Người xưa tìm dạy đồ đệ thì thường có yêu cầu rất cao, và phải vượt qua khảo nghiệm tâm tính thì mới có thể được chân truyền.

Đổng Sinh ba hoa khoác lác

Trong “Liêu trai chí dị” có chép lại một câu chuyện kể rằng, Đổng Sinh là người ở Từ Châu, sống vào thời nhà Thanh. Anh là người rất yêu thích đấu kiếm; thường vênh váo tự đáo, khoe khoang khoác lác trước mặt người khác. 

Có một ngày anh đi ra ngoài, được nửa đường thì gặp một người; bởi vì hai người đều cưỡi lừa nên kết bạn đi chung một đoạn đường. Đổng Sinh và người kia nói chuyện với nhau, vị khách nói chuyện rất hảo sảng, thẳng thắn. 

Đổng Sinh mới hỏi danh tính của vị khách thì ông nói rằng: Họ Đông, người ở Liêu Dương. Đổng Sinh lại hỏi: “Đi đến đâu?” Vị khách lại nói: “Tôi vắng nhà đã 20 năm rồi, mới từ bên ngoài trở về”. Đổng Sinh nói: “Ông dạo chơi bốn biển, chắc đã gặp rất nhiều người, vậy có bao giờ gặp được dị nhân không?” 

Vị khách đáp: “Người như thế nào thì mới gọi là dị nhân?” Đổng Sinh lúc này mới nói là mình rất yêu thích kiếm thuật; chỉ hận không được dị nhân truyền dạy. Vị khách nói: “Dị nhân thì ở địa phương nào cũng có; nhưng nhất định phải là người trung hiếu thì dị nhân mới có thể truyền thụ kiếm thuật cho anh ta”.

Vượt qua khảo nghiệm; Vượt qua khảo nghiệm sinh tử; Khảo nghiệm là gì
Đổng Sinh múa rìu qua mắt thợ mà không hay biết (ảnh minh họa pinterest)

Múa rìu qua mắt thợ mà không hay biết

Đổng Sinh lập tức nói rằng mình cũng là một người trung hiếu, đáng lý cũng nên được dị nhân truyền thụ mới phải. Vừa nói Đổng Sinh vừa rút ra thanh kiếm đeo bên hông ra, hùng hồn hát vang; lại tùy ý mà chém đứt mấy cái cây ven đường, ý là muốn khoe khoang độ sắc bén của thanh bảo kiếm. 

Vị khách thấy anh ta biểu hiện như vậy, liền vuốt chòm râu mà cười, nói Đổng Sinh đưa thanh kiếm cho ông xem thử. Vị khách cầm thanh kiếm xem một chút rồi nói: “Đây là dùng sắt chế tạo áo giáp mà làm ra, bị mồ hôi bẩn thỉu rơi vào, là thứ hạ đẳng nhất. Tôi tuy không hiểu về kiếm thuật, nhưng có một thanh kiếm vẫn còn tạm dùng được”

Nói xong vị khách liền lấy dưới vạt áo ra một thanh đoản kiếm. Ông dùng thanh đoản kiếm này gọt thanh kiếm của Đổng Sinh cứ như là gọt quả bầu; thoáng cái đã cắt đứt thanh kiếm của Đổng Sinh.

Đổng Sinh thất kinh, mới xin vị khách cho mình mượn thanh đoản kiếm xem thử. Anh cầm thanh kiếm trên tay mân mê không muốn rời tay, mãi mới chịu trả lại cho vị khách. Đổng Sinh mời vị khách về nhà của mình chơi và nài nỉ ở lại hơn hai đêm. 

Chân truyền là gì; Đệ tử chân truyền; Dị nhân là gì
Cao nhân bất lộ tướng (ảnh minh họa pinterest)

Khảo nghiệm tâm tính

Đổng Sinh xin vị khách chỉ giáo cho mình về kiếm thuật; nhưng vị khách lại cứ nói là mình không hiểu về kiếm thuật. Đổng Sinh thấy vậy liền đặt hai tay lên đầu gối đầy cao ngạo, sau đó bàn luận mấy chuyện viển vông. Vị khách chỉ cung kính nghe anh ta nói.

Đêm hôm đó, Đổng sinh đột nhiên nghe thấy ở ngoài sân truyền vào âm thanh ồn ào náo nhiệt. Anh liền ghé sát bức tường để nghe ngóng cẩn thận, thì thấy bên ngoài có đám cướp đang nổi giận đùng đùng mà nói với cha của anh: “Nói con trai của ngươi mau ra chịu tội, vậy thì mới tha cho cái mạng của ngươi”

Một lát sau lại nghe thấy âm thanh đám cướp dùng roi đánh người, nghe thấy người bị đánh không ngừng rên rỉ; người đó đương nhiên là cha của anh. Đổng Sinh liền nắm lấy cây thương muốn lao ra ngoài cứu cha.

Nhìn rõ nhân tâm

Vị khách ngăn anh ta lại và nói: “Lao ra vậy chỉ sợ là không sống được, phải làm sao nghĩ ra kế sách vẹn toàn”. Đổng Sinh sợ hãi mới xin thỉnh giáo vị khách. Vị khách nói: “Đám cướp chỉ muốn bắt anh. Vậy là phải bắt được anh thì mới hài lòng. Anh không có người thân nào khác, nên đi tìm vợ và lo trước chuyện hậu sự. Tôi sẽ mở cửa và thay anh đi gọi mấy người hầu”. 

Đổng Sinh đồng ý, mới đi vào và nói với vợ. Người vợ mới kéo áo anh mà khóc lóc. Đổng Sinh thấy vậy mà mềm lòng, ý định cứu cha cũng bay biến đi đâu mất. Anh vì vậy mà cùng với vợ chạy lên trên lầu tìm cung tên để chuẩn bị chống đỡ với đám cướp. 

Đương lúc vội vàng hấp tấp chuẩn bị còn chưa xong, thì lại thấy vị khách đang đứng dưới mái hiên cười mà nói với anh: “May mà đám cướp đi rồi!” Đổng Sinh dùng đèn xem thử, thì phát hiện ra vị khách cũng không thấy đâu nữa rồi.

Dị nhân là ai; Dị nhân nghĩa là gì; Dị nhân là sao; Dị nhân là như thế nào
Vị khách họ Đông kỳ thực chính là một dị nhân (ảnh minh họa pinterest)

Vị khách chính là một dị nhân

Đổng Sinh rụt rè đi ra ngoài cửa xem xét, thì thấy cha anh cầm đèn lồng vừa mới uống rượu ở nhà hàng xóm đi về. Lúc này anh chỉ thấy ở trước sân còn dư một ít tro do ai đó đốt cây sậy. Bấy giờ Đổng Sinh mới hiểu ra, vị khách kia chính là một dị nhân thực sự. 

Tất cả sự việc vừa rồi đều là dị nhân dùng phép thuật diễn hóa ra để khảo nghiệm Đổng Sinh. Kết quả là anh đã không vượt qua được khảo nghiệm này; đối diện với nguy nan đã không làm được một người chân chính. Vậy nên dị nhân không thể truyền thụ kiếm thuật cho anh được.

Võ thuật cũng là một bộ phận thuộc về văn hóa Thần truyền của dân tộc Trung Hoa, trong đó tự nhiên cũng chứa nội hàm tu luyện; vì vậy cũng phải có yêu cầu nhất định về tâm tính. Chỉ có người thực sự tốt thì mới được chân truyền. 

Đổng Sinh ba hoa khoác lác, nhưng đến lúc quan trọng thì lại không thể vượt qua khảo nghiệm của vị khách; vì vậy mà dị nhân đành thất vọng bỏ đi.

Theo Epoch Times