Bác Nhan năm nay 63 tuổi, nghiện rượu, thuốc lá từ khi còn rất trẻ, lại thêm 5 năm nghiện thuốc phiện. Sức khỏe của bác vì thế rất yếu, bệnh tật khắp thân. Mỗi năm bác tốn 15 – 20 triệu tiền thuốc, thậm chí có năm uống đến 83 chén thuốc lá nhưng bệnh không khỏi. Tình cờ xem trên mạng, bác biết đến môn thiền định và tập theo. Từ tập thử đến khi thấy thật sự cai rượu được, tốt cho sức khỏe nên bác đã kiên trì theo tập.

Tình cờ tôi quen biết bác Nhan qua một người em. Khi kết nối, lắng nghe câu chuyện của bác, tôi thấy vui vì bác chia sẻ rằng giờ bác rất khỏe. Dù đường xá xa xôi, tôi vẫn tìm về nhà bác xem thực hư câu chuyện. Vợ chồng bác vui vẻ tiếp đón chúng tôi. Câu chuyện từ từ đến tay bạn đọc theo những lời chia sẻ của bác Nhan.

Nghiện thuốc lá từ năm lớp 5 và nghiện rượu ở tuổi 16

Bác Nhan kể rằng: nhiều xã ở quê bác Thái Bình trồng toàn cây thuốc lá. Từ nhỏ bác đã được tiếp xúc với thuốc lá. Cùng a dua với đám trẻ con ở làng tập tành hút thuốc, bác nghiện thuốc lúc nào không hay. Lớn lên vì điều kiện gia đình, bác bôn ba ngoài xã hội từ sớm nên nghiện thêm rượu. Tửu lượng rượu và thuốc lá ngày càng tăng theo thời gian.

Nếu bác uống bia thì 3 lít chưa say, rượu thì uống hàng chai. Mỗi ngày đều đặn ba bữa rượu tại nhà. Ngoài ra, vì bác làm nghề nhôm kính, lại quen biết rộng, bạn bè nhiều nên được mời uống liên tục. Mỗi khi rượu vào bác nói rất nhiều, có tếu táo, có thời sự, trên trời dưới đất câu chuyện.

Có lẽ vì bác vui tính, uống rượu say vào không làm càn, tửu lượng lại cao nên được nhiều người mời uống. Hầu như ngày nào bác cũng được bạn bè gọi đi uống nhậu. Không khách hàng thì chủ hàng, bạn bè, thậm chí cả quan chức xã trên xã dưới đều muốn mời bác đi nhậu.

Tiệc rượu với bạn bè.
Mỗi ngày ba bữa rượu, lại thêm bạn bè rủ rê, bác Nhan uống rượu như uống nước.

nghiện rượu, uống rượu như uống nước nên bác đầu tư cho khoản rượu khá nhiều tiền. Trong nhà bác lúc nào cũng ngâm trên trăm lít rượu. Chum lớn chum bé, bình lớn bình bé, từ rượu thuốc đến rượu bổ, rượu rễ cây đến rượu động vật… Còn thuốc lá bác cũng không rời tay. Rượu kèm thuốc lá, thuốc lá kèm rượu. Hai loại chất nghiện này đã ăn sâu vào cơ thể bác, bác không cách nào cai bỏ được.

Nghị lực phi thường cai bỏ được nghiện ma túy

Bác Nhan là người Thái Bình, lấy vợ người Hải Dương nhưng làm việc và sinh sống tại Lai Châu. Trong thời gian làm việc tại đây, bác vướng vào hút thuốc phiện, lúc đó bác 30 tuổi. Từ hút cho biết rồi trở thành nghiện nặng.

Bác hút giấu vợ, đến khi nghiện nặng vợ bác mới biết. Lúc này bác quyết định tự cai tại nhà. Giai đoạn tự cai này vô cùng khó khăn với bác. Những cơn thèm thuốc, nhớ thuốc hành hạ người cai nhưng bác đã vượt qua được. Bác mất hai năm mới có thể cai dứt hoàn toàn thuốc phiện.

Khi công việc làm ăn tại Lai Châu khó khăn, trong một lần về quê vợ chơi, tình cờ bác mua được mảnh đất. Gia đình bác quyết định chuyển về Tứ Kỳ, Hải Dương sinh sống. Bác xin nghỉ hưu sớm và làm nghề nhôm kính cho đến tận bây giờ.

Xưởng nhôm kính của bác Nhan.
Xưởng nhôm kính của bác Nhan.

Bệnh tật đầy thân do hậu quả của việc nghiện rượu, thuốc lá và ma túy

 Khi tôi hỏi: “Bác nghiện rượu, thuốc lá nhiều năm như vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe không?”. Bác nói ngay: “ảnh hưởng nhiều chứ”. Bác cho biết: từ độ tuổi còn sớm, ngoài 40 tuổi đã mắc nhiều bệnh rồi. Bệnh gan, men gan cao, gan nhiễm mỡ, dạ dày, đại tràng, thần kinh, đau nhức xương khớp, chứng đau tê nửa người bên phải, đau đầu, nhức răng,

Bệnh này chưa khỏi lại sang bệnh khác. Thời tiết thay đổi là bị cảm. Các loại thuốc Đông – Tây y kết hợp đều đã uống. Mỗi tháng đi khám, vào viện, lấy thuốc đều đặn. Uống nhiều đến nỗi thầy thuốc, đơn thuốc đều thuộc làu. Khi đau nhức quá, bác phải mời y bác sĩ đến khám, xoa bóp tại nhà nhưng bệnh không đỡ.

Mỗi tháng, mỗi năm đều đặn bỏ vào mấy chục triệu để chữa bệnh, thậm chí cả cúng bái. Bác Nhan kể rằng bác tín tâm, tin Thần Phật, cũng đi chùa lễ bái. Mỗi năm bác đều mời vài lần thầy cúng về làm lễ tại nhà vì cho rằng đất dữ… Bác cũng tập thử qua Dịch Cân kinh, vẩy tay 2000 cái hàng ngày. Dù có làm nhiều cách thì bệnh tật của bác cũng không thuyên giảm.

Vợ bác vẫn nói: “Cứ rượu vào thì có thuốc tiên cũng chẳng khỏi”. Bác biết vậy nhưng vốn đã thành nghiện rất khó cai bỏ.

Tình cờ lướt mạng – tập thử môn thiền định của Phật gia

Năm 2018, tình cờ xem trên mạng môn tập nào tốt cho sức khỏe, bác Nhan thấy môn Pháp Luân Công. Bác tìm đọc các thông tin của Pháp Luân Công. Thấy môn này của Phật gia, tu tâm hướng thiện theo Chân Thiện Nhẫn, lại có động tác để tập. Gõ vào phần động tác, thấy có video hướng dẫn cụ thể, động tác nhẹ nhàng, dễ tập. Lại không mất tiền, tập lúc nào cũng được, bác thấy hay hay và thử tập theo.

Vợ bác sau khi đi Điện Biên chơi, có đứa cháu cũng tập Pháp Luân Công. Cô cháu nói rằng môn này tốt lắm, hai bác về nhà tự mở trên mạng là tập được. Về nhà, hai vợ chồng bác cũng tập nhưng được vài tháng thì bác gái thôi không tập. Bản thân bác Nhan cũng không chuyên chú, lúc nào nhớ ra thì tập… Bác vẫn uống rượu và cũng không từ chối lời mời nhậu của bạn bè.

Năm 2019, cũng tình cờ lướt mạng, bác thấy có phần hỗ trợ sách. Bác để lại thông tin và cuối cùng bác nhận được cuốn Chuyển Pháp Luân – cuốn sách chính của môn tập. Từ khi dành thời gian đọc sách, bác mới hiểu ra ý nghĩa sâu xa của Pháp Luân Công. Đây là môn tu luyện chiểu theo Chân Thiện Nhẫn. Người tập ngoài phần luyện động tác, thì cần coi trọng việc tu dưỡng bản thân.

Phải trở thành người tốt, buông bỏ điều xấu, thói quen xấu… Tự sâu trong tâm, bác Nhan thấy yêu thích môn tập, rất tự nhiên bác chiểu theo yêu cầu của Pháp môn tu tâm, hướng thiện. Theo đó, những điều tốt đẹp đã đến với bác. 

Cai rượu và thuốc lá nhờ thiền định, sức khỏe cải thiện rõ rệt

Khi chưa đọc sách, bác Nhan vẫn uống rượu nên tập luyện không đạt hiệu quả tốt. Đọc sách rồi, bác mới minh bạch, uống rượu tác hại vô cùng lớn tới cơ thể, nhất là với người luyện công. Bác quyết tâm cai rượu, thuốc lá.

Hàng ngày, bác thu xếp thời gian, công việc luyện đủ 5 bài công pháp của Pháp Luân Công. Các bài tập nhẹ nhàng, kèm tiếng nhạc êm dịu, thanh bổng khiến trạng thái tinh thần của bác thoải mái. Bác mất dần cảm giác thèm rượu, bác uống ít dầntừ chối các cuộc nhậu.

Bác chia sẻ rằng, lúc đầu nhớ rượu, thèm rượu lắm nhưng quyết tâm không uống nữa. Nhưng có một lần tiếp khách, mải vui nên bác đã cạn chén say, về nhà nhiều ngày bác không luyện công được. Toàn thân đau nhức, nhất là khi luyện ở tư thế hai chân vắt chéo, rất đau và khó chịu. Bác hiểu rằng ảnh hưởng không tốt của rượu đến cơ thể của mình nên từ đó bác dừng hẳn uống rượu.

Sức khỏe của bác cũng chuyển biến rõ rệt. Bác ngủ ngon hơn, không còn trằn trọc, mất ngủ như trước. Đường huyết xuống, men gan giảm, các căn bệnh trước đây giờ không thấy đâu. Cơ thể bác đẩy ra toàn đờm đen xì, khối u ở cổ tự tiêu mất.

Người khỏe dần ra, tuy giảm 4kg nhưng thân thể lại nhẹ nhàng, luôn tràn đầy năng lượng. Da dẻ hồng hào, ai nhìn thấy cũng ngạc nhiên: “sao da của ông đẹp thế”. Bác đã không dùng một viên thuốc nào gần một năm nay tập luyện. Khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ kết luận: “ông không còn bệnh nào cả, mọi chỉ số đều đẹp”.

Không còn “rượu vào lời ra”, tâm tính hoàn toàn thay đổi nhờ tu Phật Pháp

Bác gái nói: “Trước ông ấy rượu vào nói nhiều lắm, lại khó tính. Ngồi vào mâm cơm, không có vài món nhắm thì càu nhàu cả bữa. Làm việc gì không đúng ý là cãi nhau. Nhờ tập luyện mà ông ấy bỏ được rượu là tôi mừng lắm, nhẹ cả người…”.

Niềm vui của vợ chồng bác Nhan sau khi cai được rượu và sức khỏe cải thiện.
Niềm vui của vợ chồng bác Nhan sau khi bác Nhan cai được rượu và sức khỏe cải thiện.

Tôi hỏi bác gái: “Có người nói môn này là tà đạo, chỉ được tập ở nhà, không được tuyên truyền, bác nghĩ sao?”. Không do dự, bác nói: “Môn này tu theo Phật, vừa tốt cho sức khỏe và tâm tính, không làm gì xấu cả. Tôi không kiên trì tập được nhưng tôi vẫn vận động ai tập được rất tốt. Gia đình tôi giờ êm ấm. Bác trai không còn trịch thượng, khó tính, thay vào đó là nhẹ nhàng, dễ chịu. Bữa cơm giờ có gì ăn nấy, nhiều khi tí canh, rau là xong. Công việc làm ăn bác cũng cân bằng. Nhà tôi giờ không mất tiền thuốc, tiền cúng bái, tiền rượu, thuốc nữa… Cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, đạm bạc”.

Bác Nhan cho biết: “Bác muốn nói với mọi người Pháp Luân Công rất tốt nhưng bác phải làm người tốt trước. Mình vốn có tiếng xấu về nghiện ngập thì giờ phải thay đổi. Nhất là với người thân quen, mình phải tốt lên thì tự khắc ai cũng hiểu môn này tốt”.

Khu đất gia đình bác đang ở, thầy cao tay bảo đất dữ và động. Từ khi bác tu luyện Đại Pháp, thầy cúng đến, bảo từ nay không phải làm lễ nữa. Đất này đã thay đổi rồi. Gia đình bác rất biết ơn Đại Pháp. Mọi điều đều trở nên tốt đẹp kể từ ngày bác tu luyện Pháp Luân Công.

Câu chuyện được ghi lại theo lời kể của bác Nguyễn Văn Nhan, sinh năm 1958, tại Tứ Kỳ, Hải Dương. Số điện thoại 097 4860 983.