Nghịch cảnh như một thứ thuốc thử để khẳng định bản lĩnh, sự kiên cường cũng như lòng lương thiện của mỗi người. Vực thẳm của cuộc đời không đáng sợ như chúng ta tưởng tượng. Chỉ cần cố gắng lấy hết dũng khí, thay đổi cảm xúc, mạnh mẽ đối diện. Thậm chí có thể lợi dụng nghịch cảnh, biến mình thành một người mới.

Học cách cắn chặt răng, khi rơi vào hoàn cảnh khốn cùng của cuộc đời

nghịch cảnh
Cắn răng chịu đựng có thể kích thích tiềm năng, tăng cường sức mạnh cho bản thân (ảnh 360kuai)

Người xưa thường nói: “Nhân vô thiên nhật hảo, hoa vô bách nhật hồng” . Ý nói : Kiếp nhân sinh không thể tốt đẹp cả ngàn ngày, hoa nở thì hoa phải tàn. Tiền đồ của một người, cũng giống như sự thăng trầm của sóng biển, có khi lên lại có lúc xuống.

Đời người việc không như ý thường là 8, 9 phần. Khi đối diện với hoàn cảnh khốn cùng, sự giúp đỡ của người khác cũng chỉ có giới hạn. Mọi việc chủ yếu vẫn dựa vào bản thân ta. Tư Mã Thiên triều Hán khi chịu yêm hình khổ cực. Ông đã không chịu khuất nhục mà vẫn cắn rằng cố gắng hoàn thành cuốn Sử Ký nổi tiếng.

Đại sư Tĩnh Uyển triều Tùy để lưu giữ pháp bảo. Ông đã cắn răng chịu đựng hoàn thành việc điêu khắc Phòng Sơn Thạch Kinh, bộ sách khắc đá nổi tiếng thế giới.

Đằng sau những thành tựu của các bậc đại đức và hiền triết thời cổ đại đều đến từ sự kiên định vào lý tưởng mình theo đuổi. Cắn chặt chân răng có thể kích thích tiềm năng, tăng cường sức mạnh và can đảm vượt qua nghịch cảnh tiến về phía trước.

Khi ở dưới tận cùng của kiếp nhân sinh, hãy thuận theo tự nhiên

nghịch cảnh
Khi thuận theo tự nhiên mọi việc sẽ có chuyển biến tốt đẹp bất ngờ (ảnh: Secretchina)

Có câu chuyện rằng: Tại ngôi chùa nọ có vị tiểu hòa thượng vì thấy trong sân chùa quá đơn điệu. Anh ta muốn gieo hạt giống hoa trong vườn. Không ngờ khi đang reo hạt thì gặp gió to. Gió thổi đi rất nhiều hạt làm tiểu hòa thượng vô cùng thất vọng.

Sư phụ cậu nhìn thấy bộ dạng này. Sư phụ nói một cách không mấy lưu tâm: “Hầu hết những hạt bị thổi bay đều là hạt lép, có gieo xuống đất cũng không nảy được mầm. Hãy để tùy tự nhiên”.

Thấy tiểu hòa thượng lo lắng, sư phụ lại nói với anh ta một cách điềm nhiên: “Không cần lo lắng dâu, hạt bị trôi tới đâu sẽ nảy mầm ở đó. Tùy duyên thôi”.

Không lâu sau, quả nhiên có nhiều mầm cây xanh vươn khỏi mặt đất. Những hạt giống không bị nước cuốn trôi ở góc vườn cũng đã nhú lên khỏi mặt đất như lời sư phụ nói.

Kỳ thực, những vấn đề tiểu hòa thượng gặp phải trong quá trình gieo hạt. Câu chuyện cũng giống như chúng ta khi ở trong hoàn cảnh khốn khó của cuộc đời. Ta suy nghĩ tính toán bằng mọi cách, buồn bã vướng mắc về nó, không bằng hãy làm tốt công việc hiện tại của mình.

Hãy để mọi thứ tùy kỳ tự nhiên. Bởi lẽ, khi bạn học cách bình thản với mọi chuyện xảy ra, bình tâm tĩnh khí. Bạn sẽ phát hiện “hữu ám hoa minh”, mọi việc sẽ rất nhanh có chuyển biến tốt đẹp bất ngờ. Đừng oán trách người, đừng oán giận thời gian không đợi ta. Bởi càng oán giận thiên ý càng như trêu ngươi ngược lại.

Giữ tâm thái lạc quan trước nghịch cảnh

Hoàn cảnh khốn cùng là điều ai cũng sẽ từng gặp trong cuộc đời. Khi đối diện với nó, bạn hãy học cách bình thản đối diện. Hãy tin rằng mỗi lần vấp ngã, đều không phải là vô ích. Mỗi lần như vậy bạn sẽ có thể nhìn thấy sức mạnh hướng lên trên của cuộc đời.

Đạo Đức Kinh của Lão Tử: “Họa hề phúc chi sở ỷ. Phúc hề họa chi sở phục”. Nghĩa là: Họa là nơi phúc nương tựa, phúc là nơi họa ẩn nấp.

Cái lý âm dương, tương sinh tương khắc của Đạo gia là, trong âm có dương, trong dương có âm. Do đó, khi có họa thì ắt cũng đã có mầm phúc ẩn chứa trong đó. Khi có phúc thì ắt cũng đã có mầm họa tiềm tàng bên trong.

Cũng như vậy, khi được thì có cái mầm mất đã nảy sinh, khi mất thì cái mầm được cũng liền có. Khi hiểu được rõ đạo lý này thì chúng ta sẽ thuận theo đạo lý mà hành xử. Ai cũng thuận theo tự nhiên mà sống, không phải bận tâm lo lắng được mất trong cuộc đời.

Do đó, từ chuyện được mất cá nhân, cho đến sự nghiệp của cả đời người, rồi đến vận mệnh của cả quốc gia, dân tộc. Điều đó cũng như câu chuyện “Tái ông mất ngựa”, họa phúc đồng tại, trong họa có phúc, trong phúc có họa.

Nguyên nhân của bất hạnh trong đời người

Nghịch cảnh
Những nghịch cảnh trong đời là do nghiệp lực luân báo (ảnh: Kknews)

Theo Phật gia giảng, con người đến với thế gian là để trả nghiệp và tạo nghiệp. Mọi việc xảy ra với mình đều không phải ngẫu nhiên, đều có duyên cớ. Hay nói cách khác đều do nghiệp và đức dẫn động đem đến.

Những gì bất hạnh, bất đắc ý mà mình gặp phải đời này, chính là trả nợ nghiệp mình đã tạo trong các đời trước. Còn những phúc báo, hạnh phúc mình đắc được trong kiếp này, chính là đức mình đã tích từ các đời trước.

Người hiểu được luật nhân quả, nghiệp lực luân báo sẽ thản nhiên mà đón nhận bất hạnh, bình thản nhận phúc báo. Họ sẽ không vì bất hạnh mà đau buồn bi lụy, khổ sở, cũng không vì có phúc báo mà đắc ý, dương dương tự đắc, phấn khích đến mức quên mất bản thân mình.

Người không hiểu được đạo lý này sẽ cả đời sống trong khổ đau mệt mỏi. Trong tâm lo lắng được mất, hơn thiệt, thắng thua, tâm trí không có giây phút nào bình yên. Có người vì chút lợi cỏn con, giành được thì vui sướng, mất đi liền ưu sầu. Đạo lý tương sinh tương khắc là: có khi mất đi sẽ đem lại phúc lành, có khi được sẽ mang về tai họa.

Tu tâm dưỡng tính bước ra từ nghịch cảnh

Tu tâm dưỡng tính là con đường duy nhất để cải biến sinh mệnh của đời người
Tu tâm dưỡng tính là con đường duy nhất để cải biến sinh mệnh của đời người (ảnh: Pixabay).

Cả Đạo gia và Phật gia đều dạy chúng ta chân lý: Khi thành công chẳng dương dương tự đắc. Hay khi thất bại cũng chẳng nhụt chí nguội lòng. Gặp vấn đề chẳng nên cứng nhắc khư khư giữ quan điểm, lập trường, mà nên bình tĩnh nhìn trên góc độ khác, bình diện khác. Như thế vấn đề sẽ nhanh chóng qua đi, rồi việc thuận lợi tốt đẹp lại đến.

Khi chúng ta chịu khổ, hay làm việc thiện thì nghiệp sẽ tiêu và sẽ được đức tương ứng. Khi có được thứ không phải của mình do làm việc xấu tạo thêm nghiệp sẽ mất đi đức. Pháp lý của Phật gia này hoàn toàn khớp với đạo lý tương sinh tương khắc: trong họa có phúc, trong phúc có họa của Đạo gia.

Người hiểu thấu đạo lý này, tự tu dưỡng rèn luyện mình. Cứ thế dần dần sẽ đạt đến cảnh giới tự do tự tại, an nhiên, tường hòa. Khi nhìn đời bằng con mắt từ bi, nhìn việc gì cũng thuận mắt, nghe lời nào. Nghịch cảnh xảy đến đều thuận theo đạo hành xử. Việc qua rồi thì lại thảnh thơi, bình lặng như chưa có việc gì xảy ra.

Theo Secret China