Người phạm tội bất hiếu thì “Trời không dung, đất không tha, quỷ thần tru lục”. Quả báo tội bất hiếu là điều không tránh khỏi.

Người con trai thứ ba của chú tôi chết trong một vụ tai nạn xe hơi. Lúc đó cậu ấy mới 30 tuổi, còn chưa có vợ.

Người con bất hiếu

Khi mọi người ở quê nói về cái chết của cậu ấy, dường như họ đang nói về cái chết của một con heo không có chút thương tiếc. Một số người già thậm chí còn giận dữ thốt lên: “Đó là báo ứng!”

Con trai của chú ít tuổi hơn tôi. Trong ấn tượng của tôi, cậu ấy cũng coi như thật thà chất phác, luôn sẵn lòng giúp đỡ hàng xóm láng giềng và đối xử tốt với tất cả mọi người, ngoại trừ cha mẹ. Không ít lần tôi nghe thấy người trong thôn nói rằng cậu ấy đánh chửi cha mẹ.

Một lần về nhà ông bà, tôi thấy mặt chú bầm dập đầy máu, tôi cứ nghĩ rằng là do chú uống rượu say nên bị ngã. Chú nói: “Cái thằng con ngỗ ngược, đáng bị trời đánh chết!” Tôi hỏi cớ vì sao, chú hét lên: “Chỉ vì một câu nói, hai cha con không hợp nhau, nó liền đứng lên đẩy chú vào cánh cửa mà đánh!” Người cha tội nghiệp làm sao có thể đứng vững trước những cú đấm sắt thép của cậu con trai đang tuổi thanh niên!

Người cha từng phạm tội bất hiếu

Cha mẹ tôi không hề cảm thông với chú tôi và nói rằng đó là quả báo, bởi vì khi còn trẻ ông ấy cũng đối xử như vậy với cha của mình. Gia đình chúng tôi luôn chia sẻ đồ ăn với cha của chú tôi, ông cụ đã nói rằng cha tôi đối xử với ông còn tốt hơn cả con trai ông.

Chú tôi từng đánh cha của chú rất tệ, và kể từ đó chú đã bị mọi người coi thường.

Chú tôi cũng đã từng có tiếng ngỗ nghịch. Bây giờ con trai ông lại đối xử với ông theo đúng cách như vậy. Đó là một bài học trong cuộc sống, đúng như câu nói: “Thiện ác hữu báo!”

Từ cổ chí kim, câu nói này có bao giờ sai “Bách thiện hiếu vi tiên” (Trăm cái thiện hiếu thảo là đứng đầu). Hiếu thảo là một mỹ đức truyền thống được đề cao suốt hàng nghìn năm qua. Đức tính này đã giúp các gia đình hạnh phúc và làm cho đất nước hòa bình, thịnh vượng.

"Bách thiện hiếu vi tiên" là một mỹ đức truyền thống.
Trong trăm cái thiện, hiếu thảo là đứng đầu (ảnh sưu tầm).

Tuy nhiên, một số người không tin báo ứng, đặc biệt những người theo chủ nghĩa vô thần. Họ coi trọng hưởng thụ cuộc sống trước mắt; kỳ thực tạo nghiệp rất nhiều mà không nhận ra. Nếu mọi người hiểu rằng có nhân quả báo ứng; thì sẽ tự khắc chế bản thân chọn làm điều tốt, tránh xa điều ác.

Theo Lý Ngôn/ Chánh Kiến