chiến tranh là thời kỳ bao cấp, phân phối từng mớ rau, lạng thịt, dân Việt thời đó ai cũng khổ, chẳng riêng cô Nhung. Cô Nhung vì mồ côi cha mẹ nên cuộc đời chịu nhiều thiệt thòi hơn. Năm 1985, cô lấy chồng nhưng gia đình nhà chồng cũng rất khổ. Vợ chồng cô phải đi ở nhờ nhà tạm. Sau 6, 7 lần chuyển chỗ ở khác nhau, đến khi con cô được 3 tuổi, Nhà nước cấp cho một miếng đất. 5 lần mới cất được cái nhà vách đất. Mấy năm sau nhờ làm lụng vất vả, dành dụm vợ chồng cô mới xây được căn nhà.

Nỗi lo cơm áo gạo tiền khiến tâm thân mệt mỏi
Hai vợ chồng cô Tuyết Nhung thời cô chưa tu luyện (ảnh nhân vật)

Năm 1990, công ty giải thể, cô Nhung nghỉ ở nhà không việc. Cô vừa buôn bán, vừa làm rẫy, tằn tiện nuôi con ăn học. Vì làm lụng nặng nhọc từ bé, tâm tình luôn trĩu nặng tủi phận, nên cô Nhung mắc nhiều bệnh. Bệnh dạ dày đau lên đau xuống khiến cô phải tái khám nhiều lần, hết bệnh viện lớn đến nhỏ, hết túi thuốc này đến túi thuốc khác đều không khỏi hẳn. Bệnh này chưa hết cô lại thêm bệnh khớp, trĩ, huyết áp, đại tràng, ăn không tiêu… Tiền đổ vào chữa bệnh cũng không ít.

Sau 10 năm vất vả làm ngoài, năm 2000 chồng cô xin cho cô làm thư viện huyện Đồng Xuân. Năm 2003, gia đình cô chuyển về thành phố Tuy Hòa. Cô làm công nhân khoa Dược, bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Phú Yên cho đến ngày về hưu. Lúc này cuộc sống của cô an nhàn hơn, các con cũng đủ khôn lớn, trưởng thành.

Nhờ món quà từ Thiên thượng, cuộc đời sang trang mới tươi sáng

Chịu đựng bệnh tật đến năm 2019, một lần mệt quá chị Nhung than với chị Chi. Chị Chi là đồng nghiệp về hưu sớm hơn chị Nhung mấy tháng. Không ngờ chị Chi nói: “Thôi, bà cứ theo tôi đi, tôi bị bệnh cơ như thế (rối loạn thần kinh thực vật, rất nặng) mà còn khỏi. Tôi mang cho bà cuốn sách, nếu có duyên đọc sách bà sẽ được hết.”

Cô Nhung cho biết:

“Khi nghe người bạn nói vậy, tôi nghĩ: “mình uống bao thuốc còn chẳng khỏi, đọc sách và tập mấy động tác mà khỏi có mà…” Nhưng nghĩ chẳng còn cách nào khác đành thử. Tôi đọc sách thì lơ mơ, một tuần đến nhóm đọc được 3 buổi, còn về nhà không đọc. Mở tivi học thuộc các động tác Ngài Lý dạy, sau đó nhờ các đồng tu chỉnh sửa cho đúng. Tập được 2 tháng tôi thấy người nhẹ nhàng, khỏe ra nhiều, các bệnh dần đi đâu hết và tôi bỏ uống thuốc hoàn toàn. Quả là kỳ diệu thật. Đúng là chỉ đọc sách và tập mấy động tác nhẹ nhàng đó mà khỏi bệnh.”

Nhờ món quà từ Thiên thượng, cuộc đời sang trang mới tươi sáng
Các bài tập của Pháp Luân Công đem lại sức khỏe tuyệt vời cho cô Nhung (ảnh nhân vật)

Nhận được sự bảo hộ của Thần Phật từ khi tu luyện

Trải qua gần 3 năm tu luyện Pháp Luân Công, tôi luôn chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn để tu sửa chính mình. Người tu luyện là có Sư phụ bảo hộ, người tu Chính Pháp còn có các Chính Thần, Thần hộ Pháp và các thiên binh thiên tướng bảo hộ. Tôi may mắn được bước trên con đường tu luyện Chính Pháp, cải biến nhân tâm, trở về với bản ngã của mình. Người tu luyện trong quá trình tu có thể gặp nạn này nạn kia nhưng đều được bảo hộ bình an. Trong thời gian qua, tôi gặp 6 lần té xe, dù xe bể nát nhưng tôi vẫn không sao; 5 lần xuất hiện nghiệp bệnh nặng nhưng đều vượt qua một cách bình an…

Nhận được sự bảo hộ của Thần Phật từ khi tu luyện
Có sức khỏe cô Nhung tự đi xe vượt 90km đến nhà con (ảnh nhân vật)

Một người bình thường liệu có không sao khi bị như vậy? Không một viên thuốc chữa trị, không một ngày năm viện, chỉ mấy hôm luyện công, học Pháp, sức khỏe trở về bình thường. Đó là điều kỳ diệu phi thường.

Tôi năm nay 58 tuổi, vẫn đi 60km từ thành phố về quê làm rẫy; đến mùa vẫn tự thu hoạch trên rẫy từ 5 – 10 ngày. Tự lái xe máy 90km đến nhà con trai trông cháu cho vợ chồng nó. Những điều đó tôi chỉ có thể làm kể từ ngày tu luyện. Đại Pháp thật sự đã cải biến thân thể tôi, ban cho tôi một nguồn năng lượng vô biên. Tôi thấy mình giờ khỏe mạnh còn hơn cả thanh niên.”

“Đắc được Đại Pháp quá sung sướng, giờ không có gì khổ nữa”

Đó là nỗi niềm của cô Nhung. Cô cho biết:

“Ban đầu chồng tôi phản đối ghê lắm. Ổng nói: “Tôi thấy bà bữa nay khùng khùng điên điên gì đâu, ngày cũng như đêm tụng kinh gì không biết, bỏ nhà đi theo đi”. Ngày trước tôi sẽ cãi lại, nhưng tu rồi tôi hiều đạo lý vì sao ông ấy lại hành động vậy. Tôi thường im lặng, không nói gì, đợi chồng dịu lại thì tôi nói nhẹ nhàng, anh nghe hay không nghe cũng không sao. Tôi biết mọi thứ xấu đến chỉ để cho mình tu. Tôi buông từ từ nhân tâm của mình, không nóng giận nữa, nhẫn trong mọi chuyện. Tâm tôi càng ngày càng nhẹ nhàng, thoải mái.

“Đắc được Đại Pháp quá sung sướng, giờ không có gì khổ nữa”
Cô Nhung sống những ngày vui vẻ bên con cháu (ảnh nhân vật)

Chồng tôi thấy tôi thay đổi tính nết, dịu dàng, nhẹ nhàng hơn nên cũng thay đổi thái độ, giờ ông ấy không nói nặng lời nữa. Các con cũng ủng hộ mẹ tu luyện. Không khí gia đình ngày một bình an, hạnh phúc. Con cái làm ăn cũng hanh thông, tốt đẹp, giống như Sư phụ Lý giảng rằng: “một người tu cả nhà được thọ ích.”

Tôi chỉ là một phụ nữ bình dị, may mắn đắc Đại Pháp nên được hưởng nhiều lợi ích. Được một thân không bệnh, sống cuộc sống an hòa, tĩnh tại, hạnh phúc đó ai sánh được. Chẳng đúng là nhận được “món quà từ Thiên thượng” ban tặng hay sao?

Tôi để lại số điện thoại giúp bạn đọc liên hệ 0393767179. Hoặc nếu muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công thì có thể vào trang web chính https://vi.falundafa.org/  hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn thêm về pháp môn này.