Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỷ lệ tự sát cao trên thế giới. Trong bối cảnh đại dịch Covid, số người tự tử ở Nhật còn tăng thêm 3.7%. Năm 2021, Nhật phải bổ nhiệm Bộ trưởng Cô đơn với hy vọng giải quyết vấn nạn này.

Vấn nạn tử tự ở Nhật Bản

Tự tử ở Nhật đã trở thành vấn đề xã hội trong nhiều năm gần đây. Theo số liệu thống kê vào năm 2014, trung bình có 70 người tự tử mỗi ngày. Trong năm 2019, số lượng học sinh tiểu học, trung học cơ sở tự tử tăng đột biến (40%).

Ở Nhật còn có một khu rừng gọi là rừng tự sát. Đó là rừng Aokigahara. Mỗi năm có rất nhiều người tìm đến đây để kết liễu đời mình. Giới chức trách thậm chí phải đặt một tấm biển to khuyên nhủ những người có ý định đến đây tự sát.

Aokigahara (青木ヶ原 (Thanh Mộc Nguyên)?), còn được gọi là Jukai (樹海 (Thụ Hải)?), là một khu rừng ở sườn phía tây bắc núi Phú Sĩ của Nhật Bản phát triển trên nền nham thạch đã cứng rộng 30 kilômét vuông (12 dặm vuông Anh) có nguồn gốc từ vụ phun trào lớn cuối cùng của Núi Phú Sĩ vào năm 864 SCN.[1] Rìa phía tây của Aokigahara, nơi có một số hang động đầy băng tuyết vào mùa đông, là một địa điểm nổi tiếng cho tham quan và du lịch. Một phần của Aokigahara thì rất dày đặc, và lớp nham thạch xốp hấp thụ âm thanh, giúp mang lại cho khách du lịch cảm giác cô độc.[2]  Khu rừng nổi tiếng về mặt lịch sử vì là nơi cư ngụ của yūrei: các hồn ma của những kẻ đã khuất trong thần thoại Nhật Bản. Trong những năm gần đây, Aokigahara đã trở nên nổi tiếng về mặt quốc tế vì được biết đến là "Khu rừng Tự sát", một trong những địa điểm tự sát phổ biến nhất trên thế giới, và các biển báo ở đầu một số lối mòn đã thúc đẩy những vị khách có ý định tự tử nghĩ về gia đình của họ và liên lạc với các tổ chức giúp ngăn chặn việc tự sát.
Aokigahara đã trở nên nổi tiếng về mặt quốc tế vì được biết đến là “Khu rừng Tự sát”, một trong những địa điểm tự sát phổ biến nhất trên thế giới (nguồn: twitter)

Ở Nhật còn có cả câu lạc bộ tự sát. Nhiều người không giao lưu với thế giới bên ngoài. Họ tự lên mạng tìm người có hoàn cảnh tương tự và rủ nhau tự sát tập thể.

Tự tử: Mở màn cho sự thống khổ

Vì sao tỷ lệ tự sát cao?

Các nguồn báo cáo thống kê chỉ ra rằng; nguyên nhân tự sát ở Nhật do tỷ lệ thất nghiệp, do áp lực trong xã hội Nhật Bản, do vấn đề tâm lý…Nhưng nguyên nhân thực sự của vấn đề này là gì? Hãy cùng lắng nghe tâm sự của chú Abe – một người đàn ông trung niên Nhật Bản.

Thói quen che giấu cảm xúc từ nhỏ

Từ khi còn nhỏ, ở trước mặt bố mẹ, tôi thường có thói quen kìm nén cảm xúc của mình; cố diễn cho tốt vai một đứa trẻ ngoan. Tôi làm vậy với mong muốn để được bố mẹ chấp nhận. Là bậc phụ huynh mà nói thì có thể đó là cách mà họ nuôi dạy con cái.

Nhưng có lẽ do một thời gian dài quen với việc lừa dối bản thân như thế; tôi đã trở nên không còn hiểu được cảm xúc thật của chính bản thân mình.

Bệnh “cười”, hay còn gọi hội chứng Angelman (Angelman syndrome). Bệnh có nguyên nhân do đột biến gen ở nhiễm sắc thể số 15; dẫn tới rối loạ
Việc che giấu kìm nén cảm xúc từ nhỏ để làm vui lòng mọi người khiến tâm hồn trở nên khiếm khuyết (ảnh:pixabay)

Tôi kìm nén cảm xúc thật để sống hoà đồng với những người xung quanh. Bề ngoài tôi vẫn như một người hoàn toàn bình thường.

Nhưng thật ra tôi không giỏi giao tiếp xã hội và thường cảm thấy bất an. Vì sợ làm người khác phật ý, tôi đã không dám bày tỏ cảm xúc thật của mình. Tôi từng cảm thấy ghen tị với những người có thể giao tiếp với người khác một cách tự nhiên.

Suốt một thời gian dài, tôi không hiểu được mình sống trên đời này vì điều gì. Bây giờ ngẫm lại mới thấy, một người không biết trân trọng trái tim mình như tôi, thì điều này có lẽ cũng là điều tất nhiên.

Nguyên nhân sâu xa của tự sát là do không coi trọng tu dưỡng tâm hồn

Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ tự sát cao trên thế giới. Mỗi năm có hàng vạn người tự sát. Theo tôi, một trong những nguyên nhân dẫn đến điều đó; là vì con người ta sống mà không coi trọng việc tu dưỡng tâm hồn của mình.

Hồi còn đi học, chúng tôi có môn học về đạo đức. Nhưng khi đó tôi không hề để tâm nghe giảng. Tôi hiểu môn học đó chỉ là hình thức dù vẫn là một đứa trẻ.

Tôi nghĩ xã hội Nhật Bản hiện nay không dạy người ta cách tu dưỡng tâm hồn. Trái lại nó coi những gì thuộc về nội tâm con người là thứ yếu; và dạy người ta cách sống khôn khéo. Đây là một xã hội mà người vụng về rất khó tồn tại.

Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ tự sát cao trên thế giới. Mỗi năm có hàng vạn người tự sát. Theo tôi, một trong những nguyên nhân dẫn đến điều đó; là vì con người ta sống mà không coi trọng việc tu dưỡng tâm hồn của mình.
Các học viên Pháp Luân Công tại Nhật Bản đang luyện công cùng nhau tại công viên Yoyogi, Tokyo (nguồn:facebook)

Tôi nghĩ do người ta không hiểu rõ hạnh phúc thực sự là vì không biết tu dưỡng tâm hồn. Chính bản thân tôi, mãi đến gần đây; khi ở cái tuổi 50, tôi mới hiểu được điều đó. Sống khôn khéo sẽ không thể mang lại hạnh phúc thật sự. Bởi vì trong lòng vẫn còn những mối bất an.

Cuối cùng, tôi nhận ra rằng điều tôi thực sự muốn là tin tưởng mọi người, tha thứ cho nhau và trao đổi thẳng thắn. Tôi đã hiểu được rằng đó là chìa khoá mang đến hạnh phúc cho con người. Để đạt được như vậy, tôi nghĩ rằng mỗi chúng ta cần phải đối diện với nội tâm của chính mình.

Môn tu luyện Chân – Thiện – Nhẫn giúp tu dưỡng đạo đức, tâm hồn, trở về bản ngã thật của chính mính

Pháp Luân Công dạy người ta tu tâm dưỡng tính. Việc tu dưỡng tâm tính có lẽ cũng đã từng được coi trọng ở xã hội Nhật Bản trước đây, nhưng hiện tại thì có vẻ như đã dần mờ nhạt đi.

Những người đã quen với việc che giấu cảm xúc thật của bản thân như tôi; có thể ban đầu sẽ cảm thấy khó tiếp cận. Nhưng tôi nghĩ rằng hạnh phúc thực sự; có lẽ chính là nằm ở việc tu dưỡng tâm hồn. Kiên trì từng chút một rồi bạn sẽ cảm nhận được.

Một bác sĩ ở New York hồi phục nhanh chóng khỏi Covid-19 nhờ niệm 9 chữ chân ngôn
Chín chữ chân ngôn: “Pháp Luân Đại Pháp Hảo – Chân Thiện Nhẫn Hảo”

Pháp Luân Công đề cao tiêu chuẩn Chân Thiện Nhẫn. Điều này liên quan trực tiếp đến việc tu tâm tính, tôi nghĩ rằng từ thuở xưa điều này đã từng một điều tự nhiên đối với con người.

Bản thân tôi đã luôn đi chệch hướng với điều tự nhiên ấy mà không nhận ra. Nhưng từ khi gặp được Pháp Luân Công, tôi nghĩ mình đã sẵn sàng để quay về đó.

Theo Facebook