Tín Trời kính Thần là quan điểm cơ bản không thể lay chuyển trong thế giới tinh thần của nhân loại. Cổ nhân tin rằng sự tức giận của Thiên thượng và sự hành ác cũng như đạo đức bại hoại của con người có quan hệ trực tiếp với nhau.

Làm trái ý Trời, Thiên đế trách phạt

Trụ Vương
Trụ Vương, vị vua cuối cùng của nhà Thương bị Chu Vũ Vương chặt đầu, Cơ Tử được giải thoát. (Ảnh: soha)

Từ hơn ba nghìn năm trước, vào năm 1044 TCN vấn đề này đã có câu trả lời rõ ràng. Năm đó Chu Vũ Vương phát động xuất binh đánh vào thành Triều Ca. Vũ Vương chặt đầu Trụ Vương treo trên lá cờ trắng lớn. Sau đó, ông đã phóng thích chú của Trụ Vương là Cơ Tử.

Lúc đó, Cơ Tử vì khuyên can Trụ Vương làm một quân vương nhân đức. Ông tự mình đi cảm hóa Trụ Vương, hy vọng ông tỉnh ngộ, không làm một vị quan vương bạo chúa. Ngược lại, Trụ Vương còn đưa Cơ Tử nhốt trong ngục.

Vũ Vương biết rõ Cơ Tử có tài năng kinh thiên động địa. Vũ Vương bèn thỉnh giáo ông: “Làm thế nào để bảo vệ bách tính, và tuân theo ý chí của Thiên thương. Ta không biết chuẩn mực hành vi nào nên ứng với quy định nào, xin tiên sinh chỉ giáo”.

Cơ Tử nói: “Trước đây ông Cổn (theo truyền thuyết là cha của vua Vũ thời Thương) dùng biện pháp ngăn lũ để chống đại hồng thủy. Ông không hiểu về đặc tính của nước, đến nỗi khiến ngũ hành rối loạn. Vì thế, Thiên đế tức giận. Chín thiên pháp trị quốc mà ông ta sử dụng lúc đó chỉ là thùng rỗng kêu to.

Ông Cổn vì thế mà bị Thiên đế trách phạt. Vũ tiếp nối sự nghiệp của Cổn, nhờ đó việc trị thủy thành công. Thượng thiên cũng vì vậy tặng cho vua Vũ chín loại Thiên Pháp trị quốc an bang.

9 loại Thiên Pháp trị quốc an bang

Chín loại Thiên Pháp mà Cơ Tử kể tức là: Nhất viết ngũ hành; nhị viết ngũ sự; tam viết bát chính; tứ viết ngũ kỷ; ngũ viết hoàng cực; lục viết tam đức; thất viết kê nghi; bát viết thứ chinh; cửu viết hướng dụng ngũ phúc, úy dụng lục cực”.

Nghĩa là: Một là ngũ hành, hai là ngũ sự; ba là Bát chính; bốn là Ngũ Kỷ; năm là Hoàng Cực; sáu là tam đức; bảy là Kê nghi (sử dụng bói toán để giải quyết các nghi ngờ; thường đề cập đến việc điều tra các nghi ngờ); tám thứ chính (các dấu hiệu khác nhau); chín là hướng tới dùng ngũ phúc.

Trong đó điều chúng ta cần đề cập tại đây là điều thứ tám “Thư chính”. Cơ Tử nói: “Thứ chính là các dấu hiệu thiên văn khác nhau mà Thiên Thượng chỉ ra cho con người. Đây chính là ngôn ngữ Thượng đế dùng để nói với Thiên Tử, bách tích.

Lật lại lịch sử văn minh lâu đời của dân tộc Trung Hoa, chúng ta có thể nhìn thấy trong lịch sử các triều đại, tín Thiên kính Thần là quan điểm cơ bản không thể lay chuyển trong thế giới tinh thần của nhân loại. Tin rằng sự tức giận của Thiên thượng và sự hành ác cũng như đạo đức bại hoại của con người có quan hệ trực tiếp.

Những dấu hiệu thiên văn là thông điệp Trời chỉ ra cho con người

Thiên văn
Những dấu hiệu thiên văn phản ánh nhân tâm con người. (Ảnh: zingnew.vn)

Những dấu hiệu này chủ yếu bao gồm: Mưa; trời trong sáng; hàn lạnh, gió. Khi những hiện tượng thiên nhiên này đều tuân theo quy luật tuần hoàn của tự nhiên mà xảy ra nhất định sẽ có mưa thuận gió hòa, vạn vật phồn thịnh.

Đối với những biểu hiện tốt đẹp của hoàng đế, nhất định Thiên thượng sẽ có biểu hiện là: có lượng mưa đúng lúc. Thiên Tử có thể trị quốc trật tự ổn định, sẽ có cảnh sắc mặt trời rực rỡ đúng lúc.

Nếu Thiên Tử có thể biết phục thiện, lắng nghe, suy nghĩ trước sau, thì hàn khí sẽ xuất hiện đúng thời kỳ. Thiên Tử có thể lấy đức cảm hóa dân, người dân lương thiện, thì sẽ có xuất hiện gió mát, từ từ mà tới.

Nếu Thiên Tử cuồng ngạo, ức hiếp người thiện lương. Bách tích oán hận sẽ xuất hiện mưa lớn và đại hồng thủy. Nếu Thiên Tử làm trái kỷ cương, truyền sai Thiên ý, sát hại kẻ vô tội thì mặt trời chói chang, đại hạn liên tục.

Nếu người làm quan không chuyên cần chăm lo chính sự, không có chính khí thì trời sẽ trở nên vô cùng nóng bức. Nếu trị quốc không thượng sách thì sáng nắng chiều mưa, sẽ liên tục xuất hiện cuồng phong, bão cát lớn”.

Thuận Thiên hành sự, trăm họ bình an

Tín trời
Bậc minh quân nào có thể tín trời kính thần đều có thể thu được lợi ích bách tính bình an.(Ảnh: tinhhoa.net)

Cơ Tử có thể giải thích một cách chuyên sâu ý chỉ đến từ thiên thượng như vậy thật là vĩ đại! Lật lại nhiều tư liệu lịch sử từ thời cổ đại của dân tộc Trung Hoa có những bậc minh quân nào có thể tín trời kính thần đều có thể thu được lợi ích không ít từ châm ngôn của Cở Tử.

Vạn dân của họ cũng vì có vị quân vương nhân đức như vậy mà có thể sinh sống an lạc. Rất nhiều vị minh quân cũng có thể từ những Thiên tượng dị thường đó, tự tìm sai sót của mình mà tu sửa.

Xưa kia Chu Thành Vương vì hãm hại Chu Công (Tự Cơ Đán, em trai Chu Vũ Vương. Chú của Chu Thành Vương) mà ép ông phải đi. Khi đó trời gián mưa to gió lớn cuồng phong bất thường, hiếm gặp. Chu Thành Vương từ hiện tượng thiên nhiên dị thường này. Ông ý thức được bản thân mắc sai lầm lớn. Ông lập tức sửa đổi, tắm rửa chay giới kính cẩn đón tiếp Chu Công về chiều nhiếp chính.

Chu Công giúp Thành Vương xuất quân trong cuộc viễn chinh phía Đông, bình định chống phản loạn. Ông được phân đất phong hầu, củng cố vương triều Tây Chu. Từ đó xuất hiện cảnh tượng phồn vinh thịnh vượng. Tất cả điều này đều vì Thành Vương tín Trời kính Thần mà hành sự, trọng dụng Chu Công mà thu được thành quả.

Tín Trời thì sống, bất tín tiêu vong

Quan hệ giữa Trời và con người được tổ tiên của chúng ta nhận thức và hiểu rõ. Đồng thời cũng tôn kính hơn chúng ta. Cũng chính từ cơ sở nhận thức này, mới tạo ra thời kỳ thịnh thế hết lần này tới lần khác của dân tộc Trung Hoa.

Từ thời cổ đại tới nay, thuận theo trời đất thì sống, nghịch thiên thì tiêu vong. Vũ Ất Đế khi rảnh rỗi, dùng gỗ, bùn đất làm thành con rối và đặt tên là “Thiên Thần”. Ông sai người bê những con rối này cùng chơi trò chơi. Nếu Thiên Thần chơi thua, ông sẽ nghĩ mọi cách sỉ nhục.

Ông ta dùng một túi da trong đựng đầy máu tươi. Sau đó treo lên cao. Còn mình nằm trên mặt đất ngẩng mặt lên trời. Ông dùng mũi tên bắn vào”túi huyết” đó. Vũ Ất gọi như vậy là “Xạ thiên” (Bắn trời). Không lâu sau đó, khi ông ta đi săn ở khu vực sông Hoàng Hà và Ôn Thủy. Ông bị sét đánh chết. Vị quân vương vô đức không tín trời kính thần chắc chắn Thiên Thượng không thể tha thứ.

Những dị tượng thiên nhiên bất thường như động đất, lũ lụt, hạn hán, nạn châu chấu, bão cát, nắng nóng, giá lạnh… chính là lời cảnh cáo của Thiên thượng đối với nhân gian. Mỗi khi gặp phải những hiện tượng thiên văn cực đoan và đại kiếp nạn xuất hiện. Hoàng đế đều phải ban bố “Tội Kỷ Chiếu”, tạ lỗi với trời xanh.

Thiên tai – lời cảnh báo không tín Trời

tín tròi
Thiên tai là lời nhắc nhở cũng là sự trùng phạt với những người không tín Trời. (Ảnh: timviec360)

Những hiện tượng thiên nhiên bất thường, liên tục chỉ tăng không giảm xảy ra gần đây với Trung Quốc đại lục. Đó là lời khuyến thiện cũng là cảnh báo đối với sự bạo ngược chuyên quyền. Họ không tín trời kính Thần của tà đảng Trung Cộng.

Tuy nhiên, sự nhẫn nại của Thiên thượng là có hạn chế thời gian, không thể cứ chờ đợi mãi một cách không nguyên tắc. Cổ ngữ Trung Quốc có câu: “Người không trị thì trời trị”. Thiện ác cuối cùng sẽ có báo ứng, chỉ là đế sớm hay muộn mà thôi”.

Lịch sử vì nhân loại mà tồn tại, cũng có thể vì hành vi của con người mà thay đổi. Đất nước Atlantis cổ đại ngủ yên dưới đáy đại dương trong lịch sử. Trước khi chìm xuống cũng phồn vinh giống như xã hội hiện đại của chúng ta. Chỉ vì họ mất đi sự ước thúc tâm pháp. Toàn thể đạo đức xã hội từ trên xuống dưới đều trụy lạc nên đã bị Thiên thương triệt để tiêu hủy.

Thiên tai nhân họa có thể thoát khỏi hay không, then chốt chính ở nhân tâm con người. Nếu người người đều tín Trời, coi trọng đạo đức, nhân tâm hướng thiện, Thiên thượng tự nhiên sẽ ban mưa thuận gió hòa.

Theo Aboluowang