Trên đời, không có ai sinh ra đã xuất sắc, cũng không có người nào mãi mãi bình thường. Điểm khác biệt nằm ở 3 điều: Tầm nhìn, nỗ lực và phẩm đức.

1. Tầm nhìn

Tăng Quốc Phiên từng nói rằng: Những người làm đại sự thường lập kế hoạch từ trước.

Một người ăn mày đang xin ăn trên đường phố, đối với những người có công ăn việc làm ổn định thì không có cảm giác gì, nhưng lại ghen tị với những người ăn mày xin được nhiều hơn mình. Người như vậy mới là một người thực sự thiếu thốn. Bởi vì, tầm nhìn của họ chỉ có thể giới hạn ở khoảng hẹp xung quanh mình mà thôi!

Trong sân nhỏ thì không có cây cối cao lớn nào mọc được. Cũng giống như lòng người không đủ lớn thì thường khó hoàn thành được đại sự. 

Tầm nhìn chính là chỉ tấm lòng, khí phách, khả năng chịu đựng, lòng can đảm và sự hiểu biết của một người. 

Có một câu chuyện kể rằng:

Một vị đạo trưởng từng đến thăm một đạo quán và nhìn thấy một tiểu đạo sĩ đang trồng trúc đào bên cạnh một cây tùng cổ thụ gần năm trăm tuổi. 

Vị đạo trưởng ngậm ngùi nói: “Năm xưa đạo nhân trồng tùng, đã sớm nghĩ đến trăm năm sau đạo quán phát triển hưng thịnh. Hôm nay tiểu đạo sĩ ở đây trồng hoa, tầm nhìn chỉ có thể đến sang năm thấy được hoa nở!”

Người bình thường là gì; Con người bình thường là gì
Thông qua việc trồng cây có thể thấy được tầm nhìn của một người (ảnh: Sanvuonaz)

Khi chơi cờ, người cao thủ thực sự phải đoán biết được những nước cờ tiếp theo, sớm suy nghĩ trước đường đi nước bước của đối thủ và tìm cách ứng phó.

Người tính toán việc lớn nhất định phải có tầm nhìn đủ lớn. Đối với “ván chơi” nhân sinh, điều đầu tiên chúng ta cần học không phải là kỹ năng tiểu xảo, mà là tầm nhìn.

Tầm nhìn lớn là có một viễn cảnh đủ lớn để nhìn cuộc sống. Chỉ khi đứng ở nơi cao hơn, chúng ta mới có thể nhìn xa hơn. Chỉ khi nhìn đủ xa, người ấy mới có thể đi đủ xa. Chỉ khi có một bức tranh đủ lớn, chúng ta mới có thể đạt được những điều vĩ đại.

2. Nỗ lực

Tăng Quốc Phiên từng nói: “Tất cả những người tầm thường trong thiên hạ từ cổ chí kim, đều vì chữ ‘lười biếng’ mà chịu nhận thất bại”. Tuy ông không phải là người tài giỏi, nhưng ông đã có thể thành lập Quân đội Hồ Nam, bình định phản loạn và thiết lập việc giao thiệp với nước ngoài. Tất cả đều nhờ vào những nỗ lực kiên trì bền bỉ của ông.

Khi còn trẻ, ông quyết chí dốc lòng cầu học, mỗi ngày đều siêng năng đọc sách. Sau này lúc hành quân đánh trận, dù ở trong lều vải, ngày nào ông cũng dành thời gian đọc sách. 

Trong tâm lý học có định luật 10.000 giờ, nghĩa là phải mất 10.000 giờ để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó.

Lý do tại sao các chuyên gia trở thành chuyên gia? Không phải là tài năng của họ vượt trội so với người bình thường, mà chỉ vì sự nỗ lực bền bỉ của họ. 

Người xưa có câu “nước chảy không hôi, trục cửa không mọt”. Có nghĩa là nước chảy liên tục sẽ không bị đọng bị tù, vậy nên sẽ không bị hôi, trục cửa quay thường xuyên thì không bị mọt. Nỗ lực là một thái độ sống tích cực. Nếu một người luôn cố gắng nỗ lực đạt được mục tiêu, điều đó có nghĩa là người ấy có cuộc sống lành mạnh.

khác biệt kẻ tầm thường và người xuất sắc là gì; điều gì khiến con người trở nên tầm thường
Cái gọi là làm việc chăm chỉ chính là không ngừng nuôi dưỡng và làm giàu cho bản thân (ảnh: Chanhtuoi)

Vì vậy, chúng ta không nên chểnh mảng, lười biếng, cuối cùng không đạt được gì ngoài sự tầm thường. 

Số phận là cái cớ cho kẻ thất bại; Vận may là từ khiêm tốn cho người chiến thắng. Đằng sau tất cả vận may là sự kiên trì, nỗ lực và bền bỉ. 

Khi làn sóng công nghiệp phương Tây tràn vào Trung Quốc trong triều đại nhà Thanh, Tăng Quốc Phiên không biết chút gì về vật lý và hóa học phương Tây, cũng như không có kinh nghiệm xây dựng nhà máy. Nhưng ông không hề ngại khó mà bắt đầu lại từ đầu, ông thỉnh giáo và học hỏi từng chút một. Cuối cùng, ông đã thành lập Viện vũ khí An Khánh Nội.

Cái gọi là làm việc chăm chỉ chính là không ngừng nuôi dưỡng và làm giàu cho bản thân, để bản thân ngày mai tốt hơn bản thân ngày hôm nay. 

Chỉ cần bạn ổn định và kiên trì bền bỉ, tất cả những nỗ lực của bạn sẽ không vô ích và cuộc sống này sẽ không phụ lòng bất cứ ai làm việc chăm chỉ và cố gắng.

3. Phẩm đức

Trong “Tả Truyện” có viết rằng: “Việc trên hết là phải lập đức (hạnh), tiếp đến là lập công (sự nghiệp, công lao), tiếp đến là lập ngôn (sáng lập học thuyết). Cho dù trải qua thời gian lâu dài cũng không bị phế bỏ, đây gọi là bất hủ”

Trong tam bất hủ (tức lập đức, lập ngôn và lập công) của cổ nhân, lập đức đứng vị trí đầu tiên.

Cách nhìn người của Tăng Quốc Phiên

Một lần Lý Hồng Chương dẫn ba người đi gặp Tăng Quốc Phiên, tình cờ lúc đó Tăng Quốc Phiên ra ngoài đi dạo nên Lý Hồng Chương bảo 3 người đợi ở cửa. 

3 điều quyết định sự khác biệt giữa kẻ tầm thường và người xuất sắc
Tăng Quốc Phiên khi nhìn người rất chú trọng phẩm chất người đó (ảnh: Tinhhoa)

Khi Tăng Quốc Phiên trở lại, ông nhìn thấy 3 người ở cửa, ông quan sát một lúc rồi bước vào mà không nói gì. 

Lý Hồng Chương hỏi đánh giá của ông về 3 người, Tăng Quốc Phiên trả lời: “Người bên trái có thể dùng, nhưng chỉ dùng một chút; người bên phải không dùng được; người ở giữa dùng được và có thể trọng dụng.” 

Lý Hồng Chương bối rối và hỏi ông nguyên nhân. 

Tăng Quốc Phiên nói: “Người bên trái, ta nhìn anh ta, anh ta cũng nhìn ta. Khi ta nhìn anh ta một lần nữa, anh ta nhắm mắt lại, không dám nhìn vào mắt ta nữa. Điều này cho thấy anh ta có một trái tim lương thiện. Nhưng khí phách không đủ rộng lớn, có thể dùng, nhưng chỉ có thể dùng một chút. Còn người bên phải, khi ta nhìn anh ta, anh ta không dám nhìn ta, khi ta không nhìn anh ta, anh ta lại lén lút nhìn ta, rõ ràng là người này có tâm địa độc ác, vì vậy tuyệt đối không thể dùng anh ta được. Còn người ở giữa, từ đầu đến cuối đứng thẳng hiên ngang, mắt nhìn thẳng đúng mực, chính là bậc tướng tài”. 

Phẩm hạnh là nền tảng một con người

Người xưa nói “Tài đức vẹn toàn, lấy đức làm đầu”. Nếu một người không có tài năng thì vẫn có thể học hỏi, bồi dưỡng được, nhưng nếu một người khuyết thiếu đạo đức thì khó có thể bù đắp lại được. 

Kỳ thực, nếu một người có tài mà không có đức thì chính là mối nguy hiểm cho xã hội. Bởi vì, người không có đức mà khả năng càng lớn thì nguy hại gây ra sẽ càng lớn.

3 điều quyết định sự khác biệt giữa kẻ tầm thường và người xuất sắc
Vào thời cổ đại, một người cần tu dưỡng phẩm chất của mình trước khi học văn hóa tri thức (ảnh: Mucwomen)

Trong Luận Ngữ viết rằng: “Đệ tử, nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng, nhi thân nhân, hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn”. Có nghĩa là: Những người hậu bối trẻ tuổi, ở trước mặt cha mẹ, thì hiếu thuận cha mẹ; ra khỏi nhà mình, cần kính trọng yêu quý bậc huynh trưởng, ít lời ít tiếng, khi nói cần thành thực đáng tin, cần yêu tất cả mọi người, thân cận những người có nhân đức. Sau khi tự mình thực hành những điều này, nếu vẫn còn dư lực, thì học tập văn hiến tri thức.

Vào thời cổ đại, một người phải tu dưỡng phẩm đức của mình trước, khi thực hiện tốt rồi mới có thể học văn hóa tri thức.

Nhân phẩm mới là học vấn cao nhất của một người, đồng thời cũng là nền tảng để thể hiện năng lực cá nhân của người đó.

Nếu một người có tầm nhìn đủ lớn, nhân phẩm tốt và còn không ngừng nỗ lực cố gắng, thì việc người đó đạt được những thành tựu phi thường chỉ là vấn đề thời gian. Đây cũng là 3 điều làm nên sự khác biệt giữa người bình thường và người xuất sắc.

Theo Sohu