Thiên nhân cảm ứng: đại nạn xảy ra có phải là ngẫu nhiên?
“Thiên nhân cảm ứng” là nhận thức cơ bản nhất về mối quan hệ tương hỗ giữa con người và vũ trụ. Trước khi đại nạn đến Thiên tượng đều có những dấu hiệu nhất định.
- Trong vũ trụ chụp được thiên sứ và thế giới thiên quốc
- Quỷ dịch đánh dấu người phải chết trước khi Ôn Thần phát tán đại dịch
Nội dung chính
Học thuyết “Thiên nhân cảm ứng” trong văn hóa truyền thống
Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, có đề cập tới học thuyết “Thiên nhân cảm ứng”. Điều này có nghĩa là: sự đối ứng thay đổi trực tiếp giữa hiện tượng thiên nhiên và con người. Trong tác phẩm “Xuân Thu” Khổng Tử chỉ đề cập tới tai họa, dị tượng và thuật Thiên đạo.
Đến thời Tây Hán, Đổng Trọng Thư căn cứ vào “Công Dương truyền” thập hợp các dị tượng thiên nhiên. Ông hệ thống và nói rõ sự tương thông giữa trời đất và con người là có cảm ứng lẫn nhau.
Thiên (là trời) có ảnh hưởng tới cuộc sống của con người. Vì thế có thể dự báo tai họa hoặc điềm lành. Đồng thời, hành vi của con người cũng có thể cảm ứng tới Thiên Thượng. Trên thực tế, trước khi kiếp nạn xuất hiện đều có những dấu hiệu nhất định. Thiên Thượng không phải vô duyên vô cớ giáng tai họa tại nhân gian.
Đổng Trọng Thư đề xuất “Thiên nhân chi tế, hợp nhi vi nhất”. Câu nói có nghĩa là: Thiên địa và con người có mối quan hệ tương hỗ thân thiết. Mọi thứ cần ở trạng thái hòa hợp lẫn nhau.
Hiện tượng chim bay ngược và âm dương nghịch chuyển
Trong “Tả truyện, Hi Công thập lục niên” ghi chép, vào thời Xuân Thu Tống Tương Công lên nắm quyền xảy ra dị tượng “Ngũ thạch lục nghịch”. Nghĩa là năm viên thiên thạch từ trên trời rơi xuống, sáu con chim Thủy điểu (Thủy cầm) bay lùi qua kinh độ nước ống. Nho sĩ Đỗ Dự triều Tấn trong “Xuân Thu tả thị truyện chú sơ” có nói, việc xảy ra này là do dị tượng “âm dương nghịch” gây ra.
Theo Sử Ký, sau khi minh chủ Tề Hoàn Công qua đời, Tống Tương Công muốn tranh lấy ngôi vị minh chủ. Vì thế, Thừa tướng Thượng Gián nói “Tiểu quốc tranh minh, họa dã”. Điều này có nghĩa là: Nước nhỏ muốn đi tranh chấp ngôi vị minh chủ sẽ gặp tai họa.
Tống Tương Công không nghe can gián nên năm năm sau khi xảy ra dị tượng chim bay lùi. Sau đó, Tống Tông Công tranh bá thất bại bị bạo bệnh mà qua đời.
Thiên thạch rơi xuống liên tiếp, chim bay giật lùi. Đây đều thuộc về dị tượng. Đồng thời cũng là dấu hiệu dự báo âm dương nghịch chuyển tại thế gian. Dấu hiệu này dự báo tai họa sắp ập đến.
“Canh Mạnh Bà” tại Trịnh Châu có phải là ngẫu nhiên?
Theo tờ “Tin tức Bắc Kinh” , ngày 12 tháng 6 năm 2020 tại Erqi Wanda Plaza Trịnh Châu Hà Nam, có một ông chủ cửa hàng đã cải trang thành “Mạnh Bà”. Ông chế biến và phát canh miễn phí cho những người đi đường. Ông nói: “Hy vọng mọi người có thể quên đi những phiền muộn trong thời gian dịch bệnh.
Sự kiện này khiến người dân thanh phố tranh nhau xếp hàng nếm thử và chụp ảnh. Từ đoạn video có thể thấy, người chủ đã đặt “Cầu Nại Hà” ở phía trước một nồi canh to. Chỉ khi mọi người đi qua chiếc cầu này, mới có thể uống “Canh Mạnh Bà”. Đông đảo người dân thành phố vây quanh xem xét, quay video khiến canh Mạnh Bà Trịnh Châu trở thành điểm nóng trên mạng.
Hơn một năm sau sự kiện này, chiều ngày 22 tháng 7 năm 2021, tại tuyến đường sắt số 5 ở Hà Nam Trịnh Châu xảy ra đại lụt lớn. Lúc này đường hầm Kinh Quảng bị ngập nước… giao thông thành phố tê liệt, rất nhiều người, xe cộ bị nước lũ bao vây.
Theo thông tin từ các quan chức địa phương, số người tử vong là 302 người. Tuy nhiên nhiều người dân tỏ ra nghi ngờ về con số này.
Đảo ngược âm dương là điềm báo nên cảnh giác
Sau trận lụt, một cư dân mạng đăng tải lại video “Canh Mạnh Bà” khi đó. Người này viết: “Mọi người còn nhớ cảnh náo nhiệt xếp hàng uống canh Mạnh Bà trên đường phố tại Trịnh Châu Hà Nam không? Có nhiều cư dân mạng còn chia sẻ nó. Chúng ta vẫn nên có tâm tôn kính chứ. Những việc này đều là là sự việc dưới âm gian mang lên dương gian quả là đại nghịch bất đạo.”
Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, canh Mạnh Bà và cầu Nại Hà đều là những việc chỉ có thể xuất hiện tại âm gian. Những hiện tượng đảo ngược âm dương như vậy vốn là những điều mọi người nên cảnh giác.
Điều này khiến người ta nhớ lại câu chuyện “Sư tử đá đỏ mắt”. Có một bà lão thiện lương nhận được lời khai thị của Thần Minh. Nếu mắt tượng sư tử đá trước chùa trở thành đỏ, sẽ xuất hiện lũ lụt nhấn chìm cả thôn.
Bà lão lương thiện vội vàng chạy đi thông báo cho mọi người nhưng không một ai tin. Thậm chí, đám thanh niên đùa dai muốn trêu bà. Họ cố ý bôi đỏ mắt tượng sư tử đá. Bà lão thấy vậy, liền chạy đi thông báo cả thôn: “Mắt sư tử đá đỏ rồi. Chạy đi thôi, không thì không kịp nữa”.
Một vài người tin lời bà, cùng bà chạy lên núi. Khi quay đầu nhìn lại, cả thôn làng đều ngập trong biển nước mênh mông.
Thiên nhân cảm ứng không phải chuyện đem ra đùa
“Thiên nhân cảm ứng” không phải là một lời nói suông. Nhiều năm qua, thuyết vô thần luận khiến nhân loại nhiều người không còn tin sự tồn tại của Thần Phật. Vì thế họ càng không tin thiện ác hữu báo, dẫn đến đạo đức xã hội trượt dốc, nhân tâm con người trở nên bại hoại.
Tuy nhiên, con người không tin vào sự tồn tài của Thần thì có phải thực sự Thần không tồn tại? Trung Cộng không cho người ta tin vào thiện ác hữu báo thì thiện ác có thể biến mất không?
Khi con người lấy tà ma làm giải trí
Nguyên nhân bắt nguồn từ một màn trình diễn trong một buổi biểu diễn quy mô lớn có tên là “Mị lực Tương Tây” với 3000 khán giả đều trở thành nhóm có nguy cơ cao mang chủng virus đột biến có tính lây nhiễm cao.
Trương Gia Giới là một thắng cảnh du lịch nhưng “Thuật Càn Thi” (thuật dẫn dắt thi thể người chết tha hương trở về quê nhà) của thầy phù thủy lại được đưa lên sân khấu. Thuật Càn Thi Tương Tây được gọi là “Tà thuật”. Nó đáng sợ nhưng lại được đưa lên sân khấu để kiếm tiền từ khách du lịch. Đây liệu có phải là dấu hiệu dự báo một thảm họa tại nhân gian?
Một sự việc khác sau đây có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Ngày 24 tháng 8 năm 2019, một nhà hát ở Vũ Hán biểu diễn một vở kịch quái đản tên gọi “Thần chết. Vở kịch đến từ công ty du lịch Hoàng Tuyền”. Nhân vật chính trong vở kịch là “Hắc Bạch Vô Thường”, nội dung vở kịch là “Một ngày dạo chơi tại địa phủ”.
Mỗi buổi tối, trong những khu giải trí quy mô lớn phồn hoa tại Vũ Hán. Hàng trăm người chơi trò đóng vai yêu ma nơi cõi u minh đi diễu hành. Đội hình có thể nói là lớn nhất cả nước. Bóng tối âm u, tà ma, u tịch tràn ngập xã hội, có phải là dấu hiệu không cát tường?
“Thiên nhân cảm ứng” để cảnh tỉnh thế nhân
Hán Vũ Đế từng thỉnh giáo Đổng Trọng Thư và hỏi: “Số trời là không thể xoay chuyển sao?”. Đổng Trọng Thư đáp: “Quốc gia xuất hiện những việc trái với đạo trời, Thiên thượng sẽ giáng tai họa để khiển trách, nhắc nhở. Nếu không biết tỉnh ngộ, sẽ hiển thị các loại dị tượng để cảnh cáo. Nếu vẫn không biết thay đổi sau đó sẽ xuất hiện tai họa.”
Văn hóa truyền thống Trung Hoa nhìn nhận ôn dịch là do quỷ dịch và thần ôn dịch mang tới. Nếu nhân loại không tôn kính thần linh, đạo đức bại hoại. Như vậy, đương nhiên sẽ làm nhiều việc ác, tích tụ đến mức độ nhất định nào đó sẽ tự chiêu mời tai nạn.
“Thiên nhân cảm ứng” là nhận thức cơ bản nhất về mối quan hệ tương hỗ giữa con người và vũ trụ của người Trung Hoa xưa. Chính là lấy “Thiên nhân hợp nhất” làm cơ sở. Dịch bệnh hoành hành mãnh liệt trên toàn thế giới chính là để nhân loại cần tự suy ngẫm lại bản thân. Từ đó, quay về truyền thống, tích đức hành thiện. Đồng thời, khi con người minh chân tướng mới có thể bình an qua kiếp nạn.
Các bậc minh quân sẽ phản tỉnh xem xét lại những lỗi lầm của mình. Hơn nữa, hạ tội kỷ chiếu để hối cải. Nếu không thành tâm hối cải sẽ dẫn đến thiên tai nhân họa.
Theo Visiontimes