Thứ Hai , 13 Tháng Mười Một 2023

5 đặc điểm của người đạo đức giả, nhìn qua là có thể hiểu thấu

01/11/22, 07:57 Nhân sinh cảm ngộ
5 đặc điểm của người đạo đức giả, nhìn qua là có thể hiểu thấu

Người đạo đức giả luôn tỏ ra hiền lành, tốt bụng, hay giúp đỡ người khác, nhưng đằng sau mỗi hành động đều có dụng ý riêng.

Người ta thường nói, người đạo đức giả còn đáng sợ hơn cả người xấu ác. Vì người xấu ác sẽ giống như con thú cố đuổi theo để cắn người, nên gặp loại người này bạn có thể dễ dàng đề phòng và tránh xa. Còn người đạo đức giả, kẻ ngụy quân tử, lại như con thú âm thầm đi phía sau bạn và có thể làm hại bạn bất cứ lúc nào.  

Dưới đây là 5 đặc điểm thường thấy của người đạo đức giả:

1. Chỉ thích gần gũi và tôn trọng những người có quyền lực

Cũng có thể vì danh, mà cũng có thể là vì lợi mà những người đạo đức giả thường hay gần gũi với những người có địa vị quyền thế. Với cấp trên thì họ nịnh nọt, cười nói ngọt ngào, tỏ ra được việc, năng động. 

Nhưng nếu bạn muốn nhìn rõ chân tướng của họ thì cũng không khó, hãy để ý cách họ đối xử với những người có địa vị thấp kém hơn, như bồi bàn, người phục vụ, lao công… thì sẽ thấy thái độ của họ khác hẳn, tỏ ra khinh thường, lạnh nhạt, không muốn tiếp xúc lâu.

Một người tử tế, đường hoàng, sẽ luôn tôn trọng mọi người xung quanh, bất kể người đó có địa vị như thế nào. Thậm chí đối với những người có hoàn cảnh khó khăn, họ còn tỏ ra khiêm nhường hơn bao giờ hết, vì không muốn đối phương tự ti.

2. Hay chỉ trích, chê bai người khác

Người đạo đức giả do không thích phát triển bản thân một cách thực chất mà chỉ muốn tìm những ‘lối tắt’ để tiến thân, do vậy năng lực của bản thân thường rất hạn chế. Vậy nên thấy ai tài giỏi hơn mình thì họ cảm thấy vị trí của bản thân bị đe dọa nghiêm trọng, họ tìm đủ cách để trù dập, chỉ trích, nói xấu.

Đạo đức là gì; Đạo đức là gốc của con người; Sống giả tạo là gì
Người đạo đức giả chỉ thấy điều xấu của người khác (ảnh minh họa Adobe Stock)

Một người thiện lương, dù có chỉ ra điểm sai của người khác thì cũng là muốn góp ý để họ trở nên tốt hơn, ngôn ngữ nhẹ nhàng, hòa ái, không làm đối phương bị mất mặt hay quá khó chịu. Còn nếu thấy người khác giỏi giang và thành công thì họ luôn khen ngợi và lấy đó làm động lực cho bản thân.

3. Chỉ giúp đỡ người khác khi thấy có lợi cho mình

Người xưa thường nói: “Quân tử trọng nghĩa, tiểu nhân trọng lợi”. Người đạo đức giả cũng giống như tiểu nhân vậy, nơi nào không có lợi ích cho bản thân thì họ làm hời hợt và nhanh chóng rời đi. Tuy bề mặt họ có thể tỏ ra rất nhiệt tình, nhưng đó chỉ là thể hiện cho người ngoài thấy, người trong cuộc mới thực sự hiểu được mức độ ‘nhiệt tình’ của họ đến đâu.

Người quân tử giúp người không cầu báo đáp, đối với ai cũng tốt như nhau, không phân biệt giàu sang nghèo khó. Tuy họ thường không tỏ ra ‘nhiệt tình’ như người đạo đức giả nhưng làm việc tới nơi tới chốn, việc gì đã hứa thì sẽ làm cho tới cùng.

4. Thích gây chú ý, gây ấn tượng

Người đạo đức giả luôn thích đánh bóng bản thân. Họ đạt được thành tựu gì thì phải lập tức khoe khoang với người khác, muốn mọi người chú ý và vây xung quanh mình. Dù bề ngoài tỏ ra như đang kể chuyện một cách rất bình thường, nhưng mục đích vẫn là khoe mình tài giỏi.

Sống giả tạo 2 mặt; Sống giả dối là gì; Sống giả tạo có tốt không
Người đạo đức giả làm gì cũng có mục đích riêng (ảnh minh họa Adobe Stock)

Người đạo đức giả luôn phải để ý xem người khác suy nghĩ gì về mình, chưa từng dám nghĩ sống cho đúng với con người thật của bản thân. Họ sống vậy cũng rất mệt mỏi mà không hay biết.

5. Hay nói suông, nói nhiều làm ít

Người đạo đức giả hay thích phóng đại mọi thứ, lời nói thì hùng hồn, việc đơn giản mà qua lời họ nói thì cũng thành nghiêm trọng, to tát. Hơn nữa, việc gì họ cũng dám nhận làm, nhưng chỉ nhận miệng vậy chứ bản thân không hề có một kế hoạch cụ thể gì để có thể thực hiện được việc đó.

Người ngoài không biết sẽ tưởng là họ giỏi dang, việc gì cũng có thể làm được. Nhưng đến cuối cùng thì không hoàn thành được việc gì cả, việc gì cũng dở dang.

Người chân thành, tử tế sẽ luôn cẩn trọng lời nói, việc gì làm được mới dám nói, việc gì thực sự hiểu rõ mới dám nhận là biết. Nhờ vậy mà họ càng ngày càng được người khác tin tưởng.

Người đạo đức giả luôn hướng ra ngoài tìm kiếm, nhưng rốt cuộc cũng không tìm thấy gì thực chất, chỉ là tự huyễn hoặc mình mà thôi.

Tổng hợp

x