Chia sẻ những hồi ức được tham gia khóa truyền Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí tại thành phố Đông Doanh năm 1994, các học viên cảm thấy vô cùng may mắn vì đã được Sư phụ tịnh hóa và hiểu sâu sắc rằng việc tu luyện là rất nghiêm túc và thần kỳ.

Bài viết của các học viên được tham gia lớp truyền Pháp của Sư phụ Lý Hồng Chí tại Đông Doanh, Trung Quốc (tiếp theo Phần 1)

V. Từ bi vĩ đại ngay cả trong những điều nhỏ nhặt

Trưởng bộ phận của một đơn vị công tác đã tham dự vài khóa giảng Pháp của Sư phụ. Ông đã thu được rất nhiều lợi ích. Ông thường nói với mọi người tại đơn vị rằng Pháp Luân Đại Pháp vĩ đại và thần kỳ ra sao.

Sư phụ đã giảng Pháp tại Khẩn Lợi bốn hoặc năm ngày. Nhiều người trong bộ phận của ông đã hỏi ông cho đi nhờ xe tới lớp học. Ông đã chở họ đến gặp Sư phụ và giải thích với Ngài về lý do mà họ đến. Sư phụ ân cần nói với họ rằng họ đến quá muộn, không đủ thời gian để tham dự bài giảng. Người trưởng bộ phận đã mua một cuốn Pháp Luân Công. Sư phụ đã ký tên của mình và khuyến khích ông học Pháp tốt và thực tu.

Họ đã chuẩn bị lái xe rời đi, lúc đó Sư phụ đã hỏi vợ của mình: không phải bà cần mua một số kem và bàn chải đánh răng sao? Chúng ta sẽ đi nhờ xe của họ chứ? Tại thời điểm đó, không có nhiều cửa hàng tại Khẩn Lợi và đó lại là dịp Tết, do vậy việc đi mua sắm không được thuận tiện lắm.

Sư phụ đã cùng vợ con đi nhờ xe và họ đã đi mua sắm khoảng một, hai dặm cách đó. Sau khi họ đi mua sắm, người trưởng bộ phận đã nài nỉ xin đưa Sư phụ trở về nhưng Sư phụ không muốn phiền ông ấy. Sư phụ nói với ông ấy rằng họ nên đi bởi vì họ có một chặng đường về nhà dài và rằng Sư phụ có thể đi bộ về nhà.

VI. Sư phụ của chúng tôi

Chỗ ở và đồ ăn hàng ngày của Sư phụ đều giống các học viên. Sư phụ sống trong tòa nhà hội trường phía nam của nhà khách huyện và các học viên thì ở tầng một. Gia đình ba người của Sư phụ ở tầng hai. Không có bất cứ một lò sưởi nào trong giảng đường hay khu sinh hoạt chung. Gia đình Sư phụ cũng giống như các học viên. Họ đã dùng bữa trong căng tin và ăn cùng loại đồ ăn. Không có gì đặc biệt, thậm chí dù đó là dịp Tết và họ đã cùng ăn thực phẩm giống với loại được phục vụ trong ngày thường.

Một học viên là một trong những nhân viên giúp tổ chức khóa giảng nhớ lại rằng họ đã không nấu thức ăn đặc biệt nào cho Sư phụ. Sư phụ ăn thức ăn giống các học viên và Ngài ăn bất cứ thứ gì họ nấu. Một lần lãnh đạo mỏ dầu đến và trông thấy điều đó, ông ấy muốn thu xếp để căng tin nấu vài món đặc biệt. Sư phụ không đồng ý. Vì đã gần đến thời gian giảng bài và để tiết kiệm thời gian, Sư phụ đã ăn vài món đơn giản.

Người học viên đó cũng nhớ lại rằng Sư phụ thực sự thân thiết và dễ gần. Mọi người cảm thấy gần gũi và kính trọng Sư phụ. Một học viên cũng nói rằng Sư phụ đã dạy lớp vào buổi tối và phụ đạo cho họ luyện công vào buổi sáng. Suốt cả ngày, có rất nhiều công việc phải xử lý. Ngoài ra, Sư phụ cần tổ chức các buổi hội thảo ngoài các bài giảng và thực sự là rất bận rộn. Sư phụ cũng dành thời gian để gặp và nói chuyện với các học viên tại những nơi họ dừng chân. Đó là Sư phụ của chúng tôi! Người học viên đó luôn nghĩ rằng Sư phụ rất gần gũi và đáng kính, ngay khi nhìn thấy Sư phụ, ông đã cảm thấy ấm áp.

Người học viên đó nói rằng có một điều mà ông sẽ không bao giờ quên: Nó xảy ra khi Sư phụ giảng Pháp trong suốt kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Dịp lễ này rất quan trọng đối với người Trung Quốc. Tại thời điểm đó, mọi gia đình đều đoàn tụ và ăn uống cùng nhau. Nhưng Sư phụ cùng vợ và con gái đã rời nhà từ vùng Đông Bắc để tới Khẩn Lợi. Thực phẩm họ ăn, nơi họ ở và những thứ được họ sử dụng không khác gì so với ngày thường. Nó không giống như một kỳ nghỉ đối với họ. Các học viên cảm thấy có lỗi về điều này nên họ đã yêu cầu căng tin chuẩn bị vài món đặc biệt. Họ lập một bàn ăn tối tại khu vực căng tin và đã dùng bữa tối với gia đình Sư phụ. Chí ít thì cũng có thể coi là bữa tiệc đầu năm. Có 10 người, bao gồm Sư phụ cùng vợ và con gái Ngài. Bầu không khí rất đầm ấm. Họ đã chọn đồ uống nhẹ và đề nghị nâng cốc cùng Sư phụ và vợ Ngài. Họ đã chúc gia đình Sư phụ những điều tốt đẹp nhất.

Sư phụ đã đứng dậy, rót đồ uống nhẹ đầy ly của ngài và sau đó cụng ly từng người một xung quanh bàn. Các học viên đã không biết phải làm gì. Họ chỉ cảm thấy rằng Sư phụ rất phi thường. Sư phụ đi xung quanh bàn và chúc mọi người. Mỗi khi nhớ lại việc này, người học viên đó cảm thấy mình rất may mắn và Sư phụ rất thân thiết. Người học viên cũng tự trách chính mình, nói rằng lúc đó ông quá ngây thơ và không biết trời cao đất dày là gì.

Sư phụ đã trả tiền hóa đơn cho bữa tối mà không để các học viên biết. Sư phụ đã trả 800 nhân dân tệ bao gồm chi phí ăn tối và nghỉ ngơi của mình trong suốt khóa giảng. Tại thời điểm đó, 800 nhân dân tệ không phải là một khoản tiền nhỏ đối với một cá nhân.

VII. Sư phụ làm việc rất vất vả

Vào ngày mùng 9 Tết, Sư phụ đã giảng bài suốt cả ngày và hoàn thành lớp học cuối cùng vào buổi tối. Sư phụ cấp giấy chứng nhận tham gia lớp học Pháp Luân Đại Pháp cho các học viên. Sau đó Sư phụ giảng:

“…nếu như không phải là người có thể chiểu theo Đại Pháp mà tu luyện, thì ít nhất cũng có thể làm người tốt; như vậy cũng có lợi ích đối với xã hội chúng ta.” (Bài giảng thứ chínChuyển Pháp Luân)

“…mong rằng mọi người từ nay trở đi trong quá trình tu luyện, hãy thật sự coi mình là người luyện công, tiếp tục tu luyện một cách chân chính. Tôi mong rằng các học viên mới và cũ đều có thể tu luyện trong Đại Pháp, đều có thể công thành viên mãn! Mong rằng mọi người về nhà hãy tranh thủ thời gian để thực tu.” (Bài giảng thứ chínChuyển Pháp Luân)

Khi Sư phụ nói, một chiếc xe ô tô ở bên ngoài lớp học đang đợi Sư phụ đi cùng họ đến lớp học tiếp theo, nó thuộc về người tổ chức đến từ tỉnh Liêu Ninh. Vào lúc 10 giờ tối của ngày mùng 9 Tết, Sư phụ đã không nghỉ ngơi sau cả ngày làm việc. Ngài cùng gia đình chỉ đơn giản là gói ghém hành lý và để vào trong xe. Tất cả học viên đến để nói lời tạm biệt với Sư phụ. Sư phụ vẫy tay đáp lại. Các học viên không muốn Sư phụ đi. Họ nói: “Sư phụ, chào tạm biệt.” Họ đã đứng nhìn Sư phụ rời đi, và rơi lệ…

Vào ngày 11 tháng 02 năm 1994, hai ngày sau khi Sư phụ rời khỏi Đông Doanh, Ngài đã bắt đầu khóa giảng tại nhà máy sắt thép Lăng Nguyên ở tỉnh Liêu Ninh.

VIII. Sư phụ đến đã ban hồng phúc cho cả vùng

Ngoài việc giảng Pháp, Sư phụ còn phải xử lý nhiều vấn đề khác nữa, cân bằng nhiều vấn đề và chúng ta không biết hết về chúng. Lấy ví dụ về các vấn đề lịch sử: Đông Doanh, trong một không gian khác tồn tại nhiều vấn đề và can nhiễu. Để tạo một môi trường và điều kiện cho các học viên tu luyện, chứng thực Pháp, v.v.., những vấn đề này đã được giải quyết. Bởi vậy, việc sản xuất dầu ở mỏ dầu đã tương đối ổn định trong 20 năm. Người lao động đã có một đời sống tương đối ổn định. Điều này rất tốt cho việc tu luyện của các đệ tử Đại Pháp và cho việc chứng thực Pháp.

Sư phụ đã tới cầu Hoàng Hà, rồi tới hải cảng Đông Doanh nằm cách đó khoảng 62 dặm, rồi tới huyện Tiên Hà. Sư phụ cũng tới Cảng Quảng Lợi nằm cách đó khoảng 31 dặm. Bất cứ nơi đâu Sư phụ tới, đều lưu lại hình tượng, tín tức, năng lượng, thần tích và Phật quang phổ chiếu.

Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân:

“Trong một không gian đặc định, người ta làm xong một việc gì, [ví dụ] người ta huơ tay làm một việc gì, tất cả đều là tồn tại vật chất; làm việc gì thì cũng lưu lại một hình tượng và tín tức.” (Bài giảng thứ haiChuyển Pháp Luân)

“Tương lai khi chư vị có công năng túc mệnh thông rồi, chư vị nhìn thử về hình thức mà chúng ta hôm nay giảng bài tại đây, [sẽ thấy] nó vẫn còn tồn tại, đã đồng thời tồn tại ở nơi ấy.” (Bài giảng thứ haiChuyển Pháp Luân)

Tại giảng đường ở Khẩn Lợi, khi các học viên tới đó để tổ chức lễ kỷ niệm ngày Sư phụ giảng Pháp, họ đã chụp các bức ảnh. Có hai cột trụ ánh sáng và nhiều Pháp Luân xuất hiện trong các bức ảnh.

Vào buổi sáng ngày mùng ba Tết năm 1994, Sư phụ đã tới thăm cầu Hoàng Hà. Sư phụ đã đi cùng ban tổ chức và họ đã chụp các bức ảnh ở đầu phía Nam của cây cầu. Vào ngày 24 tháng 05 năm 2007, các đệ tử Đại Pháp đã chụp các bức ảnh tại khu vực tương tự và chúng cho thấy có nhiều Pháp Luân với kích cỡ khác nhau đã xuất hiện trên cầu.

Ảnh: Cầu Hoàng Hà

Tại mặt bắc của hội trường huyện Khẩn Lợi, có một chiếc chuông chùa nằm ở phía Bắc của thư viện. Chiếc chuông đó đến từ cầu Hoàng Hà trong đợt lũ tại triều Minh. Khi Sư phụ tổ chức lớp học tại đó, Ngài đã tới thăm chiếc chuông và nói chuyện với nó. Vào ngày 24 tháng 05 năm 2007, các đệ tử Đại Pháp đã tới và chụp ảnh. Có rất nhiều Pháp Luân sáng rực trên chiếc chuông và trên người các học viên.

Trong nhiều năm sau khóa giảng của Sư phụ, có nhiều hoa Ưu Đàm Bà La mọc ở những nơi Sư phụ giảng bài: Hội trường nhà khách huyện Khẩn Lợi, rạp chiếu phim quận Tiên Hà và gần hội trường xưởng Cơ giới mỏ dầu Thắng Lợi. Trong kinh Bát Âm – “Huệ Lâm Âm Nghĩa” có viết: “Ưu Đàm Bà La hoa là loài hoa linh thiêng mang điềm lành, đây là Thiên hoa. Nếu một đấng Như Lai hoặc Đức Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện nơi thế giới con người, loài hoa này sẽ xuất hiện khắp nơi nhờ đại ân đại đức của Ngài.”

(Hết)

Theo Minh Huệ Net

(*) Theo ghi chú trên Minh Huệ Net, bài viết này được đăng vào năm 2014.