Trong sách cổ “Di kiên chí bổ” có chép lại một câu chuyện về việc không nhặt của rơi, một niệm thiện xuất ra có thể chuyển họa thành phúc.

Mất cây trâm vàng

Năm Thuần Hi thứ 7 thời Tống Hiếu Tông (năm 1180), ở phố Đông Quan, Nhạc Bình (nay là thị trấn Cảnh Đức, Giang Tây) có một người tên là Trương Ngũ Lang. Ông từng cho một người họ hàng mượn cây trâm vàng đem đi thế chấp để vay tiền. Nhưng hết hạn người đó cũng không trả lại. Vì thế ông Trương tự bỏ tiền ra chuộc. Bởi vì không mang theo đủ tiền, nên ông về nhà và bảo tỳ nữ tên Tuyết Hương mang tiền đi lấy.

Sau khi Tuyết Hương lấy được trâm vàng, nửa đường thì lại mắc đi vệ sinh. Vì sợ trâm vàng rơi xuống đất nên mới cắm vào vách tường; nhưng sau khi đứng dậy thì lại quên mất. Tuyết Hương đi được một quãng thì đột nhiên nhớ tới trâm vàng còn cắm ở vách tường. Vì thế cô vội vàng quay trở lại để lấy.

Khi quay trở lại thì cô gặp một người đeo cung tên. Cô hỏi người đó có nhìn thấy trâm cài không. Anh ta nói không thấy. Tuyết Hương khóc nói: “Nữ chủ nhân nhà tôi tính cách nóng nảy, lại rất nghiêm khắc. Nếu chủ nhân biết tôi làm mất trâm vàng, nhất định sẽ nói tôi cùng người khác có gian tình; đem trâm cho người khác. Nói không chừng có thể đánh tôi tới chết. Thay vì bị đánh chết, chi bằng tôi đi chết trước.” Nói xong liền đi về phía bờ sông.

Chuyển họa thành phúc; Đắc phúc báo; Phúc báo là gì
Nữ tỳ muốn tự sát vì làm mất cây trâm vàng của chủ (ảnh minh họa Pinterest)

Tâm sinh thiện niệm

Cung thủ sợ cô nhảy xuống sông tự sát, vội vàng hét lên: “Tôi đã lấy trâm vàng. Ban đầu rất mừng vì nghĩ rằng mình sẽ phát tài. Nhưng để cô chịu chết vậy, tôi không đành lòng.” Vì vậy cung thủ đã lấy trâm vàng trả lại cho cô.

Sau khi về đến nhà, Tuyết Hương nói chuyện này với Trương Ngũ Lang. Ông Trương nói với vợ: “Tuyết Hương đã hầu hạ chúng ta 30 năm. Nó chưa từng phạm tội gì. Nếu như chỉ vì làm mất trâm vàng mà tự sát thì thật là oan uổng. Chi bằng tìm cho nó một người. Coi như làm được một việc tốt“. Người vợ liền đồng ý. Hai vợ chồng Trương Ngũ Lang tặng trâm vàng cho Tuyết Hương và gả cô cho một gia đình khác.

Tuyết Hương vẫn cảm niệm ân đức của người cung thủ. Cô tiếc nuối lúc ấy đi vội vàng, không hỏi tên anh ta. Cô chỉ hơi nhớ dáng vẻ của người đó.

Chuyển họa thành phúc

Mấy năm qua đi, một lần Tuyết Hương có việc ra bến sông. Cô thấy thuyền chở đầy khách, phát hiện một người trong đó rất giống chàng cung thủ năm xưa. Cô tiến đến hỏi thì quả nhiên là người ấy. Tuyết Hương nhiệt tình mời anh đến nhà chơi.

Chàng cung thủ lấy lý do đưa văn thư, tỏ vẻ không tiện xuống thuyền. Tuyết Hương lại thành khẩn mời; cuối cùng anh ta cũng đồng ý. Về đến nhà, cô nói cho chồng của mình biết chàng cung thủ là ân nhân cứu mạng mình.

Phúc báo người thiện; Phúc báo của con người; Phúc báo nghĩa là gì
Tâm sinh thiện niệm, chuyển họa thành phúc (ảnh minh họa Pinterest)

Đang lúc chàng cung thủ cùng vợ chồng cô uống trà thì bỗng nghe thấy tiếng ồn ào huyên náo bên ngoài. Cả ba đi ra ngoài xem, thì biết được thuyền đã bị chìm. Do nước sông dâng cao, dòng chảy xiết cuốn trôi thuyền chở khách. Mọi người đứng trên bờ không có cách nào cứu giúp. Thuyền chở 36 người, tất cả đều chết đuối. Duy chỉ có chàng cung thủ là thoát chết.

Chàng cung thủ vào thời khắc then chốt đã xuất ra thiện niệm, chịu mang trả lại trâm vàng cho Tuyết Hương; cho nên sau này mới đắc được phúc báo và thoát nạn đắm thuyền.

Lòng tham có thể khiến con người làm việc xấu, chính là tự chuốc họa vào thân, nhưng nếu biết sửa đổi kịp thời thì có thể chuyển họa thành phúc. 

Theo Secret China

Xem thêm:

Mời xem video: