Quan niệm thẩm mỹ về màu sắc của người xưa
Màu sắc làm cho thế giới trở nên rực rỡ hơn, trong quan niệm thẩm mỹ của người xưa, mỗi màu sắc lại mang một ý nghĩa riêng biệt.
- Giáo dục gia đình là gốc rễ của mọi sự thành bại trong đời người
- Tiền vàng tán hết rồi còn trở lại không?
Ngũ sắc đối ứng với ngũ hành, ngũ âm và ngũ tạng
Màu sắc không chỉ truyền tải chân thực vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn hòa nhập vào cuộc sống, khiến nơi nơi xinh đẹp, tràn đầy nhựa sống. Quy tắc màu sắc bắt nguồn từ ngũ hành. Vào thời cổ đại, hàm nghĩa của màu sắc có nhiều biến hóa khác nhau, hơn nữa, không có nhiều màu sắc có thể sử dụng trong những dịp trang trọng.
Người xưa cho rằng chỉ có 5 màu sắc là xanh, đỏ, vàng, trắng, đen mới được gọi là “chính sắc“ (màu cơ bản), 5 màu này tương ứng với “ngũ hành” và mỗi màu đều có ý nghĩa tượng trưng của nó.
Ngũ sắc không chỉ liên quan đến ngũ hành mà còn liên quan đến ngũ phương (đông, nam, tây, bắc, trung), ngũ tạng (tim, gan, tỳ, phổi, thận), ngũ âm (cung, thương, chủy, giốc, vũ). Những điều này đều có nguồn gốc từ ngũ hành, có thể đối ứng với “mộc, hỏa, thổ, kim, thủy”. Đồng thời, mỗi “Ngũ” có liên quan đến nhau, tạo thành một mạng lưới liên kết.
Ví dụ, màu đỏ đến từ lửa, biểu thị là phía nam, đại diện cho mùa hè và cũng liên quan đến mặt trời.
Năm màu chính thống xanh, đỏ, vàng, trắng, đen đối ứng với ngũ hành, phương vị và ngũ phương thiên đế, hình thành một thể hệ “ngũ sắc” độc đáo, triển hiện nhận thức đối với thiên địa và tự nhiên.
Ý nghĩa ngũ sắc trong văn hóa truyền thống
Màu xanh: Nghĩa gốc là cảnh sắc vạn vật sinh trưởng khắp nơi. Mùa xuân tràn đầy sức sống, nên màu xanh tượng trưng cho mùa xuân, đồng thời mở rộng những ý nghĩa cao đẹp về sự sống, tuổi trẻ, sức sống, hy vọng, v.v.
Màu đỏ: Nghĩa gốc là màu của lửa, nên trong học thuyết ngũ hành nó tượng trưng cho hành hỏa, mở rộng ra các ý nghĩa tượng trưng cho lòng trung thành, lễ nghĩa, hôn nhân và tình yêu.
Màu vàng: Ban đầu nó có nghĩa là ngọc bội, tượng trưng cho sự cát tường như ý. Có lẽ bởi vì thời xưa màu vàng không dễ tạo ra, nên những đồ chỉ màu vàng không nhiều, gần gũi nhất là “huân” và “tương”, “huân” chỉ ánh hoàng hôn buông xuống, màu đỏ vàng xen lẫn, “tương” là chỉ vải lụa màu vàng nhạt.
Màu trắng: Xuất phát từ mặt trời mọc lên khỏi mặt đất, có ý nghĩa là ban ngày. Người xưa coi màu trắng là màu cơ bản của các loại màu sắc và là màu gốc của các loại sản phẩm tơ lụa, tượng trưng cho sự đơn giản mộc mạc, thuần khiết và hoàn mỹ.
Màu đen: Từ xưa đến nay, màu đen được dùng làm màu sắc của quan phục, tượng trưng cho sự trang trọng, nghiêm túc.
Quan niệm thẩm mỹ về màu sắc thời xưa
Thời cổ đại, màu sắc cũng phân thành cấp bậc, cao quý sang hèn. Màu sắc khác nhau tượng trưng cho địa vị khác nhau. Ví dụ, màu vàng chỉ có thể do hoàng thân quốc thích sử dụng, màu tím là màu phổ biến dành cho quan và quý nhân sử dụng, màu xanh lục là màu quần áo phổ biến cho dân thường sử dụng.
Các triều đại khác nhau có quy định về màu sắc khác nhau, mọi người ăn mặc, đi lại, đồ vật sử dụng, ngay cả dải lụa hoặc đai lưng, màu sắc đều phải tuân theo quy định. Quan niệm thẩm mỹ về màu sắc của người xưa tràn ngập ý thơ, độc đáo, đặc biệt, sắc thái cao quý, trang nhã, mang đến cho người ta cảm giác êm dịu, trầm ổn, vừa mắt, mà kiểu “cao quý trang nhã” này cũng có thể thấy trong những bức tranh cổ.
Cũng có những tên màu rất thơ mộng, như thiên thanh sắc, thu hương sắc, liễu lục sắc, đai thanh sắc… Mỗi tên màu như một bức tranh, chỉ cần nhìn từ chữ đã thấy khí chất nội ẩn và vẻ đẹp thơ mộng làm say lòng người ở bên trong.
Theo Vision Times