Cổ nhân xưa luôn tin rằng thiên tai là sự cảnh báo, trừng phạt của Thần đối với nhân loại. Chỉ có cách làm người tốt mới có thể tránh khỏi kiếp nạn.

Mục đích Thần Phật sắp xếp thiên tai tại nhân gian để làm gì?

Tôn giáo phương Tây nhìn nhận: Thượng đế có thể giáng những tai họa lên bản thân chúng ta nhằm đích cảnh báo “gieo gió gặt bão”. Ngoài ra, còn để trừng phạt con người còn nhắc nhở về những tội lỗi của chúng ta. Đồng thời còn có một nguyên nhân khác là để sinh mệnh chúng ta qua đó càng trưởng thành hơn.

Trong hoạn nạn tư tưởng con người có thể câu thông liên hệ với Thần. Từ đó hiểu được ý nghĩa thực sự của sinh mệnh. Vì vậy, sự xuất hiện của những thiên tượng biến dị vừa là sự trừng phạt nhưng cũng là một loại tôi luyện. Bởi như trong kinh sách tôn giáo tây phương có ghi: “Vạc để luyện bạc, lò để luyện kim, duy chỉ có Jehovah tôi luyện nhân tâm“.

Hành xử của đế vương phản ánh biến đổi của thiên tượng

Khi hoàng đế có thái độ tốt tại nhân gian thì Trời sẽ làm ra thiên tượng để biểu thị sự hài lòng. Khi thiên tử có thể khấu bái trời đất một cách cung kính thì sẽ có mưa thuận gió hòa. Khi thiên tử có thể trị vì quốc gia trật tự và an định sẽ có cảnh sắc tươi đẹp khắp nơi.

Chỉ có lấy đức thu phục người thì mới được lòng thiên hạ
Chu Văn Vương nhờ có đại đức mà được trời xanh bảo hộ (ảnh TH)

Nếu thiên tử có trí huệ, xử lý công việc công bằng thì trời nóng sẽ đến đúng lúc. Nếu thiên tử biết lắng nghe lời phải, suy tính sâu xa thì khí lạnh sẽ có thể đến đúng lúc. Khi thiên tử có thể lấy đức mà cảm hóa dân chúng, người dân sống thiện lương. Khi đó thời tiết cũng trở nên mát mẻ.

Khi thiên tử làm điều không tốt tại nhân gian, trời sẽ làm ra những thiên tượng để biểu thị sự không đồng tình. Nếu như thiên tử ngông cuồng, ngỗ ngược, đảo lộn trắng đen, bức hại người lương thiện. Từ đó, làm bách tính oán hận thì sẽ xuất hiện mưa lớn và lũ lụt.

Nếu như thiên tử làm trái với kỷ cương, lệnh ban ra không thuận lòng dân. Nhân tâm giả tạo, đen tối. Vua dùng hình phạt bừa bãi, khinh sư diệt tổ thì sẽ có nắng nóng gay gắt, đại hạn triền miên. Nếu làm quan không chăm lo việc nước, không chính trực với dân mà ăn chơi xa xỉ thì trời nóng khắc nghiệt kéo dài.

Đế vương thuận thiên mệnh, dân sung túc an vui

Lật lại lịch sử Trung Hoa cổ xưa, những minh quân kính biết thuận theo mệnh Trời đều thu được nhiều lợi ích. Dân chúng cũng nhờ có vị quân vương nhân đức mà được hưởng cuộc sống sung túc an vui. Nhiều vị minh quân có thể quan sát những thiên tượng dị thường mà tự xét lại bản thân. Từ đó, bù đắp thiếu sót.

Năm xưa Châu Thành Vương (1020-996 SCN) đã hãm hại Châu Công (Cơ Đán, em trai Châu Võ Vương, chú của Châu Thành Vương), ép Châu Công phải bỏ đi. Khi đó trời xuất hiện mưa lớn và cuồng phong. Hiện tượng này vô cùng lạ thường. Châu Thành Vương thấy thiên tượng lạ thường này, biết việc mình hãm hại chú là sai lầm lớn.

thiên tai
Đế Vương hành xử thuận ý trời dân ấm no sung túc (ảnh: Pixabay)

Biết sai liền sửa, Châu Thành Vương tắm gội thay y phục. Sau đó nghênh đón Châu Công trở lại triều nhiếp chính. Châu Công giúp đỡ Thành Vương dẫn quân đông chinh, bình định phản loạn, phong chư hầu trên diện rộng. Sâu đó củng cố vững chắc vương triều Tây Chu. Cơ Đán Thành Vương nhờ thuận thiên ý, trọng dụng Chu Công mà được hưởng thành quả. Nhờ đó đất nước ngày càng phồn thịnh.

Trung Quốc cổ đại Thần làm thế nào để an bài thiên tai?

Theo ghi chép trong Khuê Xa Chí, vào thời kỳ Thuần Hi Hiếu Tông triều Nam Tống (1174-1189), năm Canh Tý (1180) và năm Tân Sửu (1181), tại vùng Bình Giang xảy ra hạn hạn. Vì thế triều đình hạ lệnh miễn nộp thuế vụ thu.

Tại huyện Thường Thục có một người nông dân họ Quá, trồng 60 mẫu ruộng. Mấy năm nay luôn được mùa bội thu. Khi ông nghe nói triều đình có lệnh miễn thu thuế, để có được một món lợi bất chính nên vô cùng đắc ý.

Chẳng ngờ, vào năm sau đột nhiên ruộng nhà ông bị châu chấu tấn công ăn hết hoa màu. Trong khi đó cánh đồng của hàng xóm cạnh nhà ông giáp cạnh đó, châu chấu không xâm nhập.

Hại người là tự hại mình: châu chấu quay trở lại

Còn có hai hộ nông dân nọ, cánh đồng họ nối liền nhau từ Đông sang Tây. Nhà phía Đông chất phác an phận, nhà phía Tây xảo trá, hung ác. Nhà phía Đông bản chất thật thà nên thường xuyên bị nhà phía Tây ức hiếp, bắt nạt. 

thiên tai
Sự xuất hiện của nạn châu chấu tại thế gian đều được an bài và khống chế bởi sinh mênh cao tầng hơn (ảnh: báo nhân dân)

Năm nọ, trong thôn xuất hiện dịch châu chấu. Kỳ lạ côn trùng đều tụ tập ở ruộng của gia đình phía Tây mà không di chuyển tới mảnh ruộng của gia đình phía Đông. Gia đình phía Tây cảm thấy rất kỳ lạ. Họ cũng vô cùng ghen tức nên dùng túi vải bắt châu chấu bỏ vào bao tải. Đêm đến bí mật bỏ sang ruộng của gia đình phía Đông.

Có người biết chuyện tới báo với gia đình có mảnh ruộng phía Đông. Kỳ lạ, họ không so đo tính toán. Họ chỉ cầu xin Thần linh: Nếu thực sự trên thế gian này có Thần Phật, xin hãy giúp con để lũ châu chấu tự động rời đi. 

Kết quả ngày hôm sau, châu chấu lại quay trở lại cánh đồng của gia đình ở phía tây. Từ đầu đến cuối vụ đông, hoa màu của gia đình phía Đông không bị cào cào gây hại.

Thần an bài thiên tai để trừng phạt, cảnh tỉnh người xấu

Trong hai câu chuyện thần kỳ này, châu chấu đều không làm hại mùa màng của những người thiện lương. Thần chỉ trừng phạt những người hưởng lợi bất chính và những người xấu. Sự xuất hiện của nạn châu chấu tại thế gian đều được an bài và khống chế bởi sinh mênh cao tầng hơn. Điều này cho thấy Thần Phật là thực sự tồn tại. 

Thảm hoạ lũ lụt ở Trịnh Châu vào tháng 7/2021
Thiên tai là dấu hiệu từ thiên thượng để cảnh báo nhân loại khi đạo đức ngày càng bại hoại (ảnh lũ lụt Trịnh Châu từ Twitter).

Hiện nay, có nhiều người cho rằng mình là người tốt. Thế nhưng kết quả vẫn gặp thiên tai nhân họa và nhiễm dịch covid 19… Kỳ thực, đó là họ tự cho rằng mình là người tốt, chứ không phải thực sự là người tốt.

So sánh với câu chuyện ghi chép thứ hai về gia đình người nông dân có cánh đồng ruộng ở phía đông có thể thấy người tốt sẽ được sự trợ giúp của Thần Phật. Người khác bỏ cào cào vào ruộng của họ vào ban đêm, họ cũng không tính toán. Họ cũng không thù hận đối phương, chỉ cầu xin sự giúp đỡ của Thần.

Văn hóa truyền thống và cổ nhân xưa đều nhìn nhận “trên đầu ba thước có Thần linh”. Họ thực sự tin vào sự tồn tại của Thần, thực sự sống theo tiêu chuẩn đạo đức mà Thần đã truyền cấp cho con người. Vì thế, người thực sự tốt luôn được Thần Phật bảo hộ, giúp đỡ. 

Theo Vision Times