Tiến sĩ Kelly Kindade, một triết gia theo trường phái Khắc kỷ (Stoicism) của triết học Hy Lạp cổ đại nói rằng: “Bài viết của Đại Sư Lý mang đến hy vọng được cứu rỗi cho mọi người.

Tiến sĩ Kelly Kindade là tác giả của cuốn sách “Luận về Đức hạnh” (On Virtue) nổi tiếng. Trong cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình Tân Đường Nhân, Tiến sĩ Kelly Kindade đã chia sẽ những góc nhìn khác nhau của mình về bài viết “Tại sao muốn cứu độ chúng sinh” của Đại Sư Lý Hồng Chí – nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp.

Kindade tin rằng, những lời của Đại Sư Lý đã đánh thức phần sâu thẳm nhất trong tâm hồn chúng ta, giải đáp rất nhiều khúc mắc mà con người thường trăn trở; đồng thời làm sáng tỏ bản chất cuối cùng của vũ trụ là đạo đức và sự công bằng. Do đó, bài viết này “mang đến cho mọi người niềm hy vọng được cứu rỗi”.

Nhận thức về tình yêu của Sáng Thế Chủ

Kindade cho biết, “Tại sao muốn cứu độ chúng sinh” là bài viết thứ hai mà ông đọc của Đại Sư Lý. Ông nhận xét: “Đây là quan điểm đáng chú ý nhất mà tôi từng đọc được từ trước đến giờ từ Ông ấy”.

Một trong những điều được đề cập đến là “tình yêu của Sáng Thế Chủ”. Kindade nói: “Ông nói đến tình yêu của Sáng Thế Chủ, đó là nguyên nhân khiến Sáng Thế Chủ muốn cứu độ tất cả sinh mệnh. Tình yêu chân chính đó quả thực là Thần thánh, nó là một loại nguyên tắc thống nhất ở tầng thứ thâm sâu, thế giới quan vĩ đại trong lịch sử cũng nhận thức đến điểm này”.

“Đúng như Ngài Lý đã mô tả, tình yêu này sẽ tạo ra những thứ như sự chân thành, lòng trắc ẩn và sự khoan dung”. Kindade nói: “Đây là một thế giới quan đáng được khuyến khích chứ không nên bị (ĐCSTQ) bức hại”.

Nhận thức về “Thần thể”

“Đại Sư Lý nói trong bài viết ‘dùng Thần thể của mình để tiêu giải tội nghiệp cho chúng sinh!'” Kindade nói, “những nhận định về ‘Thần thể’ khiến tôi cảm động sâu sắc. Bởi vì thế giới quan vĩ đại trong lịch sử cũng đều tin chắc rằng có những điều tương tự như thế tồn tại”. 

Ông lấy ví dụ, nó giống như trong Cơ Đốc giáo, Chúa Kitô hy sinh thân thể của mình để chuộc tội cho con người. Hay như giáo lý của phái Khắc Kỷ cũng nói rằng, thân thể Thần thánh của vũ trụ khiến chúng ta có thể sống một cuộc đời đức hạnh.

“Điều gây ấn tượng sâu sắc với tôi là Đại Sư Lý đã biểu đạt một chân lý vĩnh hằng rằng: Để giải cứu nhân loại khỏi những vấn đề nghiêm trọng nhất, nhất định phải là một sự hiện diện Thần thánh nào đó”.  Ông nói, mặc dù mọi người thường cho rằng thể chế xã hội là một phần của giải pháp, “nhưng những người thành thực sẽ cho rằng vẫn còn thiếu một điều – đó là tiếp nhận sự trợ giúp từ Thần, như bài viết này đã chỉ ra”.

Kindade cho biết chúng ta đang sống trong một thời đại đầy biến động. Ông nói: “Từ góc nhìn lịch sử và triết học, nền văn minh hiện nay đang trong trạng thái đấu tranh để duy trì sự tồn tại. Vì vậy, việc lắng nghe những lời dạy về Thần và những giá trị siêu việt có thể mang lại sự ổn định mà chúng ta hằng khao khát, nhất là trong thời kỳ đầy biến đổi này.”

Nền văn minh phương Tây lấy chủ nghĩa cá nhân làm nền tảng luân lý đạo đức, nhưng có nhiều việc cần có sự hợp tác của tập thể mới có thể đạt được. Tuy nhiên, vượt trên xã hội con người, còn có những điều cao hơn – đó chính là “Thần”. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta có thể đạt được thành tựu nhờ vào sự dẫn dắt của Thần”.

Đại Sư Lý mang lại hy vọng được cứu rỗi cho con người vào thời mạt thế

Khái niệm “mạt thế” dường như là một hiện tượng được chấp nhận rộng rãi. Không chỉ Cơ Đốc giáo, ngay cả những người theo chủ nghĩa thế tục cũng ngày càng lo ngại các vấn đề về khí hậu có thể khiến thế giới tiến gần đến ngày tận thế.

“Với nhận thức phổ biến như vậy, chúng ta đang sống trong một thời đại có ý nghĩa vô cùng then chốt. Điều này càng giao phó nhiều sứ mệnh cho chúng ta hơn, bởi lẽ những quyết định chúng ta đưa ra có thể tạo thành những ảnh hưởng vượt xa tưởng tượng. Chính vì vậy, thế giới quan của Ngài Lý mang đến một niềm hy vọng: Khi thời kỳ mạt thế đến gần, sẽ có một kế hoạch cứu rỗi tất cả sinh mệnh. Điều này giúp chúng ta tìm thấy sự bình an trong tâm hồn, tránh rơi vào nỗi sợ hãi – điều vốn gây tác động tiêu cực rất lớn đối với xã hội.”

Đại Sư Lý còn giải thích về sự công bằng tối thượng của vũ trụ. Kindade nói rằng, rất nhiều người nghi hoặc: Tại sao Thượng Đế tràn đầy yêu thương với chúng sinh lại cho phép tội ác và đau khổ tồn tại?

“Đây là một câu hỏi mà tất cả những nhà tư tưởng sâu sắc trong lịch sử đều trăn trở. Nhiều người nhận thấy vấn đề này không thể giải quyết được và vì thế đã từ bỏ đức tin vào Thần.” Ông nói, “Tuy nhiên, Đại Sư Lý đã tiết lộ một chân tướng, dưới một cơ chế công bằng tối thượng, cái mâu thuẫn ở bề mặt này có thể được giải quyết.”

Ông cho rằng, lời của Ngài Lý đã chạm đến “những điều chân thật trong tâm hồn”, đó là niềm tin “trong vũ trụ có tồn tại công lý tối thượng”.

“Khi chúng ta mắc sai lầm, chúng ta có một loại tín ngưỡng bản năng, cho rằng chúng ta có thể được tẩy tịnh, có một loại phương pháp có thể sửa chữa sai lầm. Đại Sư Lý đã cung cấp một hệ thống liên tục, giúp chúng ta có thể đối đãi với thế giới một cách chân thực mà lại không cần phải phủ định tín ngưỡng vào công lý tối cao trong vũ trụ.”

Tín ngưỡng vào Thần là lý tính

Từ những nghiên cứu triết học của mình, Kindade rút ra kết luận rằng con người có hai bản tính, một loại là cùng với động vật cộng hữu, một loại khác là cùng với Thần linh cộng hữu.

“Chủ nghĩa duy chất chỉ đáp ứng phần bản tính động vật của nhân loại. Cuộc tranh luận trong triết học xoay quanh việc ‘có phải chúng ta không chỉ là một phần của động vật?’ Phái Khắc Kỷ khẳng định rõ ràng rằng: Con người khác xa với động vật! Con người không phải là một loài động vật biết nói.” 

Ông nói: “Chúng ta sở hữu những phẩm chất ưu việt, cao quý, thiêng liêng và sức mạnh của lý trí – điều mà không nơi nào khác trong vũ trụ có được. Vì vậy, chủ nghĩa duy vật là thứ mà chúng ta cần dần dần vượt qua để trở nên trưởng thành và đạt đến vị trí cao quý của mình, thay vì chỉ dừng lại ở trạng thái cùng tồn tại với loài vật.”

Vì vậy, Kindade nói rằng giữ vững niềm tin vào Thần cũng chính là giữ vững lý tính, điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người.

“Tín ngưỡng là trụ cột tinh thần. Nó là chỗ dựa cho tư tưởng của chúng ta và là niềm hy vọng vào sự cứu rỗi. Tín ngưỡng giúp chúng ta giữ vững lý tính, mà lý tính là một trong những tài sản quý giá nhất của con người; ngược lại, dối trá sẽ khiến con người lạc lối trong ảo tưởng.”

Ông nói: “Lý tính là một thứ không thể đo đạc được. Nó không mang tính chất vật lý có thể chứng minh bằng khoa học, nhưng chúng ta biết nó có tồn tại. Lý tính đóng vai trò trọng yếu đối với những điều thực sự có ý nghĩa trong cuộc sống.”

“Vì vậy, có tín ngưỡng là điều vô cùng quan trọng. Tin rằng vũ trụ về tổng thể là có đạo đức, có công lý tối thượng tồn tại, giúp chúng ta sống một cách đầy ý nghĩa, hiệu quả và yêu thương”. Kindade nói, tuy nhiên, con người hiện đại thường lạc lối trong sự phồn vinh vật chất mà quên đi những tín ngưỡng tinh thần quan trọng, chính điều đó khiến họ đánh mất lý tính.

Kindade cho rằng, ở một phương diện nào đó, bài viết của Đại Sư Lý đã “dùng biểu đạt rõ ràng” để mang “chúng ta và tầng diện tinh thần của chúng ta, hoặc có thể nói là nhân tính, liên kết lại với nhau”.

Theo Epochtimes